Trương Kỷ Trung: Người “nghệ thuật hóa” võ hiệp Kim Dung

(TGĐA) - Cũng như hàng trăm triệu độc giả của nhà văn Kim Dung, nhà chế tác Trương Kỷ Trung cũng vì say mê tiểu thuyết võ hiệp mà dệt nên giấc mộng võ hiệp trên màn ảnh. Từ Tiếu ngạo giang hồ (2001) đến Anh hùng xạ điêu (2002), Thiên long bát bộ (2003), Thần điêu đại hiệp (2006), Lộc đỉnh ký (2008)… với 8 tác phẩm Kim Dung được chuyển thể trong vòng 13 năm (2001 – 2014), Trương Kỷ Trung đã được phong tặng danh xưng “Nhà chế tác bậc thầy của phim võ hiệp Kim Dung”.

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Tân "Anh hùng xạ điêu" đánh thức hoài niệm phim võ hiệp Kim Dung
truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Gặp lại "phản anh hùng" Vi Tiểu Bảo trong Tân Lộc Đỉnh Ký
truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Kim Dung: Bước tới nghề diễn bằng nỗ lực và đớn đau!
truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Tái ngộ Anh hùng xạ điêu
truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Tân Thần điêu đại hiệp & câu chuyện kinh doanh phim ảnh
truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung

Từ diễn viên đến nhà chế tác

Trương Kỷ Trung sinh năm 1951 ở Sơn Đông, tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Giải phóng quân, 27 tuổi ông mới trở thành diễn viên kịch nói. Trong vở kịch đầu tiên Tây An sự biến, Trương Kỷ Trung được giao cho một vai sinh viên thậm chí chỉ có vỏn vẹn 8 câu lời thoại (141 từ). Năm 1983, Đài truyền hình Sơn Tây khởi quay bộ phim Dương gia tướng, Trương Kỷ Trung được mời đóng vai Dương Lục Lang. Tại đây, ông đã gặp đạo diễn Trương Thiệu Lâm, người đã làm thay đổi con đường tương lai của Trương Kỷ Trung, từ diễn viên chuyển sang nhà chế tác với hàng loạt bộ phim như Trăm năm hoạn nạn, Đội trưởng hình cảnh, Có một cảnh dân như thế, Người tốt Yến Cư Khiêm… và đặc biệt là Tam quốc diễn nghĩa (1992) Thủy Hử truyện (1994).

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung
Nhà chế tác Trương Kỷ Trung và nhà văn Kim Dung hội ngộ

Năm 1999, Trương Kỷ Trung tình cờ đọc được một bài viết, nếu Đài truyền hình Trung Ương có ý định chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung, thì nhà văn Kim Dung sẽ ưu ái chỉ lấy một đồng nhân dân tệ phí bản quyền. Vốn rất say mê tiểu thuyết Kim Dung, đã từng ao ước có thể dàn dựng những tác phẩm võ hiệp thành phim ảnh. Vì thế, Trương Kỷ Trung tích cực thuyết phục Đài truyền hình Trung Ương cho ông thử sức.

Bộ tiểu thuyết đầu tiên được ông chọn chuyển thể là Tiếu ngạo giang hồ. Trong phim này, Trương Kỷ Trung đã mạnh dạn khai thác và tạo bước đột phá trong thủ pháp làm phim võ hiệp quen thuộc của Hong Kong, mang đến cho khán giả một cái nhìn chân thật về những pha võ thuật, nhất là phần ngoại cảnh đẹp.

Năm 2001, sau khi Tiếu ngạo giang hồ phát sóng, Trương Kỷ Trung làm tiếp Anh hùng xạ điêu. Tuy nhiên, so với Tiếu ngạo giang hồ thì Anh hùng xạ điêu được đánh giá hoàn chỉnh và có quy mô lớn hơn, tiếp theo là sự ra đời của Thiên long bát bộ. Chỉ trong vòng hai năm, ông đã chuyển thể thành công ba bộ tiểu thuyết lớn của Kim Dung, một kỳ tích mà chỉ có Trương Kỷ Trung mới lập được.

