Những bí mật của đạo diễn Konstantin Stanislavsky

(TGĐA) - Cách  đây tròn 80 năm, ngày 7/8/1938, đạo diễn huyền thoại, diễn viên, nhà sư phạm, nhà cải cách sân khấu Nga, nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của Liên Xô Konstantin Stanislavsky đã từ giã cõi đời. Ông đã xây dựng nên hệ thống kỹ thuật diễn xuất độc đáo mà  ngót 100 năm nay nổi tiếng khắp nước Nga và thế giới. 

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky Các đạo diễn Nga nói về Năm điện ảnh Nga
nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky Đạo diễn Nga Karen Shakhnazarov: Hệ thống phân phối kinh phí của chúng ta khá kỳ quặc

Konstantin Stanislavsky là một trong những người sáng lập Hội nghệ thuật và văn học Moskva. Năm 1897, ông cùng với Vl.I.Nemirovich-Danchenko thành lập Nhà hát nghệ thuật Moskva. Nhưng ngoài các sự kiện nổi tiếng, công chúng rộng rãi còn biết rất ít về cuộc đời ông. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của Konstantin Stanislavsky (1938-2018), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết về một số bí mật của đạo diễn.

Đạo diễn tương lai chào đời ở Moskva ngày 17 tháng 1 năm 1863, tuy nhiên, nghệ danh Konstantin Stanislavsky ra đời muộn hơn nhiều so với Konstantin Alekseev – tên thật của ông. Mãi đến năm 1885, Konstantin Alekseev mới sử dụng nghệ danh Konstantin Stanislavsky. Theo một giả thuyết, ông lấy tên của một diễn viên nghiệp dư đã bỏ sân khấu. Hồi nhỏ ông không thể hiện một năng khiếu và tài năng xuất chúng nào, thậm chí chưa học hết tiểu học.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Đạo diễn tương lai chào đời ở Moskva ngày 17 tháng 1 năm 1863

Bà của Konstantin Stanislavsky, Marie Varley, là một nghệ sĩ Paris, rất có thể, niềm đam mê sân khấu của ông được di truyền từ bà. Ông coi học tập như một nghĩa vụ chán ngắt làm sao nhãng công việc yêu thích của mình: “Việc học tập đáng ghét chỉ tổ quấy rầy tôi. Trong ngăn bàn bao giờ tôi cũng giấu một cái gì đó liên quan tới sân khấu, hoặc là gương mặt của một nhân vật chính cần vẽ lại và tô màu, hoặc là một phần bối cảnh, bụi cây, hoặc là đề cương và phác thảo một vở diễn mới. Trên bàn là cuốn sách, còn trong ngăn bàn là bối cảnh. Hễ thầy giáo ra khỏi phòng là ngay lập tức tôi đưa bối cảnh lên bàn và che bằng cuốn sách hoặc giấu vào trong sách. Khi thầy giáo trở lại, tôi lật giở tranh sách che đi và không còn thấy gì nữa. Đôi khi, bên lề các cuốn vở và sách tôi vẽ các sơ đồ dàn cảnh”.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Konstantin Stanislavsky trên sân khấu kịch

Konstantin Stanislavsky lớn lên trong gia đình thương nhân có 9 người con. Bố ông là một ông chủ và nhà công nghiệp nổi tiếng, học xong lớp 7, Konstantin vào làm việc tại nhà máy của bố chuyên sản xuất dây kim tuyến. Thời gian đó, nhà máy làm ăn không thuận lợi, công việc sản xuất trì trệ, nhưng chính cậu học sinh học hành dở dang đó đã cứu vãn tình hình: thật bất ngờ đối với tất cả mọi người, cậu trở thành một nhà quản lý tài năng. Lúc đầu Konstantin ra nước ngoài để tìm hiểu các kỹ thuật mới, và khi trở về anh đề nghị chuyển hướng sản xuất dây kim tuyến sang dây điện. Sau đó thu nhập của nhà máy tăng lên vùn vụt.

Ông thường xuyên theo dõi các kỹ thuật mới và tự hào rằng mình là người cùng thời với những đổi mới toàn cầu: “Tôi sinh ra ở Moskva năm 1863 - trên làn ranh của hai thời đại. Tôi vẫn còn nhớ những tàn dư của chế độ nông nô, nến bằng mỡ, đèn dầu lạc, xe ngựa bốn bánh thân dài, súng đánh lửa, súng thần công. Tôi được chứng kiến sự xuất hiện của xe lửa chuyển phát nhanh, tàu thủy, đèn pha điện, xe hơi, tàu lượn, thiết giáp hạm, tàu ngầm, điện thoại có dây và không dây, máy điện báo vô tuyến, súng máy 12 ly ở nước Nga...”

