Frances McDormand: Khiêu vũ trong tự do

(TGĐA) - Frances McDormand, hay Fran, tên thường gọi trong đời thường, luôn cắt tóc ngắn. Bà đang ở tuổi 60, đẹp, gợi cảm theo cách của những người phụ nữ đã đạt đến “cảnh giới” về sự tự tin và độc lập. Fran hầu như không trang điểm trừ khi vì công việc. Bà không nhuộm tóc và coi thường những phương pháp làm căng da, xóa nếp nhăn. Trang phục bà mặc hàng ngày chủ yếu là đồ tự may, tiện lợi và thoải mái, thường là quần, giày thể thao màu đen, áo len.

frances mcdormand khieu vu trong tu do Người phạm lấy cắp tượng Oscar của Frances McDormand phủ nhận tội danh
frances mcdormand khieu vu trong tu do 'Three billboards outside ebbing, Missouri': Tác phẩm đoạt giải Oscar về bà mẹ vĩ đại ra rạp nhân dịp ngày 8/3
frances mcdormand khieu vu trong tu do 'Three billboards outside Ebbing, Missouri': 'Fargo' của thế kỷ 21
frances mcdormand khieu vu trong tu do Bắt được kẻ lấy trộm tượng vàng Oscar của Frances McDormand
frances mcdormand khieu vu trong tu do Oscar 2018: 'The Shape of Water' chiến thắng tuyệt đối!

McDormand không “giao du” với giới báo chí. Trong suốt 20 năm qua, kể từ khi giành được giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Marge Gunderson, một nữ thám tử hài hước trong Fargo, bà đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn. Người đại diện của McDormand nói rằng công việc chủ yếu của anh ta là lịch sự nói với mọi người hãy tránh xa bà. “Với tư cách là diễn viên, tôi không bao giờ tham gia vào guồng quay của báo chí và truyền thông bởi vì công việc của tôi là diễn xuất", bà giải thích “lúc con trai còn nhỏ, cuộc sống có nhiều xáo trộn, tôi đã cố gắng hiểu rõ bản thân mình sẽ ứng xử như thế nào nếu có ai đó trên phố muốn tiếp cận tôi. Chắc chắn họ sẽ nói muốn xin chữ ký của tôi. Và tôi sẽ trả lời: Không, bây giờ công việc của tôi là đóng phim. Tôi chạm vào họ. Tôi nhìn họ. Tôi có một sự trao đổi rõ ràng, bà nói tiếp “tôi trở thành diễn viên không phải vì muốn lên hình. Tôi là một diễn viên vì tôi muốn là một phần của sự trao đổi giữa con người với nhau”.

frances mcdormand khieu vu trong tu do
McDormand

Trong suốt sự nghiệp 36 năm của mình, McDormand đã đóng vai những phụ nữ quyến rũ nhưng hiếm khi đẹp, trầm mặc nhưng rất gai góc - và, bà nhấn mạnh, “họ thường là người hỗ trợ trong câu chuyện về một người đàn ông”. Trước khi giành giải thưởng Oscar lần thứ 2, bà nổi tiếng với vai Marge, nhưng thời gian đã lùi quá xa và nhân vật Marge không được công chúng nhớ nhiều. Hàng loạt vai diễn ấn tượng của McDormand sau này đều là mẫu phụ nữ mạnh mẽ giống như đàn ông, có khuynh hướng bạo lực. Đó là người vợ bị đánh đập tàn nhẫn trong Mississippi burning hay vợ của cựu binh Hàn Quốc đã cố gắng tự tử trong Chattahoochee.