Nghệ thuật hóa phim kiếm hiệp

Trương Kỷ Trung cũng như hàng trăm triệu độc giả của nhà văn Kim Dung, đều say mê tiểu thuyết võ hiệp. Nhưng, đọc truyện võ hiệp và quay phim võ hiệp là hai điều hoàn toàn khác nhau. Khi đọc chúng ta có thể tưởng tượng như ngựa thần lướt gió tung mây nhưng khi quay phim thì phải thể hiện rõ thế giới của người tưởng tượng, điều này thật sự vô cùng khó khăn, chẳng ai biết được thế giới tưởng tượng của nhà chế tác có đúng như thế giới tưởng tượng của khán giả không.

Từ Tiếu ngạo giang hồ đến Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ, Thần điêu đại hiệp… Trương Kỷ Trung đều có nhận thức sâu sắc: Những ai có tâm hồn nghĩa hiệp thì cũng chẳng cần thiết biết võ công mà chỉ cần xem họ có cử chỉ nghĩa hiệp thế nào. Đôi khi giúp đỡ một người đang gặp hoạn nạn cũng có thể là “nghĩa hiệp”, có khi mang niềm vui cho người ở bên cạnh cũng gọi là một thứ “nghĩa hiệp”.

Là một nhà làm phim, việc tuyển chọn diễn viên luôn làm mất lòng nhiều người, Trương Kỷ Trung luôn giữ thái độ công tâm: “Diễn viên phải ăn khớp với vai diễn, chứ không chú trọng tên tuổi và địa vị của nghệ sĩ”. Vì vậy, có rất nhiều ngôi sao điện ảnh đã bị ông từ chối gặp mặt.

Phim võ hiệp của Trương Kỷ Trung luôn là đề tài bình luận của báo chí, từ Tiếu ngạo giang hồ đến Anh hùng xạ điêu… Nhưng, càng nghe tiếng mắng thì tác phẩm của ông lại càng ăn khách. Nhiều người cho rằng tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung xuất bản ở Hong Kong không mang tính siêu việt, nhưng Trương Kỷ Trung lại nghĩ khác: “Người Hong Kong đã có 50 năm kinh nghiệm làm phim võ hiệp, nhưng cách họ quay chỉ chú trọng về công nghiệp hóa hơn là nghệ thuật hóa. Mục tiêu của tôi là phải dàn dựng những bộ phim Kim Dung mang tính nghệ thuật hóa”.

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung
Bộ phim Anh hùng xạ điêu do Lý Á Bằng và Châu Tấn đóng, hiện đã được đưa vào tủ phim kinh điển của truyền hình Trung Quốc

Phiên bản Anh hùng xạ điêu 1983 do TVB sản xuất rất được khán giả yêu thích, nhưng Trương Kỷ Trung nhận xét là quá cứng rắn và “không hay”. những người nói “hay” sẽ là những người không tiến bộ: “Bởi tôi không thể xem phim theo tiêu chuẩn năm 1983”.

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung
Đối với Trương Kỷ Trung, Thần điêu đại hiệp là một tác phẩm mang đầy giai điệu lãng mạn và giàu tình cảm nhất

Bộ phim Thần điêu đại hiệp (2006) đã lăng xê thành công Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi. Đối với Trương Kỷ Trung, Thần điêu đại hiệp là một tác phẩm mang đầy giai điệu lãng mạn và giàu tình cảm nhất. Có nghĩa là bạn muốn lãng mạn bao nhiêu thì được bấy nhiêu, kể cả khi quay ngoại cảnh, đạo cụ, trang phục, màu sắc, đấu võ, mỹ thuật đều hoàn toàn thể hiện tính lãng mạn. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm mà Trương Kỷ Trung hài lòng và bỏ nhiều tâm huyết.

Trương Kỷ Trung khẳng định, kỹ xảo vi tính không phải là thứ “linh đan diệu dược”, chỉ có nhân vật mới có đủ sức quyến rũ làm xúc động trái tim khán giả.