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Đạo diễn, diễn viên Konstantin Stanislavsky thời trẻ

Suốt đời đạo diễn giữ kín một trong những bí mật gia đình. Đó là một trong những người em của Konstantin Stanislavsky thực chất là con trai của ông: năm chàng trai 20 tuổi, cô gái nông dân Avdotya Kopylova đã sinh một đứa con trai với anh. Cậu bé sinh ngoài giá thú này đã được bố của Stanislavsky nhận làm con nuôi và cho mang họ của mình. Về sau Vladimir Alekseev (tên cậu bé) đã trở thành giáo sư của Trường đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonsov, tiến sĩ khoa học, tác giả cuốn sách giáo khoa đầu tiên về lịch sử cổ đại dành cho các trường đại học. Konstantin Stanislavsky chỉ sống với một người phụ nữ là vợ mình, nữ nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật Moskva Maria Lilina (họ thật của bà là Perevoschikova). Họ sinh được ba người con, nhưng cô con gái cả đã chết lúc nhỏ vì bệnh sưng phổi.

Có một thời, diễn viên nổi tiếng V. Kachalov mê Maria Lilina, nhưng ông không dám công khai thổ lộ tình cảm của mình với vợ của thầy và đồng nghiệp. Sau này khi về già, Lilina bị ốm nặng và phải cắt cụt chân, bà đã dũng cảm chịu đựng nỗi đau thể xác này, coi đó là sự trả giá cho những đam mê tình ái của mình thời trẻ. Bản thân Konstantin Stanislavsky luôn luôn được phụ nữ yêu mến, nhưng ông là một người chồng gương mẫu, hơn nữa, niềm say mê duy nhất của ông là sân khấu.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
ông là một người chồng gương mẫu, hơn nữa, niềm say mê duy nhất của ông là sân khấu.

Các cách tân của Stanislavsky trong sân khấu ban đầu bị nhiều người phản đối kịch liệt. Đạo diễn nhớ lại: “Người ta khinh bỉ gọi chúng tôi là những kẻ nghiệp dư. Họ nói rằng không có một nhà chuyên nghiệp đích thực nào, rằng tất cả được thay thế bởi trang phục kỳ dị, bối cảnh và hành động trên sân khấu”. Những thử nghiệm sân khấu gây ra nhiều thiệt hại, hệ thống kỹ thuật diễn xuất do Stanislavsky lúc đầu không mang lại những kết quả rõ ràng, và đạo diễn rất hoài nghi rằng đã chọn được con đường đúng đắn.

Nhưng bất chấp những thất bại và sự phê phán, Konstantin Stanislavsky trong sân khấu cũng hành động quyết liệt như trong nhà máy trước đây, không ngần ngại phá bỏ những truyền thống đã được xác lập: “Chúng tôi phản đối phong cách diễn xuất cũ, sự giả tạo, cảm hứng giả, lối nói hoa mỹ, s thống trị của các buổi công diễn đầu tiên của các gánh hát làm hỏng cả đoàn, chúng tôi phản đối lối diễn xuất thiếu tự nhiên, những quy tắc dàn dựng kém, bối cảnh, phản đối toàn bộ cấu trúc vở kịch, kịch mục nghèo nàn của các nhà hát lúc bấy giờ”. Và chẳng bao lâu, những đóng góp của ông được cả thế giới ghi nhận.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Sự ngây thơ về chính trị và tính hồn nhiên của đạo diễn huyền thoại quả có quy mô hài hước thực sự

Có thể, người Nga lạc hậu hơn chúng ta trong đời sống chính trị. Nhưng, lạy Chúa, họ đi trước chúng ta trong nghệ thuật!” – báo chí phương Tây viết về nhà hát của Stanislavsky như vậy. Nhà hát nghệ thuật Moskva được thành lập năm 1897, sau cuộc gặp gỡ với Nemirovich- Danchenko Lúc bấy giờ họ đàm đạo với nhau liên tục 18 tiếng đồng hồ để bàn về những chi tiết của chiến lược phát triển nhà hát mới. Năm 1901, từ tên gọi Nhà hát nghệ thuật Moskva biến mất cụm từ “vừa sức với tất cả mọi người”, nó bắt đầu được gọi là Nhà hát nghệ thuật hàn lâm Moskva (MKHAT). Từ năm 1912, studio đào tạo diễn viên theo hệ thống Stanislavsky thuộc nhà hát bắt đầu hoạt động.