Ngược thời gian, vai diễn đầu tiên của bà trên màn ảnh lớn là Abby trong bộ phim của anh em đạo diễn Coen, Blood simple. Đây được đánh giá là một trong số những vai diễn xuất sắc nhất của McDormand và là cơ duyên để bà và đạo diễn Joel Coen cưới nhau. Abby là một cô gái trẻ đặc trưng vùng Texas với đôi mắt to và những lọn tóc mềm mại, thường giữ tác phong cùng cách nói năng nhẹ nhàng với những người đàn ông mà cô yêu thương mỗi khi cô sợ họ có thể làm tổn thương mình. Đóng Blood simple, McDormand đang ở độ tuổi 20. Với mái tóc màu vàng sậm óng ánh, McDormand dường như thu hút ánh ánh sáng từ khắp nơi trên trường quay, khiến bạn diễn cảm thấy ấm áp hơn trong mọi cảnh quay chung với cô. Khi phim công chiếu, nhân vật Abby của McDormand đã gây nghiện cho khán giả. “Trong Abby có hai cô gái khác nhau”, McDormand nói về bộ phim của anh em nhà Coen trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2016. "Điều duy nhất tôi có thể cung cấp cho họ là một sự phức tạp để lấp đầy ý tưởng của họ về điều gì đó”.

frances mcdormand khieu vu trong tu do
Vợ chồng Joel Coen và McDormand

Khả năng đề xuất và mang đến một cuộc sống nội tâm hấp dẫn trong trí tưởng tượng của khán giả đã giúp cho sự nghiệp của McDormand thăng hoa ngay từ bộ phim đầu tiên. Bà được coi là một nữ diễn viên sống với nhân vật chứ không phải đóng nhân vật. Cho dù chỉ đóng những vai nhỏ, vai phụ nhưng bà đã làm cho các nhân vật của mình trở thành những người có sức mạnh nhất trong phim. Đó là lý do với vai người vợ góa bụa Goethe trong phim Almost famous, tuy chỉ có một vài cảnh nhỏ nhưng bà đã nhận được đề cử Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất; tiếp đến là nhân viên phòng tập thể dục hụt hẫng, người muốn nâng cao nhịp điệu cuộc sống trong Burn After Reading cho tới nữ biên tập phim trong Hail, Caesar… đều là những vai không chính nhưng thuộc dạng “để đời” của McDormand. Bà giải thích nếu ở lại với sân khấu, bà sẽ đóng tất cả những vai phụ kinh điển, nhưng ở Hollywood, bà bị truất quyền. "Tôi bị xem đã quá già, quá trẻ, quá béo, quá gầy, quá cao, quá thấp, tóc quá vàng, tóc quá sẫm màu – nói chung là khi không muốn người ta sẽ nêu ra đủ lí do, bởi đến một thời điểm nào đó, họ sẽ cần đến những người khác", bà nói. Sau nhiều năm tháng nghe điều này từ các đạo diễn tuyển vai, bà đã có đủ động lực khước từ thách thức của hư vô và có một ý thức sâu sắc, mặc dù không liên tục về điều đó. Bà không bao giờ nói rõ số cân nặng của mình trong các cuộc phỏng vấn trước công chúng nhưng tránh nhìn thẳng vào ống kính khi quay phim. "Tôi không muốn biết về lượng mỡ dư thừa của mình trông như nào", bà nói. McDormand muốn tác phẩm được trao tận tay cho các ngôi sao, nhưng bà ghét phải chụp ảnh. Trong nhà bà không có chiếc gương nào soi được toàn thân.

Trong 10 năm qua, một số điều đã thay đổi với McDormand. Đó là khi bà đã đã đạt đến tuổi mà hầu hết các nữ diễn viên bắt đầu biến mất do thiếu vai diễn hoặc chuyển sang tuyến nhân vật khác, trong một câu chuyện hoặc đề tài khác. Trong nhiều thập kỷ, bà đã xuất sắc trong các tác phẩm nói về cuộc sống của phụ nữ, những người không được coi là hấp dẫn nhưng thay vì biến tuổi tác thành một loại hình diễn xuất khác, bà đã tự đặt hình ảnh người phụ nữ vào trung tâm.

