'Tháng Bảy': Những ký ức không thể nào quên

(TGĐA) - Đó là nội dung bộ phim tài liệu Tháng Bảy vô cùng xúc động của Hãng phim TFS sản xuất, đạo diễn NSƯT Dư Kim Hoàng thực hiện. Phim nói về cuộc hủy diệt đầy thú tính của những tên lính thuộc tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xa Ri với trung đội 3 thuộc Liên đội 303 TNXP thành phố. Thời gian đã làm những câu chuyện về chiến tranh lùi xa trong quá khứ, nhưng chúng ta không thể và không có quyền quên mỗi khi tháng 7 về. 

thang bay nhung ky uc khong the nao quen Phim tài liệu về Hari Won được phát sóng trên đài KBS – Hàn Quốc
thang bay nhung ky uc khong the nao quen 'Vietnam War': Những vết thương không thể chữa lành
thang bay nhung ky uc khong the nao quen ‘Mắt biển’ chiếu khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
thang bay nhung ky uc khong the nao quen Cơ hội nào cho phim Tài liệu – Khoa học Việt Nam?
thang bay nhung ky uc khong the nao quen Liên hoan phim Tài liệu châu Âu – Việt Nam lần thứ 8 có gì?
thang bay nhung ky uc khong the nao quen Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư: 'Hai đứa trẻ', một bộ phim mang hạnh phúc cho hai cuộc đời!
thang bay nhung ky uc khong the nao quen “Chuyện ngày hôm qua”: Dành cho Trần Lập, Bức Tường & những người hôm nay!
thang bay nhung ky uc khong the nao quen Bộ phim hé lộ góc khuất cuộc đời của Trần Lập
thang bay nhung ky uc khong the nao quen
Cảnh trong phim Tháng Bảy

Bằng cách kể giản dị nhưng đầy cảm xúc thông qua hình ảnh một đoàn du khách đặc biệt cũng đến vùng đất Campuchia kỳ bí, song họ không đến để tham quan các đền đài lăng tẩm Ăngkor, cũng không về Nông Penh mua sắm, hay tắm biển Sihanouk bạt ngàn, mà họ đến vì món nợ với bạn bè đồng đội cách đây 40 năm trước - Lực lượng TNXP thành phố thời đó chính là đội hậu cần xung kích, hỗ trợ đắc lực bên cạnh các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Chính vì thế, họ trở thành tầm ngắm trả thù hèn hạ của quân Pôn Pốt.

Đêm 22 tháng 7 năm 1978, trên cánh đồng ngập nước thuộc xã Kokirsaom, tỉnh Svay rieng đã chứng kiến một cuộc hủy diệt dã man, đầy thú tính của hàng 100 tên lính thuộc tập đoàn Pôn Pốt với trung đội 3 thuộc Liên đội 303 TNXP Thành phố. Người phụ nữ mang tên Nguyễn Thị Lý vừa là nạn nhân cũng là chứng nhân trong trận thảm sát ngày 22 tháng 7 năm 1978. Chị và anh Nguyễn Văn Tuấn là hai người còn sống sót trong Trung đội TNXP 24 người gần như không còn ai. Chị Lý bị chúng dùng lựu đạn đánh đập, rồi nhét cả trái lựu đạn vào cửa mình. Song, do chúng quên không rút chốt nên chị mới còn sống sót trước cơ thể đầy thương tích… Ngoài hành động bắn, đập cho đến chết, có nhiều người bị chúng rạch bụng lôi cả ruột ra ngoài… Chính những hình ảnh tàn độc mà chị Lý chứng kiến trở thành di chứng làm chị thường xuyên ngất xỉu mỗi khi nhớ lại.

