Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh:

“Thị trường điện ảnh của chúng ta đang rất phát triển”

(TGĐA) - Phim Việt nhiều và hầu như có mặt ở các rạp chiếu suốt 4 mùa trong năm; Doanh thu phòng vé tăng; Cơ hội hợp tác với các nền điện ảnh lớn trên thế giới ngày càng được mở rộng; LHP Quốc tế Hà Nội IV trở thành sự kiện lớn ở khu vực… Điện ảnh Việt Nam năm 2016 tiếp tục xác định vị trí và khẳng định như là một ngành quan trọng có đóng góp lớn trên cả lĩnh vực kinh tế và quảng bá văn hóa đất nước con người Việt Nam. Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh – trả lời phỏng vấn Thế giới điện ảnh nhân dịp năm mới 2017.

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Hội nghị Tổng kết công tác điện ảnh năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh: “LHP là động lực thúc đẩy điện ảnh phát triển, khích lệ các nhà làm phim”
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ khơi dòng trong cho điện ảnh Việt Nam
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh: “Chỉ có tiền thôi chưa chắc đã có phim hay”
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien TS Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh, Giám đốc LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 3: Để điện ảnh Việt Nam có những bước đi tương đồng với khu vực và thế
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien TS Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam: Liên hoan phim Việt Nam tại Pháp sẽ được tổ chức vào tháng 7 hàng năm
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh

Thưa Cục trưởng, năm 2016, điện ảnh Việt Nam ghi dấu sự tăng trưởng đáng kể về số lượng phim được sản xuất trong nước. Điều đó dường như là dấu hiệu tích cực cho thấy điện ảnh đang trở thành một ngành công nghiệp thực sự. Bà nhìn nhận ra sao về điều này?

Trên thế giới hiện nay chỉ có 5 quốc gia có thị phần điện ảnh phim nội chiếm 50% trở lên là Mỹ, Hàn, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Thị phần phim Việt Nam hiện nay là hơn 30%, được xem là lớn ở khu vực Đông Nam Á. Theo như nghiên cứu và dự đoán của công ty CJ thì trong vòng 7 năm nữa, thị phần của điện ảnh Việt Nam có thể lên đến 50%. Đó là điều rất phấn khởi khi mà chúng ta có thể nhìn thấy kinh doanh điện ảnh vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dù còn có nhiều khó khăn và phải đối mặt các nguy cơ cạnh tranh. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng doanh thu chiếu bóng trong năm 2016 đã tăng so với 2015 (ở mức 100 triệu USD tương đương hơn 2.200 tỷ VND). Còn nếu so với thời điểm 2000, chỉ có 2 triệu USD, thì sự tăng trưởng về doanh thu đã lên đến 50%. Đầu tháng 12/2016, trong cuộc họp với ngành điện ảnh, một số vị quản lý cũng như lãnh đạo của các công ty điện ảnh nước ngoài đã nhận định rằng sự phát triển của điện ảnh Việt Nam như vậy là nhanh, hiện nay thị trường điện ảnh của chúng ta đang rất phát triển.

Trong năm qua, ngành điện ảnh đã tổ chức nhiều hoạt động trong các lĩnh vực như Phát hành, hợp tác đối ngoại, đặc biệt là thành công của LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV. Xin bà hãy cho biết về kết quả của các hoạt động này?

Năm vừa qua, ngành điện ảnh đã tổ chức các hoạt động hội nghị hội thảo rất bổ ích. Ví dụ như tìm giải pháp phát hành phổ biến phim tại rạp đối với các Trung tâm PHP và CB các tỉnh thành, địa phương. Hội thảo đã tổ chức ở cả phía Bắc và phía Nam để đánh giá thực trạng khó khăn và đưa ra một số giải pháp. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của địa phương đối với điện ảnh cũng như nỗ lực chủ động của các đơn vị điện ảnh chứ không nên trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4 là một thành công của điện ảnh Việt năm 2016

Một Hội thảo khác là Hội thảo mạng lưới liên kết hợp tác phát triển điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc do Cục Điện ảnh Việt Nam và Ủy Ban Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) chủ trì. Hội thảo kéo dài trong 3 ngày, đã thu hút sự có mặt của đông đảo các hãng phim, công ty điện ảnh Hàn Quốc và Việt Nam. Kết thúc hội thảo hai bên đã có những những báo cáo chung, bên cạnh các buổi làm việc nhóm giữa các đối tác với nhau, từ đó thấy được tiềm năng của điện ảnh Việt Nam. Và điều quan trọng là một số công ty điện ảnh tư nhân của Việt Nam cũng đã ký được hợp đồng làm việc với đối tác Hàn Quốc.