Năm 2009, McDormand chọn cuốn tiểu thuyết Olive Kitteridge của Elizabeth Strout trước khi nó giành giải Pulitzer Prize và cùng một người bạn, nhà biên kịch Jane Anderson, bắt tay vào chuyển thể kịch bản làm phim truyền hình cho đài HBO. Công việc biên kịch khiến cho McDormand khá lo lắng. Bà thậm chí còn không biết liệu có thể mang cuốn tiểu thuyết lên phim hay không. Olive Kitteridge là cuộc phiêu lưu kéo dài bốn giờ trong cuộc đời của một người phụ nữ - một phụ nữ sau mãn kinh, không phải là Nữ hoàng Anh hay ngôi sao nhạc rock già nua hay một người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều từ căn bệnh mất trí nhớ tạm thời mà là một giáo viên dạy toán trung học có học vấn đang sống ở Down East Maine. Olive tức giận và kiên quyết, hay xúc động bởi chồng mình "cực kỳ đẹp trai" (những từ của McDormand), bối rối và thất vọng vì cậu con trai, không thoải mái với cảm xúc và hoang mang bởi những điều gặp hàng ngày ngoài xã hội. Cô ấy bị vùi dập một cách không kiểm soát và không cho người khác biết về sự thật bản thân. Cô có đạo đức, là người biết quan tâm, nhưng vẫn không thể là người mà những người gần gũi nhất với cô mong muốn: ấm áp, thỏa hiệp, khéo léo, giàu tình mẫu tử…”, McDormand miêu tả về nhân vật nữ chính.

Dự án là tác phẩm đầu tiên mà McDormand tự sản xuất cho mình, sau một thời gian dài mà sức mạnh duy nhất của bà, với tư cách diễn viên – người mô tả nhân vật của bộ phim, là sức mạnh để nói Không. Đây cũng là nỗ lực tập trung đầu tiên của bà nhằm tạo ra một câu chuyện phụ nữ với cảm nhận phức tạp như cuộc sống của một phụ nữ thực sự. "Tôi đã trở nên quan tâm đến việc giáo dục con người như cách mà phụ nữ có thể thể hiện cảm xúc của họ bằng việc đảm nhận vị trí lớn hơn nhiều so với vai phụ bên cạnh vai nam chính. Nói chung, người phụ nữ trong vai trò hỗ trợ cho một nhân vật nam chính thường phải khóc rất nhiều". McDormand khẳng định trách nhiệm của nhân vật Olive không phải để khóc và chiến đấu với đạo diễn. Lisa Cholodenko, cũng là đạo diễn của McDormand trong bộ phim Laurel Canyon (2002), đã rất thoải mái khi làm việc cùng McDormand. Họ đã khiến khán giả có tình cảm với nhân vật. Olive Kitteridge đoạt tám giải Emmy vào năm 2015, trong đó có giải Nữ diễn viên chính xuất sắc và Phim xuất sắc nhất.

frances mcdormand khieu vu trong tu do

Mùa thu 2017, McDormand đóng vai chính trong bộ phim Three billboards outside Ebbing của Martin McDonagh. McDormand đóng vai một người mẹ có con gái bị hãm hiếp và bị sát hại. Với tất cả bản năng và sức mạnh, Mildred, tên người mẹ, đã làm loạn Sở Cảnh sát địa phương cho đến khi họ thực sự bắt tay vào làm việc cần phải làm. “Mildred là một nhân vật khó tính - cô ấy khá bạo lực, đôi khi hơi rối trong cách hành xử. Cô ấy hôi hám, tức giận, hiền lành và hơi điên. Cô đi lại trong thị trấn với bộ đồ của một thợ cơ khí sửa xe ô tô, sẵn sàng thiêu đốt trái đất”. Sở dĩ McDormand được được chọn đóng vai này là vì sự tĩnh tại của bà. Tấm lưng phẳng bên trong trang phục bảo hộ áo liền quần, bà không đi lại trên trường quay mà là khiến trường quay vận động. "Tôi thực sự khiến cho nhân vật giống như một người đàn ông", bà nói. "Tôi hoàn toàn dựa vào mẫu nhân vật trong phim của John Wayne và John Ford, bởi vì đó là một câu chuyện được giải quyết trong hai giờ. Những nhân vật có thể đi vào hư vô, họ không cần nhiều chi tiết về nguồn gốc xuất thân, bạn không phải giải thích tại sao họ làm như vậy, họ chỉ là người mà họ đang là!”.

