Xây dựng nghành Điện ảnh thành nghành Công nghiệp Văn hóa mũi nhọn của Việt Nam

(TGĐA) - LTS: Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam có sự phát triển rõ rệt với các chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên, cũng có dư luận về sự thoái trào của 'điện ảnh nhà nước' cùng những thách thức và nguy cơ tụt hậu của điện ảnh Việt Nam. Những con số và kết quả cụ thể mà điện ảnh Việt Nam đã đạt được trong mấy năm qua có thể xem là minh chứng cho cơ hội và triển vọng phát triển điện ảnh như một ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn của Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh có một số ý kiến về định hướng phát triển điện ảnh Việt Nam.  

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Thế giới điện ảnh chào Xuân Mậu Tuất 2018
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Điện ảnh Việt Nam 2017 – 12 tháng 12 sự kiện
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Các hãng phim phía Nam: Một năm nhìn lại
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Ký ức lịch sử qua những thước phim quý
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Điện ảnh Việt Nam: Nghệ thuật và Thương mại

Định hướng xây dựng ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn nhìn từ thực tế phát triển của điện ảnh

Trong Quyết định số 1755/QĐ - TTg ngày 08/09/2016 Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, điện ảnh luôn được xếp vào vị trí đầu tiên khi nói đến mục tiêu hay nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Công nghiệp văn hóa được xác định trên các yếu tố cơ bản là sản phẩm văn hóa và thị trường văn hóa để phục vụ xã hội. Nhìn vào điện ảnh Việt Nam, chúng ta thấy đã đạt được những điều kiện nhất định để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh - một phần quan trọng của công nghiệp văn hóa. Sản phẩm điện ảnh - các bộ phim - là loại hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của sáng tạo và công nghệ sản xuất, đem lại giá trị tinh thần và giải trí cho công chúng đồng thời có khả năng thu lợi để phát triển thị trường. Điện ảnh cũng là ngành nghệ thuật tổng hợp có thế mạnh kết hợp và cộng hưởng sức mạnh để phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa khác như âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, quảng cáo, du lịch văn hóa…

Đặc biệt, “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt, định hướng rõ ràng và vững chắc cho việc xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Thực tế phát triển của ngành điện ảnh tạo điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa:

- Số lượng phim sản xuất trong nước tăng từ năm 2015 (từ chỗ trung bình 20-25 phim/năm lên 40 phim/năm).

- Số lượng phòng chiếu phim tăng (đến cuối 2017 gần 750), vượt xa chỉ tiêu trong Chiến lược phát điện ảnh đến năm 2020 là 550)

- Thị trường điện ảnh phát triển - tăng trên dưới 20% /năm (doanh thu năm 2015 là 2.400 tỉ, 2016 là 2.800 tỉ và 2017 là 3.250 tỉ). Như vậy, sản phẩm điện ảnh thực sự trở thành hàng hóa đặc biệt, có phạm vi ảnh hưởng đến xã hội rộng rãi.

- Điện ảnh đã có thành công đột phá trong việc đặt hàng hãng phim tư nhân sản xuất phim có chất lượng nghệ thuật, có giá trị nhân văn và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh), kích cầu du lịch hiệu quả.

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam
LHP Quốc tế Hà Nội thu hút đông đảo các nhà tài trợ cho thấy hoạt động điện ảnh được xã hội hóa mạnh mẽ

- Xã hội hóa điện ảnh được triển khai từ đầu những năm 2000: cuối năm 2002, Bộ Văn hóa Thông tin cho phép thành lập hãng phim tư nhân (đến cuối 2017 đã có hơn 450 hãng phim tư nhân). Các hoạt động sản xuất, phổ biến phim, các sự kiện điện ảnh như các Liên hoan phim Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, các tuần phim Việt Nam ở nước ngoài được xã hội hóa mạnh mẽ. Lượng đầu tư cho điện ảnh khá lớn, đặc biệt từ các nguồn xã hội hóa chiếm tỉ lệ cao.

- Ưu thế lớn của điện ảnh là quảng bá rất hiệu quả đất nước, con người và du lịch qua phim và qua các sự kiện điện ảnh. Ngành điện ảnh đã chứng minh được điều đó trong mấy năm qua.

Khó khăn, thách thức:

- Nội lực của điện ảnh Việt chưa mạnh, thị phần phim Việt mới chiếm khoảng 25%. Phim nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị phần vì khi ký kết các Hiệp định Thương mại của WTO, Việt Nam đã cam kết không quy định hạn ngạch nhập khẩu phim.

