Sự “bành trướng” của phim sitcom!

(TGĐA) - Tuy không còn là mới với khán giả màn ảnh nhỏ, nhưng sitcom (hài kịch tình huống) sau thời gian chỉ để “lấp sóng” đang có xu thế “bành trướng” và lấn lướt phim truyền hình truyền thống…

su banh truong cua phim sitcom B Trần: Hôn Quỳnh Chi quả thực rất khó!
su banh truong cua phim sitcom Sitcom Bó tay chấm com & chuyện giờ mới kể
su banh truong cua phim sitcom Sự lên ngôi của thể loại sitcom
su banh truong cua phim sitcom Sitcom 5S Online hứa hẹn “bùng nổ” thời gian tới
su banh truong cua phim sitcom
Cảnh trong sitcom Chuyện gì đang xảy ra

Sitcom đang khởi sắc!

Thời điểm này, rating khán giả thấp, doanh thu quảng cáo sụt giảm, nhiều nhà sản xuất phim truyền hình truyền thống chuyển hướng sang sản xuất sitcom. Đáng kể như M& T Pictures - một công ty nhiều năm đứng đầu về sản lượng sản xuất phim truyền hình dài tập truyền thống (lên tới cả ngàn tập/năm) ở phía Nam - đang phát sóng thăm dò thị hiếu khán giả với sitcom đầu tiên Chuyện gì đang xảy ra? dài 56 tập có đề tài gia đình trên khung giờ vàng buổi trưa của HTV7; Công ty truyền thông Nét Việt đang bấm máy sitcom có đề tài tâm lý trẻ thơ mang tên Những bức tranh của bé Bơ (dài 50 tập); hay Công ty Điền Quân với dự án phim sitcom Gia đình là số 1 (208 tập, kịch bản Việt hóa của phim Hàn Quốc); Công ty Truyền thông Phụ nữ châu Á với sitcom Ký túc xá và đang chuẩn bị cho Chiến dịch chống ế phần 3; YanTV vừa cho ra mắt phim sitcom mới mang tên Rắc rối; Sena Film - một công ty chuyên sản xuất phim truyền thống cho HTV9 - cũng đang chuẩn bị ra mắt sitcom đầu tiên Nè biết gì chưa?

su banh truong cua phim sitcom
Cảnh trong phim Xóm trọ vui nhộn

Nếu như những năm trước, nhiều công ty truyền thông thường chọn phim truyền hình truyền thống 45 phút/tập để gia nhập thị trường, thì nay đều chọn sitcom. So với phim truyền thống 45 phút (tốn từ hơn 100 triệu đồng/tập) thì sitcom không tốn kém nhiều về bối cảnh, diễn viên cũng ít hơn nên chi phí giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1/3 - như tiết lộ của một nhà sản xuất. Ngoài ra, danh sách các phim sitcom đã và đang chuẩn bị lên sóng trên các kênh lớn như VTV3, VTV9, HTV7, SCTV, YanTV, Today TV ngày càng nhiều như: Sắc màu phái đẹp, Phụ nữ là số 1, Xóm trọ vui nhộn, Tám công sở, Cười để ngẫm, Mạc gia ký, Chuyện đâu còn đó, Gia đình ngũ quả, Già néo đứt dây, Nhà là để trọ, Phía Tây thành phố… Một bằng chứng cho thấy sự “bành trướng” của sitcom còn là ở chỗ đã huy động được sự tham gia của hầu hết các diễn viên “gạo cội” giỏi nghề ở phía Nam (nói riêng) như NSƯT Việt Anh, NSƯT Kim Xuân, Bảo Trí, Cát Tường, Hoàng Trinh, Công Ninh, Kiều Mai Lý, Phi Phụng, Mạc Can, Hữu Châu, Thanh Thủy…, đến các diễn viên trẻ đang “hot” của phim truyền hình truyền thống phía Nam như Ngọc Lan, Lê Khánh, Lan Phương, Bình Minh, Hứa Vĩ Văn, Hòa Hiệp,Trương Thế Vinh, Tường Vi, Huy Khánh, Cao Thái Hà…, và các diễn viên hài, các ca sĩ, người mẫu… như Đại Nghĩa, Khả Như, Diệu Nhi, Nam Thư, La Thành, Hồ Vĩnh Khoa, Sam, Băng Di, Liêu Hà Trinh, Ngô Kiến Huy...

su banh truong cua phim sitcom
Cảnh trong sitcom Cười để ngẫm

Để linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả, ngoài những phim dài hàng trăm tập, thì sitcom cũng có những phim không quá kéo dài số tập. Tuy vẫn chia thành hai nhóm dành cho đối tượng tuổi teen và gia đình, nhưng đề tài của sitcom hiện nay được mở rộng, không chỉ xoay quanh những câu chuyện trong gia đình, công sở, trường học, tình yêu đôi lứa, hôn nhân mà còn cả vấn đề thời sự xã hội, dân sinh…