Bằng cách xử lý tinh tế cho các nhân chứng đối thoại tiếp lời, kể lại diễn biến sự kiện đau thương này, đạo diễn phục dựng đan xen hình ảnh tư liệu lính Pôn Pốt càn quét, cùng âm thanh là những tiếng súng nổ, tiếng la hét, cận bàn chân trần bước chậm trên thảm cỏ nằm rạp…là hình ảnh mờ chồng người phụ nữ cầm cây nến đi trong bóng đêm giữa khu nghĩa trang thắp đầy nến. Tất cả làm thành điểm nhấn trên nền lời bình đầy lắng đọng, thắt thêm nỗi đau như muốn nhắc nhở trong mỗi chúng ta hãy tự hỏi về cái giá của một sự sống trước những người con đất Việt đã ngã xuống…

thang bay nhung ky uc khong the nao quen
Đồng đội đến thăm chị Lý

Đồng đội đã đưa các chị về yên nghỉ tại quê nhà. Nhưng cuộc chiến này, sự kiện đau lòng này mãi mãi nhắc nhớ chúng ta, không phải chỉ để ghi công, còn là bài học cảnh giác không bao giờ muộn đối với kẻ thù tráo trở vô cùng thâm độc. Và chị Nguyễn Thị Lý đã trở thành chứng nhân bằng xương bằng thịt của một thời kỳ lịch sử. Cuộc đời của chị Lý trong những năm tháng sau này mang một ý nghĩa khác. Phần đời còn lại, chị Lý đã toàn tâm toàn ý cho việc làm thiện nguyện. Mỗi tuần, vào thứ bảy chủ nhật chị dành thời gian để nấu cơm từ thiện. Cùng với một số sinh viên có tấm lòng khác, họ đã lo bữa cơm trưa cho các bệnh nhân nghèo, cơ cực. Anh Tuấn cũng là một trong hai người còn sống sót trong cái đêm tháng 7 kinh hoàng đó. Từ một cậu bé vô tư 15 tuổi đòi vào lực lượng TNXP bằng được nay là người đàn ông đứng tuổi với cuộc sống còn nhiều khó khăn khi chỉ biết rong ruổi đạp xe trên các tuyến đường để bán bánh bò mưu sinh.

Tháng 7, thành phố thường có những ngày mưa rỉ rả. Người ta gọi đó là mưa ngâu. Không phải. Tháng 7 còn là tháng mà trời đất chia sẻ nỗi đau với đất nước … Những giọt nước mắt chân thành của anh em đồng đội TNXP khác, khi buộc phải nhắc lại những ký ức đau thương bi tráng này. Ký ức của một thời tuổi trẻ TNXP thành phố lên đường làm nhiệm vụ, vẫn hiện lên đẹp đẽ, kiêu hùng, như tấm lòng của các cô gái chàng trai thuở ấy.

Phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Dư Kim Hoàng

thang bay nhung ky uc khong the nao quen
Ông Tuấn (trái, nhân vật trong phim) và đạo diễn Dư Kim Hoàng

Anh có thể chia sẻ thêm ý tưởng tên phim - Tháng Bảy?

Ngoài ý nghĩa tháng bảy là tháng có ngày 27/7, ngày cả nước trân trọng kỷ niệm những anh hùng liệt sĩ, thương binh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì tháng bảy cũng là tháng có ngày 22/7, ngày mà trung đội 3 thuộc Liên đội 303 TNXP bất ngờ bị hàng trăm quân Pôn Pốt sát hại tại xã Kokisom thuộc huyện Soài Riệp, tỉnh Svay rieng vào năm 1978, trong khi cùng bộ đội Việt Nam làm nhiệm vụ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Vì thế tôi đặt tên phim là Tháng Bảy, bao hàm 2 ý nghĩa trên.

Là người thực hiện những thước phim đậm dấu ấn về những người mẹ, người phụ nữ có công qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như những người phụ nữ mưu sinh trải dài theo lịch sử đất nước… Lần này nhân vật của anh là những người phụ nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến Biên giới Tây nam… Anh có thể chia sẻ cảm xúc của mình?