- Rạp chiếu phim chủ yếu ở các thành phố lớn, rạp của các công ty nước ngoài phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát, chiếm 60% số rạp và chi phối hoạt động chiếu phim tại Việt Nam. Khiếu kiện kéo dài giữa các doanh nghiệp Việt Nam trước sự thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp nước ngoài. Hưởng thụ điện ảnh của thành thị và vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn còn khoảng cách lớn (do tác động của cơ chế thị trường)

- Đầu tư của nhà nước cho cả sản xuất phim, phổ biến phim và cơ sở vật chất kỹ thuật rất hạn chế, không đồng bộ và chưa phát huy hiệu quả. Hầu hết rạp chiếu phim trong hệ thống phát hành tại các địa phương chưa được dầu tư thiết bị chiếu phim kỹ thuật số DCP.

- Đội ngũ làm điện ảnh tại các cơ sở điện ảnh của nhà nước thiếu và mai một dần. Việc cổ phần hóa ảnh hưởng đến tình hình hoạt động điện ảnh.

- Chưa có sự gắn kết giữa điện ảnh với truyền hình trong khi ở hầu hết các nền điện ảnh phát triển, truyền hình và điện ảnh gắn kết chặt chẽ, vừa là đầu ra, vừa cung cấp nguồn kinh phí lớn cho điện ảnh.

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam
Ưu thế lớn của điện ảnh là quảng bá rất hiệu quả đất nước, con người và du lịch qua phim

Hạn chế về cơ chế chính sách:

- Các quy định của Luật Điện ảnh chưa thể hiện đầy đủ, chưa theo kịp tính chất đặc thù của hoạt động điện ảnh (ví dụ về đấu thầu sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước, quy định phải có rạp mới được nhập phim, chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý việc phát hành và phổ biến phim trong môi trường số hóa, trên mạng internet, phổ biến phim online và các phương tiện truyền thông...). Luật cũng chưa quy định cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với các ngành khác như truyền hình, du lịch, tài chính, thông tin truyền thông nên chưa phát huy được thế mạnh của điện ảnh.

- Một số chính sách của nhà nước về phát triển điện ảnh chưa được thực thi nghiêm túc, như chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động điện ảnh, chính sách về dành quỹ đất xây dựng rạp chiếu phim trong quá trình quy hoạch đô thị…

- Đề án xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh đã được dự thảo trình Chính phủ hai lần nhưng chưa được thông qua vì chưa xác định nguồn thu ổn định để đảm bảo hoạt động của Quỹ.

- Chưa có cơ chế cụ thể nhằm thu hút đầu tư, ưu đãi (incentive), miễn giảm thuế... nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điện ảnh nói chung và chưa đủ sức thu hút các hãng phim nước ngoài vào hợp tác làm phim tại Việt Nam.

Định hướng phát triển công nghiệp điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn:

- Để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh lớn mạnh, trước hết phải phát triển nội lực điện ảnh dân tộc ở hai khu vực chính là sáng tác - sản xuất và phát hành - phổ biến phim: Tăng số lượng và chất lượng phim Việt Nam, xây dựng các tác phẩm mang bản sắc dân tộc, có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí và đạt hiệu quả xã hội; phát triển hài hòa các dòng phim chính thống, giải trí và phim nghệ thuật; Xây dựng thị trường điện ảnh cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Tăng thị phần phim Việt, mở rộng ra nước ngoài với việc xuất khẩu phim Việt. Hướng tới sự công bằng trong hưởng thụ điện ảnh giữa thành thị và nông thôn, ưu tiên phổ biến phim phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa

- Xây dựng thương hiệu điện ảnh Việt Nam với các tác phẩm điện ảnh chất lượng cao, phát triển thương hiệu các Liên hoan phim Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, các sự kiện điện và các tuần phim Việt Nam ở nước ngoài

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh - đặc biệt là các thành phần sáng tác, sản xuất phim, chuyên gia kỹ thuật điện ảnh - để bổ sung, thay thế cho các thế hệ đã hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp điện ảnh.

- Mở rộng hợp tác làm phim với nước ngoài

- Phối hợp chặt chẽ điện ảnh với các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là du lịch, và hợp tác hiệu quả điện ảnh - truyền hình.