Một tuần phim giao lưu quảng bá điện ảnh Việt Nam tuy không lớn nhưng rất có ý nghĩa và chất lượng được tổ chức tại Ấn Độ. Đó là chương trình do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Cục Điện ảnh phối hợp với các công ty Ấn Độ chọn chiếu những tác phẩm tiêu biểu của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh và của một số đạo diễn khác. Trước đó, tại Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa đại diện các nhà sản xuất phim trong nước và đoàn điện ảnh Ấn Độ nhằm tìm hiểu điều kiện và khả năng của hai bên. Tôi cho rằng, nếu chúng ta học hỏi được kinh nghiệm của điện ảnh Ấn Độ, hiện là nước sản xuất phim lớn nhất thế giới, là điều rất tốt.

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Triển lãm “Bối cảnh Việt Nam trong một số phim nước ngoài”

Bên cạnh các Tuần phim quốc tế được tổ chức tại Việt Nam nhằm giới thiệu tới công chúng bức tranh khái quát về các nền điện ảnh khác nhau trên thế giới thì một hoạt động được đánh giá cao là LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ IV. LHP được tổ chức với quy mô lớn và chất lượng nâng lên tầm chuyên nghiệp, đặc biệt là hiệu quả xã hội của nó khi có tới 200 bộ phim được trình chiếu đồng thời ở 5,6 cụm rạp, thu hút đông đảo khán giả.

Đặc biệt nhiều phim là những tác phẩm xuất sắc, có giá trị nghệ thuật cao của các nền điện ảnh nổi tiếng trên thế giới. Lâu nay người ta thường quan niệm, những bộ phim nghệ thuật thì thường khó xem và không dành cho người xem đại chúng. Nhưng tại LHP QT Hà Nội IV, sự quan tâm của khán giả dành cho các bộ phim trình chiếu trong khuôn khổ LHP đã chứng tỏ nhận định đó không chính xác. Mặt khác, điều này cho thấy, LHP đã ngày càng tiếp cận gần hơn với công chúng, nhận được sự ủng hộ và quan tâm nhiệt liệt của đông đảo các tầng lớp khán giả. Đây là điều đáng mừng vì LHP đã góp phần nâng tầm thẩm mĩ, sự hiểu biết của khán giả và là cơ hội quý để giúp họ tiếp xúc với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Lãnh đạo các nền điện ảnh ASEAN cũng như ông Vongthep Arthakaivalvatee - Phó tổng Thư ký Asean về Cộng đồng văn hóa – Xã hội đánh giá rất cao LHP QT Hà Nội và khẳng định rằng trong khu vực ASEAN, khó có LHP nào vượt qua được LHP Quốc tế Hà Nội bởi khâu tổ chức chuyên nghiệp và tác động xã hội rất lớn. Cũng phải nói thêm một điều đáng mừng, chi phí để tổ chức LHP lúc đầu đề ra là: ngân sách 60%, xã hội hóa 40%, nhưng sau đó xã hội hóa đã chiếm trên 50%. Sự đóng góp của các nguồn lực xã hội cho LHP không chỉ là kinh phí, phương tiện hay điều kiện cơ sở vật chất mà còn ở nguồn nhân lực. Có rất nhiều phần việc trong LHP do các hãng phim, công ty tư nhân thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ của Cục điện ảnh.

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Bà Ngô Phương Lan phát biểu trong Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4

Phương hướng hoạt động của ngành điện ảnh trong năm mới 2017 là gì, thưa bà?

Có hai việc phải làm trong thời gian tới. Việc thứ nhất là trình lần 3 Đề án xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Lý do mà nhiều năm nay chúng ta chưa làm xong bởi gặp khó khăn nguồn thu ổn định cho quỹ. Hiện nay, ở các nước, người ta vẫn trích % từ doanh thu phòng vé, nhưng không thể áp dụng quy định này ở Việt Nam nên phải tìm cơ chế thích hợp. Việc thứ hai là tiến hành Đề án sửa đổi bổ sung Luật điện ảnh lần thứ 2. Năm 2009 đã sửa đổi bổ sung 1 lần nhưng vì điện ảnh phát triển rất nhanh, thậm chí là thay đổi từng ngày nên có một số điều trong Luật không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng đã sửa đổi năm 2013 và nhiều Luật khác ra đời nên có chồng chéo dẫn đến bất hợp lý nên Luật Điện ảnh dự kiến sẽ thay đổi.