McDonagh nghĩ Mildred là một nhân vật kiểu như Marlon Brando. "Chúng tôi đều thích cô ấy", đạo diễn nói với tôi, "cả hai chúng tôi yêu cô ấy, nhưng không muốn làm bất cứ điều gì để khiến cô ấy trở nên dễ mến hơn hoặc đáng yêu hơn. Đôi khi, chúng ta không cần phải để cho người phụ nữ ở phía ánh sáng, mềm mại và đúng mẫu người mẹ nội trợ. Cả hai chúng tôi đều nói rằng "chúng ta đang làm một thứ gì đó khác biệt trong lần này". Bạn có ý kiến gì không trước quan điểm cơn thịnh nộ và bạo lực không tương thích với phụ nữ? Liệu bạn có bạn thích quan điểm của diễn viên vào vai Mildred là "thể hiện nhân vật đó như một người đàn ông?" Có điều gì đó đáng ngạc nhiên khi khán giả nhìn thấy một nhân vật nữ chính như Mildred trên màn ảnh? Không có gì chứng tỏ cô ấy đau buồn hoặc thậm chí để ngụ ý rằng cô ấy xuất thân là người mẹ tốt. Cô ấy không được dựng nên để khán giả nhìn thấy niềm vui hoặc học được bài học nào đó. Không gì cả, cô ấy chỉ ở đó, ném các loại cocktail ra khắp thế giới.

Gần đây, nhân thực hiện một buổi phỏng vấn phi lợi nhuận cho đài truyền hình địa phương, McDormand đã giới thiệu bản thân như sau: "Xin chào! Tên tôi là Frances Louise McDormand, trước đây gọi là Cynthia Ann Smith. Tôi sinh ra ở thành phố Gibson, Illinois, năm 1957. Tôi được xác định là người Mỹ, có quan hệ tình dục với người dị tính và là người da trắng". Bà giải thích: "Bố mẹ tôi không phải là người “da trắng cặn bã”. Mẹ đẻ ra tôi mới là người “da trắng cặn bã”. Vì sao McDormand nói thế? Cuộc đời McDormand là một câu chuyện dài, nhiều màu sắc. Như sau:

McDormand là đứa con cuối cùng và bà nghĩ, là đứa con thứ chín, được Noreen và Vernon McDormand mang đi. Vernon là một mục sư với các môn đồ Cơ đốc giáo. Vài năm một lần, ông và vợ là Noreen di chuyển giữa các cộng đồng Cơ đốc giáo là những tầng lớp lao động bình dân ở Nam Mỹ và vùng Trung Tây. Vì Noreen không thể mang thai nên cặp vợ chồng nhận con nuôi ở bất cứ đâu mà họ đặt chân tới. Ban đầu, họ nhận nuôi hai con, một con trai và một con gái. Vào cuối những năm 1950, họ nhận nuôi đưa con gái thứ ba, Cynthia. Đó chính là McDormand, theo như mọi người kể lại, đứa bé là con của một phụ nữ trẻ ở giáo xứ mà Vernon phụ trách. Họ đổi tên Cynthia thành Frances. Ở tuổi thiếu niên, McDormand đã có cơ hội gặp mẹ đẻ của mình và bà đã từ chối. Sự tức giận mà bà cảm thấy là không cần thiết đã trở thành một phần quan trọng trong tâm lý của bà. Tuy nhiên, bà có vẻ tự hào khi tự gọi mình là "da trắng cặn bã" giống như mẹ ruột của mình. Đó cũng là lý do McDormand đã dành phần lớn sự nghiệp để đóng vai những người phụ nữ, theo cách này hay cách khác, giống với mô tả đó. Bà mô tả sự ra đời của mình với cái tên mới McDormands: Các buổi biểu diễn nhạc Rock hát thánh ca, ăn bữa tối với spaghetti, tham gia trại hè do cha điều hành. Mặc dù Noreen thường làm việc toàn thời gian như một nhân viên tiếp tân và phải chăm sóc nhiều con nhưng người mẹ bận rộn đều cố gắng mỗi đêm đều làm một món tráng miệng. Món bánh bà làm thường xuyên, được McDormand ví như Lady Baltimore có ba tầng kem là món yêu thích của McDormand - bánh kem thiên thần với nước cam. Gia đình họ di chuyển chủ yếu giữa các cộng đồng nông nghiệp nhỏ ở Hillsboro, Ky., Statesboro, Ga, Chattanooga, và sau đó là Tenn., nơi họ sống trong một khu phố được xây dựng trên bãi rác. McDormand, sau đó vào trung học, thấy rằng chốn này là một kho báu tuyệt vời để bà khai thác làm vốn cho nghề diễn viên của mình.

Thời gian gia đình sống lâu nhất là ở Monessen, Pa., Một thị trấn chủ yếu có các công trình xây dựng bằng sắt gần Pittsburgh, nơi mà bà kể với các nhà hảo tâm, những người làm phim, là giống như một "nhà máy rực rỡ và sôi nổi, cả ngày lẫn đêm". Những người phụ nữ giai cấp công nhân mà bà đóng rất quen thuộc với bà thời thơ ấu. "Đó là những người đã chăm sóc và nuôi dạy tôi, giúp cho tôi có được những bài học đạo đức nghề nghiệp”, bà nói. Đó là lý do tại sao bà xuất hiện với ánh sáng và máy quay, mặc dù người ta hy vọng rằng việc diễn thuyết sẽ phải trải qua những buổi tập dượt kỹ thuật. McDormand cũng chấp nhận làm tóc và trang điểm, nếu nó hiệu quả cho công việc. "Tôi là một thành viên của công ty, tôi không ở bên ngoài", bà nói. "Tôi thích ở ngay trung tâm của mọi thứ. Dù như thế thường bị cô lập và dễ bị tổn thương”.

Tại trường trung học Monessen, lần đầu tiên McDormand đóng vai Lady Macbeth. Năm đó bà 14 tuổi và một giáo viên tiếng Anh đã cho học sinh đóng một cảnh trong kịch Shakespeare sau giờ học. "Tôi đã dành rất nhiều thời gian để đọc sách và đây là lần đầu tiên văn học đưa tôi tới một nơi công cộng mà tôi có thể chia sẻ cảm xúc với người khác". McDormand bắt đầu diễn xuất trong các vở kịch của trường nhưng không bao giờ đóng vai chính mà thường là những nhân vật đầy màu sắc, những người xuất hiện trong trạng thái la hét hay ngất xỉu. Tốt nghiệp trung học, McDormand đi học tại Bethany College ở West Virginia. Đây là ngôi trường liên kết với các môn đệ Kito và vì thế bà được một suất học bổng. Ở đó, McDormand trở diễn viên kịch duy nhất trong lớp. Bà thường lái chiếc xe tải đưa bạn bè, những người lỡ có bầu và muốn phá thai, thậm chí là hay nói tục… sang bang Pennsylvania để họ giải quyết nhằm tránh các quy định khắt khe ở West Virginia.