Đạo diễn Konstantin Stanislavsky nhiều lần gặp gỡ với Stalin, nhưng ông không bao giờ có ý định tìm kiếm danh vọng trong hệ thống chính quyền Xô viết. Trong giới sân khấu lưu truyền nhiều giai thoại thú vị về ông. Một lần, trong một buổi diễn, Stanislavsky ngồi cạnh Stalin, sau khi xem kịch mục, lãnh tụ hỏi đạo diễn: “Tại sao lâu lắm rồi chúng tôi không thấy trong kịch mục vở “Những ngày của gia đình Turbinyi” của nhà văn Bulgakov?” Stanislavsky đặt một ngón tay lên môi, sau đó vừa ghé sát tai Stalin vừa chỉ ngón tay lên trên: “Họ cấm! Có điều đây là bí mật!”. Stlin trả lời: “Họ sẽ cho phép! Chúng ta sẽ diễn!”.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Ông không bao giờ có ý định tìm kiếm danh vọng trong hệ thống chính quyền Xô viết.

Còn có một giai thoại nữa: một lần sau buổi biểu diễn, Stalin đến gặp Stanislavsky cùng với “đoàn tùy tùng” của mình và nói: “Sao nhà hát chúng ta buồn tẻ thế...” Sau đó, đám tùy tùng bắt đầu bàn luận sôi nổi về những nhược điểm của vở kịch. Dừng một lúc, Stalin nói tiếp: “trong giờ giải lao”. Thế là ngay lập tức tất cả lại quay sang tán dương vở kịch.

Sự ngây thơ về chính trị và tính hồn nhiên của đạo diễn huyền thoại quả có quy mô hài hước thực sự. Một lần, Stalin hỏi đạo diễn về việc “những kẻ dốt nát” trong giới tuyên huấn có quấy nhiễu ông không: “Chính anh phải diễn các vở kịch cho những kẻ ngớ ngẩn về chính trị, xa rời nghệ thuật... Anh bị kiểm soát bởi những kẻ vô học trong các cơ quan bảo vệ pháp luật vốn chỉ biết mỗi việc bắt bớ và cấm đoán ...Điều mà tôi băn khoăn là: anh có bị những kẻ đê tiện này ngăn cản sáng tạo không?”. Và Stanislavsky đã hồn nhiên trả lời rằng: “Thưa Joseph Vissarinovich, xin đồng chí nói khẽ thôi, khẽ thôi, quanh đây nhan nhản mật vụ KGB đấy!”

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky
Bây giờ nếu bạn bạn hỏi tôi: hạnh phúc trên trái đất nằm ở đâu, tôi sẽ trả lời: hạnh phúc ở trong nhận thức. Trong nghệ thuật và công việc, trong sự nhận thức nó.

Vào năm 70 tuổi, 5 năm trước khi qua đời, đạo diễn huyền thoại bộc bạch: “Tôi đã sống lâu. Nhìn thấy nhiều. Đã từng giàu có. Sau đó nghèo đi. Đã đi khắp thế giới. Có một gia đình hạnh phúc, con cái. Cuộc sống ném mỗi người đi mỗi ngả. Tôi đi tìm vinh quang. Tìm thấy. Đã được tôn kính, đã từng trẻ trung. Bây giờ đã già. Sắp tới cũng cần phải chết. Bây giờ nếu bạn bạn hỏi tôi: hạnh phúc trên trái đất nằm ở đâu, tôi sẽ trả lời: hạnh phúc ở trong nhận thức. Trong nghệ thuật và công việc, trong sự nhận thức nó. Khi nhận thức được nghệ thuật nơi bản thân mình, anh nhận thức được tự nhiên, cuộc sống của thế giới, ý nghĩa cuộc đời, nhận thức được tâm hồn, tài năng! Không có gì lớn hơn hạnh phúc này!”.

nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky Aleksandr Sokurov: Nghề đạo diễn là cuộc chạy marathon
nhung bi mat cua dao dien konstantin stanislavsky 'Loveless' của điện ảnh Nga chiến thắng tại Liên hoan phim London

Trần Hậu

(Theo báo Nga)