Năm 2017, ngành điện ảnh sẽ tiến hành Đề án sửa đổi bổ sung Luật điện ảnh lần thứ 2. Năm 2009 đã sửa đổi bổ sung 1 lần nhưng vì điện ảnh phát triển rất nhanh, thậm chí là thay đổi từng ngày nên có một số điều trong Luật không còn phù hợp nữa.

Một số hoạt động khác ở trong và ngoài nước vẫn được tiến hành theo kế hoạch. Cụ thể sẽ có 3,4 tuần phim hoặc chương trình lớn của Điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người văn hóa Việt Nam với thế giới. Đây là việc khó làm nhưng Cục điện ảnh đã làm được và toàn bộ ngân sách dành cho các chương trình đó là do xã hội hóa chứ không lấy từ ngân sách nhà nước.

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Các nghệ sỹ Việt tại Haniff 2016

Ở lĩnh vực sản xuất, vẫn sẽ tiến hành tuyển chọn, đặt hàng dự án làm phim có chất lượng và phù hợp tiêu chí. Một sự kiện quan trọng của ngành sẽ diễn ra vào cuối tháng 11/2017 là LHP Quốc gia lần thứ 20 tại thành phố Đà Nẵng. Tại cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo điện ảnh Asean được tổ chức trong khuôn khổ LHP QT Hà Nội tháng 11/2016, Việt Nam đã đề xuất mở ra giải thưởng điện ảnh Asean - Asean Film Awards với 3 mục đích: Thứ nhất là tăng sự gắn kết, thứ 2 là tăng sự hợp tác và thứ 3 là nâng cao chất lượng phim của các nước Asean. Và với đề xuất này của phía Việt Nam thì toàn bộ nhà lãnh đạo điện ảnh Asean có mặt trong cuộc họp đều đồng ý. Ông Phó tổng Thư ký Asean cũng rất ủng hộ. Cơ bản là các nước sẽ tự tuyển chọn phim gửi tham dự, mỗi nước 1 bộ phim và Việt Nam sẽ mời Ban giám khảo chấm để trao giải. Asean Film Awards được trao luân phiên ở các nước trong khối Asean nhưng vì Việt Nam sáng lập giải thưởng này nên chúng ta sẽ bắt đầu trước tiên. Nếu đề án được thông qua thì giải thưởng sẽ lồng ghép vào chương trình của LHP Việt Nam lần thứ 20. Và điều cơ bản rất quan trọng là chi phí sẽ huy động nhờ xã hội hóa chứ không xin tiền nhà nước để trao giải thưởng này.

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien
Màn múa trong lễ khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội IV

Hiện nay, điện ảnh nước nhà đang sở hữu một lực lượng các nhà làm phim trẻ. Tất cả đều tràn đầy nhiệt huyết và đam mê điện ảnh. Với tư cách là nhà quản lý, bà có điều gì muốn nói với họ?

Hầu hết các phim được sản xuất trong năm 2016 là của các tên tuổi mới. Đương nhiên, có người làm phim đầu tay, có người chuyển từ lĩnh vực truyền hình sang, có người từng là diễn viên… Thường người mới bắt đầu luôn có thế mạnh nhất định nhưng nhìn chung nghề nghiệp đạo diễn đòi hỏi sự chuyên nghiệp vì thế là một đạo diễn điều cần nhất là tài năng, thứ hai là phải có cái nền (nghề) điện ảnh thì phim của anh mới thực sự là tác phẩm điện ảnh được. Và quan trọng nữa là khi sáng tác bất cứ thứ gì, thì cái tâm của anh phải sáng, nhân văn, có như vậy, tác phẩm của anh mới sáng được. Tôi cho rằng, năm qua điện ảnh có thêm nhiều gương mặt mới làm nghề là điều rất tốt, chúng ta có thể yên tâm một phần về nội lực của điện ảnh nước nhà. Nhưng bản thân các đạo diễn muốn phát triển được thì phải đạt được những điều đó. Vấn đề tuổi tác, trẻ hay già, không quan trọng, thiếu đi các tiêu chí này mới khó làm nghề và trụ lại được với nghề.

Chân thành cảm ơn bà!

thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Hội nghị Tổng kết công tác điện ảnh năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh: “Chỉ có tiền thôi chưa chắc đã có phim hay”
thi truong dien anh cua chung ta dang rat phat trien Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh: "Các tài năng điện ảnh đang tiềm ẩn đâu đó"

Vân Thảo