Năm 24 tuổi, vừa tốt nghiệp bằng Thạc sỹ về diễn xuất của Đại học Yale McDormand được mời đóng trong Blood Simple, đánh dấu sự khởi đầu cho con đường diễn xuất chuyên nghiệp của bà cũng như mối quan hệ công việc, tình cảm với Joel Coen trong 33 năm. Ngay từ đầu, họ đã thấy “bản chất” của nhau với sự lịch thiệp không ngờ vực. McDormand nói: "Đó là một sự tự nhiên sắp xếp theo ý thượng đế. Tôi có thể có một người yêu, một đồng nghiệp và không bị người đó hăm dọa”. Trong các mối quan hệ trước đây, bà đã phải đấu tranh chống lại cảm giác bị áp bức, bị mắc kẹt trong sự o ép quyền lực giới tính. Nhưng điều đó không xảy ra khi bà đến với Joel. Với McDormand, cảm giác đó là: “Wow! Có thật không vậy! Ôi chúa ơi! Tôi thực sự có thể yêu và sống - không lúng túng bất cứ điều gì, không xin lỗi vì bất cứ điều gì, không phải giấu giếm bất cứ điều gì”.

Mặc dù ngay lập tức song hành cùng nhau nhưng hai người đã đợi 10 năm mới kết hôn và cho đến gần đây, kỷ vật đám cưới của bà chính là chiếc nhẫn mà người vợ đầu của Coen đã sở hữu. McDormand chấp nhận và nghĩ rằng không nên lãng phí chiếc nhẫn này. Năm 1995, họ nhận con nuôi từ Paraguay, người mà McDormand vẫn đề cập đến với tên đầy đủ: Pedro McDormand Coen. Pedro hiện 25 tuổi, một huấn luyện viên cá nhân. Mới đây, anh tham gia trong một bộ phim nói về bố của mình. Thế nhưng McDormand vẫn thích kể những câu chuyện xa xưa, về bộ trang phục mà cậu con trai mặc vào ngày đầu tiên của năm lớp một. Cuộc sống giản dị và lập dị của McDormand và Joel Coen được nữ diễn viên Jane Anderson Jane mô tả như sau. “Bà ấy, McDormand là một người nấu ăn tuyệt vời – nhất là những món thôn quê dân dã. Bạn đến nhà bà ấy sẽ thấy bà ấy ăn súp thịt lợn và salad nhưng bà ấy sẵn sàng dẹp tất cả sang một bên, nấu cho bạn một nồi cháo kiểu Anh, làm bánh quy. Hoặc thi thoảng, Joel sẽ xuất hiện ở nhà bạn, mang cho bạn một chiếc bánh và chiếc vòng cổ tuyệt vời mà McDormand tìm thấy ở đâu đó.