Rời chốn giang hồ, lạc vào thế giới thần thoại Tây du ký

Năm 2009, sau khi hoàn thành bộ phim Ỷ thiên đồ long ký, Trương Kỷ Trung tạm gác chuyển thể tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, nhưng một lần nữa ông lại gây tranh cãi cho báo chí và dư luận khi quyết định tái dựng tác phẩm Tây du ký. Lập luận của ông là: “Theo tôi, phiên bản cũ đã chịu nhiều ảnh hưởng của thể loại hý khúc, điều này được thể hiện rõ nhất ở hình ảnh, cử chỉ và giọng điệu của Tôn Ngộ Không. Tôi muốn dựng lên bộ phim Tây du ký chân thật nhất, gần gũi với nguyên tác nhất. Từ nhỏ, tôi đã đọc tác phẩm và xem phim Tây du ký, cách lý giải của tôi về Tây du ký không giống với phiên bản cũ. Tôi cho rằng Tôn Ngộ Không không tàn bạo như thế, tuy căm ghét kẻ thù nhưng không đến nỗi sử dụng bạo lực một cách mù quáng. Còn nhân vật Đường Tăng không phải là một hòa thượng yếu đuối, hồ đồ, bất phân thị phi. Thật ra, Đường Tăng là người đàn ông mạnh mẽ, có ý chí vững vàng nhất trong số bốn thầy trò”.

Trương Kỷ Trung nhấn mạnh, ông không hề đánh giá thấp phiên bản cũ: “Vào thời điểm đó, bộ phim có thể xem là một tác phẩm hoàn hảo, nhưng ở thời điểm hiện tại, tôi muốn tạo ra được một tác phẩm hay hơn nữa. Tại sao nhiều người lại thích xem Harry PorterChúa tể của những chiếc nhẫn? Nguyên nhân là vì phim đã áp dụng những hiệu ứng tối tân về thị giác, cộng với cách tạo hình rất thật. Tuy khán giả đều biết những hình ảnh đó là không thật, được tạo ra bằng kỹ xảo nhưng họ đều say sưa theo dõi, đó là điều tôi mong muốn đạt được ở bộ phim Tây du ký”.

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung
Trong phiên bản Tây du ký của Trương Kỷ Trung nhân vật Đường Tăng - Nhiếp Viễn đóng - đầy phong trần, những nếp nhăn trên mặt dần xuất hiện qua năm tháng lặn lội đường xa gian khổ.

Năm 2011, phiên bản Tây du ký của Trương Kỷ Trung ra đời, nhà chế tác họ Trương đích thật đã mang đến cho khán giả một cái nhìn hoàn toàn mới về Tây du ký với thời lượng 66 tập. Điển hình là hình ảnh một Đường Tăng (Nhiếp Viễn đóng) đầy phong trần, diện mạo nhân vật Đường Tăng có sự thay đổi theo quá trình thỉnh kinh, chẳng hạn như những nếp nhăn trên mặt dần xuất hiện qua năm tháng lặn lội đường xa gian khổ, nắng gió... tất cả những cố gắng, tỉ mỉ của Trương Kỷ Trung đều mong mang đến cho khán giả những hình ảnh sống động, chân thật nhất./

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung

8 bộ phim võ hiệp Kim Dung do Trương Kỷ Trung chế tác

- 2001: Tiếu ngạo giang hồ (Lý Á Bằng, Hứa Tình… đóng)

- 2003: Anh hùng xạ điêu (Lý Á Bằng, Châu Tấn… đóng)

- 2003: Thiên long bát bộ (Hồ Quân, Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi… đóng)

- 2006: Thần điêu đại hiệp (Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi… đóng)

- 2007: Bích huyết kiếm (Đậu Trí Khổng, Huỳnh Thánh Y… đóng)

- 2008: Lộc đỉnh ký (Huỳnh Hiểu Minh, Chung Hán Lương… đóng)

- 2009: Ỷ thiên đồ long ký (Đặng Siêu, An Dĩ Hiên… đóng)

- 2014: Hiệp khách hành (Thái Nghi Đạt, Trương Gia Nghê… đóng)

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Tân "Anh hùng xạ điêu" đánh thức hoài niệm phim võ hiệp Kim Dung

(TGĐA) - Tác phẩm gây sốt với giới chuyên môn và người hâm mộ vì ...

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Gặp lại "phản anh hùng" Vi Tiểu Bảo trong Tân Lộc Đỉnh Ký

(TGĐA Online) - Là bản dựng mới nhất chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng ...

truong ky trung nguoi nghe thuat hoa vo hiep kim dung Tân Thần điêu đại hiệp & câu chuyện kinh doanh phim ảnh

(TGĐA) - Dự án làm mới tác phẩm kinh điển của nhà văn Kim Dung ...

Trịnh Nghi