Robin Swicord - Cây bút vàng ở Hollywood

(TGĐA) - Thành công mà Robin Swicord, nữ biên kịch nổi tiếng Hollywood, có được là kết quả tất yếu từ những cống hiến, sự kiên trì và lòng đam mê nghề nghiệp của bà. Swicord được biết đến nhờ những kịch bản phim kinh điển được chuyển thể từ các tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó phải kể đến một loạt tác phẩm như Little Women, Matilda, và The Jane Austen Book Club. Đóng góp của bà trong Memoirs of a Geisha đã giúp bà dành được giải “kịch bản chuyển thể hay nhất” trong lễ trao giải Satellite Award năm 2005 và gần đây nhất là đề cử giải Oscar cho The Curious Case of Benjamin Button.

Swicord sớm đã xác định con đường sự nghiệp của mình là trở thành một nhà văn và đã có được những thành công nhất định với lĩnh vực này. Bà hiện đang sống tại Los Angeles với chồng và cũng là đồng nghiệp, biên kịch Nick Kazan. Cuộc phỏng vấn do tạp chí WOW thực hiện.

Từ khi nào bà xác định con đường sự nghiệp của mình là sẽ trở thành một nhà văn?

Có lẽ là rất sớm. Kể từ khi biết đọc, tôi đã biết mình muốn trở thành một nhà văn. Đọc và viết gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của tôi. Ngay từ khi tôi biết cầm bút chì viết những từ đầu tiên, tôi đã bắt đầu viết truyện và phác họa lên những ô vuông mà tôi đã chia sẵn trên giấy. Hai thập kỷ sau thì tôi mới nhận ra đó chính là các kịch bản phim.

robins

Vài người nói với tôi rằng chưa có bất cứ nhà sản xuất phim nào là nữ giới cả, vì thế nếu tôi muốn ghi tên mình vào một bộ phim thì tôi nên trở thành một nữ biên kịch...

Trong những năm đầu tiên khi bà phát triển sự nghiệp viết lách, điều gì đã gây ảnh hưởng đến lối viết của bà?

Khi tôi còn nhỏ, tôi đọc tất cả những cuốn sách mà thầy cô giáo và người quản lý thư viện khuyên tôi nên đọc. Sách âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa, các mẩu truyện tranh trên báo, trên tạp chí The New Yorker và cả những buổi biểu diễn âm nhạc đường phố của các công dân đến từ những thị trấn nhỏ giống như nơi tôi lớn lên. Tôi đọc lịch sử để giải trí. Tôi đọc hết bộ sưu tập tạp chí Life có trong thư viện. Trong đầu tôi chứa đựng tất cả những thứ mà tôi yêu thích và tôi chưa bao giờ hết yêu thích việc đọc sách. Một phần do may mắn, khoảng thời gian tôi còn nhỏ, kênh truyền hình địa phương chiếu rất nhiều phim đen trắng, chiếm phần lớn thời lượng phát sóng chương trình của họ. Tôi rất thích các bộ phim mà mọi người được học tại trường điện ảnh. Humphrey Bogart là ngôi sao điện ảnh đầu tiên mà tôi ngưỡng mộ.

Cuối cùng bà đã có được tấm bằng về Văn học và Sân khấu Anh thuộc trường đại học bang Florida. Vậy bà làm gì sau khi tốt nghiệp?

Tôi chuyển đến New York vì đam mê làm phim và New York, đối với tôi, đúng là dễ tiếp cận hơn so với Los Angeles. Khi ở độ tuổi đôi mươi, hầu hết các quyết định của tôi đều dựa trên câu hỏi rằng liệu mình có nên sở hữu một chiếc xe hơi không bởi vì vào thời điểm đó tôi gần như không một xu dính túi. Ở New York thật tuyệt, sau khi rời những thị trấn nhỏ bé ở phía Nam, để khám phá bản thân tại một trung tâm văn hóa lớn như thế này, tôi nghĩ cảm xúc riêng tư là một phần quan trọng giúp tôi tìm thấy mình ở một nơi đầy tiềm năng như thế. Sau vài năm đọc các vở kịch được diễn trên sân khấu, cuối cùng tôi cũng được xem trực tiếp một vở kịch chuyên nghiệp, được dàn dựng bởi các đạo diễn như Joseph Chaikin.