Những kịch bản có nội dung về dáng dấp của người phụ nữ Việt Nam luôn luôn có sức hấp dẫn, thuyết phục đặc biệt với tôi. Hình ảnh những bà mẹ, những cô gái luôn là nỗi trăn trở trong tôi mỗi khi đọc kịch bản. Cho tới bây giờ nhớ lại khi chuẩn bị làm bài tốt nghiệp khóa đạo diễn, trường đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.Hồ Chí Minh, tôi từng băn khoăn nên chọn thể loại tài liệu hay phim truyện để làm phim. Phim truyện thì đình đám dễ “nổi tiếng”, còn phim tài liệu thì hiu hắt một phận đời long đong. Tài liệu chỉ để cầm chừng giai đoạn “lấy ngắn nuôi dài”, nghĩa là rảnh rỗi thì làm tài liệu kiếm cơm, cái chính là sẽ làm phim truyện cho “đình đám” hơn. Song vì cái số “long đong” tôi lại đi theo dòng phim tài liệu như: Người con gái trong Khởi nghĩa Nam Kỳ; Bà mẹ Huỳnh Thị Nghính trong phim Anh hùng Võ Văn Mẫn; Chị Nguyễn Thị Lý trong phim Tự sự; Bà Nguyễn Thị Kiệm trong Một đời quang gánh…Tất cả đã đúc kết trong tôi hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng như lao động mưu sinh đời thường là sự hy sinh lặng lẽ - hy sinh đúng nghĩa của 2 từ này. Họ đều không quan tâm đến sự đền đáp, biết ơn hay phong tặng danh hiệu. Khi tôi hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng Huỳnh Thị Nghính trong phim Anh hùng Võ Văn MẫnMẹ nghĩ như thế nào khi 30 năm sau đất nước đã giải phóng, mà anh Mẫn con của mẹ chưa được phong tặng anh hùng…?”, bà thản nhiên ngó xa xăm, mắt ráo hoảnh nhẹ nhàng trả lời “Thôi kệ, người ta không biết tới nó thì thôi…” Hai từ “thì thôi” của mẹ sao mà nhẹ tênh đến thế. Vì mẹ có mong anh Mẫn hy sinh để được phong tặng anh hùng đâu. Rồi bà mới nghẹn lời nói tiếp “Hằng đêm, chỉ mong nó về cho thấy mà không thấy gì hết…”, khi đó nước mắt bà mới chảy dài.

Hay như lời bà Kiệm trong Một đời quang gánh: “Tôi buôn bán vậy là để kiếm đồng tiền nuôi con nhưng tôi không thèm những đồng tiền bất nhân, bất nghĩa”. Tôi nghe mà thấy hình ảnh bà cao vời vợi. Từ đó tôi “nghiện” làm phim tài liệu lúc nào không biết. Mỗi ngày, tôi được gặp những người bằng xương, bằng thịt rất đời thường mà suy nghĩ của họ quả thật phi thường… Và thế là tôi yêu phim tài liệu cho đến bây giờ. Phim Tháng Bảy là xúc cảm mà tôi tình cờ khi được xem tư liệu về chị Nguyễn Thị Lý bị ngất xỉu mỗi khi nhớ lại vụ thảm sát mà PônPốt đã gây ra với chị và đồng đội. Thế là tôi quyết định làm phim.

thang bay nhung ky uc khong the nao quen
Cảnh trong phim Tháng Bảy

Lần này trong cách thể hiện, hình như anh lại làm mới ngôn ngữ phỏng vấn, âm thanh, đặt sáng cũng như hình ảnh ẩn dụ là những cơn mưa…?

Mỗi khi làm phim, hay nói rõ hơn khi làm một bộ phim mới, tôi chỉ biết và muốn làm thế nào để nói lên được tất cả cảm xúc của mình về đề tài phim, về nhân vật trong phim cho thật tự nhiên, thật cô đọng. Tôi yêu, ghét rất rõ ràng và từng khung hình trong phim tôi cũng muốn nói lên như vậy. Thế thôi…

Những đề tài sắp tới mà anh đang hướng tới là gì?

Dự án sắp tới tôi sẽ làm về Sài Gòn, nơi tôi sống và nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Tôi yêu thành phố này…Nhưng nếu gặp kịch bản về những người phụ nữ Việt Nam, chắc chắn tôi lại làm tiếp, để tiếp nối chuỗi phim “Người phụ nữ Việt Nam” mà tôi yêu muôn thuở.

Chân thành cảm ơn và mong anh có nhiều tác phẩm thành công!

thang bay nhung ky uc khong the nao quen 'Vietnam War': Những vết thương không thể chữa lành
thang bay nhung ky uc khong the nao quen ‘Mắt biển’ chiếu khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Vũ Liên