Sở dĩ sitcom đang thắng thế, bởi, ngoài thu quảng cáo trên truyền hình, còn được hy vọng mang lại lợi nhuận trên youtube, hay truyền hình trên internet. Hiện nay, hai loại hình IPTV (internet protocol television) và OTT (over the top technology) được xem là xu hướng dịch vụ truyền hình sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới tại Việt Nam, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các thuê bao internet và internet di động. Độ dài từ 8-25 phút/tập, và cách giải quyết từng vấn đề thường dứt điểm trong vòng 1-2 tập của sitcom rất phù hợp với việc phát sóng Youtube và trên truyền hình internert, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả thời smartphone, laptop… lên ngôi. Theo đó, từ vài năm nay, nhiều sitcom như 5S online, Kim chi cà pháo, Tiệm bánh hoàng tử bé, 365 ngày để yêu, Sắc màu phái đẹp… sau khi phát sóng trên truyền hình truyền thống rồi lại được đưa tiếp lên mạng Youtube…, thu về chục ngàn đến triệu lượt người xem lại khiến nhà sản xuất rất hào hứng hướng đến việc khai thác lợi nhuận trên Internet. Hơn nữa, trên mạng xã hội, khả năng tương tác với khác giả cao, không quá kén chọn nội dung và chất lượng như truyền hình truyền thống, mà doanh thu quảng cáo nhiều nên đang có nhiều nhà sản xuất (tập trung ở nhóm làm phim trẻ, đạo diễn đơn lẻ) chọn hình thức làm phim sitcom để phát hành online hoàn toàn trên Youtube hay Facebook, như series phim Tỉnh giấc tôi thấy mình trong ai, Tầng 18+, Kem xôi TV, Giọng hát ma…

su banh truong cua phim sitcom
Cảnh trong sitcom Phía tây thành phố

Để không sớm nở tối tàn…

Tuy có nhiều thuận lợi song sitcom hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Quay ngược lại thời gian, dòng sitcom xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 2004, với những bộ phim như Lẵng hoa tình yêu, Mùi ngò gai, Cô gái xấu xí, Dù gió có thổi, Nhật ký vàng anh, Bộ tứ 10A8, Những phóng viên vui nhộn… từng tạo được ấn tượng khá tốt với cộng đồng khán giả. Nhưng sitcom từng có lúc khiến khán giả ngán ngẩm bởi tuy số lượng khá nhiều nhưng chất lượng phim không cao, các phim dành cho tuổi teen thì diễn xuất của các hotboy, hotgril chưa từng qua đào tạo nên khô cứng, thiếu tự nhiên, thiên về phô trương hình thể hơn là xử lý nội tâm; phim dành cho gia đình thì kịch bản “Việt hóa” còn nhiều sạn, nội dung xoay quanh câu chuyện thường ngày nhưng lại không được xử lý một cách hợp lý, lạm dụng chất hài hước với nhiều tình tiết gây cười gượng ép đến vô lý…

su banh truong cua phim sitcom
Crnh trong Tỉnh giấc tôi thấy mình trong ai

Đạo diễn Văn Công Viễn - người được mệnh danh là “phù thủy sitcom”, hiện đang làm sitcom Gia đình là số 1 nhận xét: “Hiện có rất nhiều công ty, nhóm trẻ làm phim sitcom, góp phần làm khởi sắc cho đời sống phim truyền hình. Tuy nhiên, xem qua một số phim đã ra mắt, tôi nghĩ nhiều phim chưa thể gọi là sitcom mà chỉ là dạng truyền hình hài bởi chưa đáp ứng được các quy chuẩn cơ bản của thể loại”. Một đạo diễn khác cũng cho rằng, sitcom khó ở tình huống và thoại,

Một khó khăn nữa không chỉ của riêng sitcom mà còn phim truyền hình Việt Nam nói chung là việc phải đi thuê mướn bối cảnh do không có phim trường cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng làm phim. Thêm vào đó, diễn viên cũng không có nhiều thời gian để tập luyện vì phải chạy theo bối cảnh, tiến độ thực hiện nên diễn xuất chưa thật tốt.

mà sitcom Việt Nam chỉ mới dừng ở tiểu phẩm hài được quay nhiều máy, thu tiếng trực tiếp. Thời gian gần đây, sitcom Xóm trọ vui nhộn (đang phát sóng trên HTV7) nhận được những phản hồi rằng, người xem có cảm giác giống như là vở hài kịch hơn là phim… Sitcom nghĩa là “hài tình huống”, do đó việc xây dựng tình huống, kịch bản tốt là tiêu chí đầu tiên. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều phim sitcom chưa đầu tư đúng mực về kịch bản,vừa đủ tình huống vừa đủ hài là quá sức với đội ngũ biên kịch, nên không truyền tải được thông điệp câu chuyện và vẫn phụ thuộc vào các mảng miếng của diễn viên để lôi kéo khán giả, khi nhà sản xuất và đạo diễn đã tìm cách mời các ngôi sao “ăn khách”, nhất là ở lĩnh vực hài tham gia.

su banh truong cua phim sitcom
Cảnh trong sitcom Già néo đứt dây

Về thuận lợi và khó khăn của sitcom, đạo diễn Chu Thiện của phim Chuyện gì đang xảy ra? chia sẻ rằng: “Làm phim sitcom bây giờ phải đầu tư cho bối cảnh (sitcom chủ yếu quay cảnh nội - NV) rất chỉn chu; kịch bản và lời thoại được biên tập rất kỹ để sao cho “có bột mà gột nên hồ” và thu hút khán giả xem xong tập này phải đón xem tập tiếp theo; diễn viên phải tập trung cao độ cho diễn xuất vì thu tiếng trực tiếp tại hiện trường quay, quăng bắt sáng tạo nhưng phải có sự tiết chế để tự tình huống làm bật nên tiếng cười, chứ không được biến mỗi tập sitcom thành một tiểu phẩm tấu hài. Như thế sitcom mới có màu sắc mới mẻ, hấp dẫn hơn trước kia”.

su banh truong cua phim sitcom Khởi quay Gia đình là số 1

(TGĐA) - Series phim sitcom Gia đình là số 1 – phiên bản Việt do Dienquan ...

su banh truong cua phim sitcom Hotboy, hotgirl rủ nhau đi casting phim

(TGĐA Online) - Sau khi kết thúc phần 1 rất ăn khách và chiếm được ...

Phúc Thiện