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam
Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh do Cục Điện ảnh đặt hàng hãng phim Tư nhân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao

Giải pháp phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn

Giải pháp lâu dài

- Xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) đạt các mục tiêu: Thể chế hóa đầy đủ, triệt để chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và pháp luật của Nhà nước, nhằm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam phù hợp với đặc thù của nghệ thuật điện ảnh, đảm bảo tính minh bạch và có tính khả thi cao; Phù hợp với những tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, phát hành và phổ biến phim; Đáp ứng xây dựng con người mới theo yêu cầu thực tế đổi mới của đất nước và đời sống xã hội; Phù hợp với các bộ luật, luật liên quan đang có hiệu lực thi hành trong hệ thống pháp luật của Việt Nam;

- Bảo hộ quyền tác giả và bản quyền sở hữu tác phẩm điện ảnh; Đề phòng và ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền, thực hiện cam kết quốc tế về bản quyền

- Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, trong đó có cơ chế trích tỉ lệ tiền vé xem phim làm nguồn thu ổn định, lâu dài đảm bảo sự phát triển của Quỹ; Xây dựng các cơ chế về thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư (incentive), miễn giảm thuế doanh nghệp phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao;

- Tạo sơ sở pháp lý để nâng cao và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nghệ sỹ, những người làm công tác điện ảnh, khán giả và các cơ sở điện ảnh trong quá trình tham gia các hoạt động điện ảnh; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh điện ảnh;

- Phân định trách nhiệm quản lý hoạt động điện ảnh giữa các cơ quan ở Trung ương với chính quyền các cấp ở địa phương; giữa cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh với các ngành khác và Hộii điện ảnh; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với các ngành khác như truyền hình, du lịch, tài chính, thông tin truyền thông nhằm phát huy được thế mạnh của điện ảnh.

- Nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về điện ảnh; tăng cường công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, một số hành vi vi phạm về phát hành phim, phổ biến phim, lưu trữ phim, nhân bản và tàng trữ phim, bảo đảm tính răn đe và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật hiện hành.

- Xây dựng điện ảnh Việt Nam thành ngành công nghiệp điện ảnh trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự cạnh tranh khốc liệt trong xu hướng kinh tế mở cửa, hội nhập được điều tiết bởi các hiệp định thương mại song phương, đa phương.

- Phát triển nhân lực điện ảnh bảo đảm chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển điện ảnh dân tộc và hội nhập quốc tế theo hình thức bồi dưỡng nâng cao tay nghề ngắn hạn và đào tạo chính quy ở trong nước, ở nước ngoài

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam
Các nghệ sỹ điện ảnh Việt Nam và quốc tế tham dự LHP Quốc tế Hà Nội

- Xây dựng Đề án phát triển điện ảnh Việt Nam (giai đoạn 2021-2025) trình Quốc hội và Chính phủ xem xét cấp kinh phí thực hiện.

Giải pháp trước mắt

- Bảo hộ điện ảnh dân tộc, nâng cao chất lượng tác phẩm điện ảnh ở tất cả các dòng phim. Tăng cường dòng phim truyền thống để thực hiện nhiệm vụ chính trị, với các mảng đề tài mở rộng bên cạnh nhóm đề tài quy định tại Điều 5 của Luật Điện ảnh, như: Đề tài về gia đình, nhà trường, xây dựng đất nước, hình tượng con người mới, chống tiêu cực...;

- Để xây dựng thị trường điện ảnh minh bạch và phát triển, cần có sự phối hợp của Cục cạnh tranh Bộ Công thương và Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch đầu tư để rà soát các điều kiện kinh doanh và thực thi việc cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh điện ảnh - nhất là phát hành và phổ biến phim (không được chèn ép các doanh nghiệp nhỏ, không được bán phá giá vé xem phim dưới mọi hình thức…)

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các bộ ban ngành có liên quan ban hành các văn bản pháp quy để làm rào cản kỹ thuật trong quá trình thực hiện cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO như chống độc quyền trong phát hành kết hợp phổ biến phim, quy định điề̀u kiện đầu tư xây dựng rạp chiếu phim, thực hiện tỷ lệ chiếu phim, thời gian chiếu phim Việt Nam đã nêu trong các văn bản dưới Luật.

xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Hé lộ vũ điệu tuổi trẻ của Nữ quái ngựa hoang trong MV 'Kim ơi'
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam 'Giấc mơ Mỹ' - Phim Việt đầu tiên công chiếu tại Canada
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Thông báo về việc sáng tác đề cương kịch bản phim truyện
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Jun Phạm & Ngô Thanh Vân lái xe buýt đưa khán giả 'Về quê ăn Tết'
xay dung nghanh dien anh thanh nghanh cong nghiep van hoa mui nhon cua viet nam Biên kịch - đạo diễn Việt Linh trở lại sau 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh'

Ngô Phương Lan