Hai vợ chồng McDormand hiện sở hữu hai bất động sản: một căn hộ ở phía Tây Manhattan, nơi họ đã sống trong nhiều thập kỷ và một căn nhà trong khuôn viên rộng gần 4.000 mét vuông - nơi mà McDormand rất yêu thích và bà thường gọi là An Unnamed Town (thị trấn không tên) ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Đây là nơi McDormand dành phần lớn thời gian của bà cho việc nghỉ ngơi tĩnh dường. Bà không bao giờ tiết lộ địa chỉ chính xác, không phải vì sợ mọi người sẽ theo dõi mình mà vì bà cảm thấy cần phải bảo vệ cho Unnamed Town của mình. Bà tham gia cùng với các nỗ lực chính quyền để bảo vệ nhà ở giá rẻ và tích cực làm công tác tuyên truyền với đài phát thanh địa phương. Có lần, một nhà báo đã quyết định bay tới đó để thăm bà sau khi được McDormand đồng ý. Nhưng sau một vài lần thảo luận, bà lại đổi ý, không mời nhà báo đến nhà mình nữa. "Đó là chỗ của tôi", bà đã gửi email cho nhà báo, "và tôi cũng không thích những bài viết trong đó các diễn viên tiết lộ cuộc sống riêng tư của họ". Hiểu rằng đây là một phần của một mối quan hệ phức tạp hơn là sự tức giận, người phóng viên không cảm thấy buồn. McDormand thường gặp gỡ trực tuyến, cũng như bà thuê kiến trúc sư tu sửa ngôi nhà dưới hình thức online. Anh ta không cần phải đến nhà bà. Nếu bạn là người phụ nữ nổi tiếng và nhận ra nghịch lý của việc nổi tiếng đó để rồi bạn sẵn sàng từ bỏ bất kỳ mối quan tâm nào về cái gọi là sự nhìn nhận của nam giới hoặc của ngành công nghiệp giải trí cũng như người hâm mộ thì điều đó có nghĩa là bạn đang được làm công việc mà mình yêu thích thực sự. Bốn tháng sau cuộc gặp gỡ với nhà báo, McDormand lại gửi email nói rằng không nên viết về bà, nhưng bà muốn tờ báo tập hợp các cuộc trò chuyện lại để suy nghĩ về một chủ đề xứng đáng hơn. Trong lần gặp gỡ tiếp theo, bà cho nhà báo biết sẽ không ngồi để chụp bất cứ bức ảnh nào đăng kèm bài viết. "Tôi không làm những điều đó. Các bạn phải sử dụng hình ảnh của tôi trong những bộ phim tôi đã tham gia. Giống như nhân vật, tôi không quảng bá bản thân mình”, McDormand cho biết.

Cuối cùng, bà đã đồng ý chụp ảnh nhưng yêu cầu một làm việc không khác gì một buổi chụp điển hình nhất có thể: không có người làm tóc, không có nghệ sĩ trang điểm, không tủ quần áo thay hết bộ này đến bộ khác... Ban đầu, khi được hỏi về bố cục buổi chụp, bà đã đề xuất một “bố cục không bố cục". Sau đó, bà đồng ý vuốt chút gel cho các lọn tóc dựng lên như những cành cây. Vì bà cho rằng, sẽ thú vị khi xuất hiện với tinh thần của một phụ nữ đang nhảy nhót điên cuồng ở Manhattan.

Three billboards outside Ebbing, Missouri xoay quanh câu chuyện về một người mẹ quyết tâm đòi lại công lý cho con gái út của mình sau khi cô bé bị hãm hiếp và bị sát hại. Ngay trước cửa ngõ vào thị trấn yên bình Ebbing bang Missouri có 3 tấm biển quảng cáo cỡ lớn bị bỏ hoang lâu ngày vì không có khách hàng đăng ký quảng cáo. Một buổi sáng, cư dân thị trấn bất ngờ khi 3 tấm biển được sơn màu đỏ máu và nội dung của nó đủ khiến cộng đồng dậy sóng. Frances McDormand trong vai người mẹ can đảm đã đánh thức bầu không khí trầm lắng ở thị trấn khi cái chết oan ức của con gái bà bị cảnh sát kết luận: khép lại vì không có manh mối. Frances McDormand đã giành giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất Oscar 2018.

frances mcdormand khieu vu trong tu do
frances mcdormand khieu vu trong tu do Người phạm lấy cắp tượng Oscar của Frances McDormand phủ nhận tội danh
frances mcdormand khieu vu trong tu do 'Three billboards outside ebbing, Missouri': Tác phẩm đoạt giải Oscar về bà mẹ vĩ đại ra rạp nhân dịp ngày 8/3
frances mcdormand khieu vu trong tu do 'Three billboards outside Ebbing, Missouri': 'Fargo' của thế kỷ 21
frances mcdormand khieu vu trong tu do Bắt được kẻ lấy trộm tượng vàng Oscar của Frances McDormand
frances mcdormand khieu vu trong tu do Oscar 2018: 'The Shape of Water' chiến thắng tuyệt đối!

Minh Thư