Bà đã rất thích New York?

Phải mất vài tháng tôi mới nhận ra rằng New York có những ranh giới riêng của nó. Tôi bắt tay ngay vào làm nghiên cứu tại các hãng sản xuất phim, cố gắng tìm ra con đường để bước vào thế giới điện ảnh. Nhưng không có cánh cửa nào mở ra trước mắt tôi. Vài người nói với tôi rằng chưa có bất cứ nhà sản xuất phim nào là nữ giới cả, vì thế nếu tôi muốn ghi tên mình vào một bộ phim thì tôi nên trở thành một nữ biên kịch - ngày nay họ gọi những chuyên gia này là người giám sát kịch bản phim - và đó là công việc duy nhất mà tôi có thể tìm được lúc bấy giờ.

Đến tận năm 1978 vẫn tồn tại hình ảnh sai lầm trong ngành công nghiệp điện ảnh, khi cho rằng công việc thường dành cho phái nữ trong ngành điện ảnh vào thời đó là nghề biên tập phim. Vì vậy tôi dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa người muốn làm phim và những người đang làm phim. Đó là: Chỉ cần có tiền là có thể làm phim. Nhưng tôi thì lại không có tiền.

Hoi_uc_1_geisha

Vậy bà đã quyết định làm gì?

Tôi vẫn tiếp tục viết và cho ra đời vở kịch: Last Days At The Dixie Girl Café .Tôi làm việc với một nhóm bạn cùng chí hướng muốn tìm đường đến với phim và kịch. Chúng tôi lập kế hoạch dựng những vở kịch của riêng chúng tôi ở dưới tầng trệt của khách sạn Ansonia, với giá thuê khoảng 500 đô la. Một người bạn của tôi là một đạo diễn nghệ thuật đã giúp chúng tôi làm những poster quảng cáo và chúng tôi đã đi dán khắp quận Manhattan ngay trong đêm. Những năm sau đó chính vị đạo diễn này là người đã tạo ra những con rối Fandango nổi tiếng mà bạn thường thấy trên những quảng cáo tại các rạp chiếu phim.

Chắc hẳn việc đó phải rất thú vị. Vậy bà làm công việc dựng kịch trong bao lâu?

Chúng tôi chỉ thực hiện được công việc này trong 3 tuần nhưng cũng đã thu hút được một nhà phê bình và cũng gây được sự chú ý để có thể dời

Tôi hiểu rất rõ rằng trước khi muốn bán được kịch bản đầu tiên, điều cần thiết là tác phẩm ấy phải đồng cảm với khán giả và hiểu khán giả muốn gì.

đoàn kịch đến một địa điểm lớn hơn. Sau đó, có người thuộc một hãng phát hành phim kịch bản và hỏi tôi liệu có muốn viết kịch bản phim cho họ không. Tôi đưa cho bà ấy kịch bản bộ phim Stock Cars For Christ và bà ấy đã bán cho MGM (Metro–Goldwyn–Mayer Inc – một tập đoàn truyền thông của Mỹ). MGM đã gửi vé máy bay để tôi đến Los Angeles, thuê phòng cho tôi ở khách sạn Del Capri Hotel và thuê một cái máy đánh chữ màu hồng để tôi viết lại kịch bản (tổng cộng tôi đã viết đến 9 bản nháp) và tất nhiên là không bao giờ được dùng vào bộ phim.

Ngay khi tôi tìm thấy mình ở Los Angeles cũng là lúc tôi nhanh chóng hiểu ra đây đúng là “thiên đường” sản xuất gần như mọi bộ phim. Vì vậy tôi đã tìm thuê một căn phòng nhỏ ở Ocean Park và bắt đầu đi tới đi lui giữa 2 thành phố mà tôi yêu thích: New York và Los Angeles.

Bà có đề cập đến việc đã từng làm trong lĩnh vực quảng cáo. Vậy công việc đó có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của bà không?

Tôi làm nghề viết quảng cáo không được lâu nên tất nhiên là chuyện đó không đủ sức gây ảnh hưởng đến tôi. Nhưng tôi nghĩ việc học được các kĩ năng tương tự sẽ cho phép tôi làm việc tốt hơn với nghề mang tính kinh doanh và cũng có thể giúp tôi điều hành thị trường làm phim. Tôi hiểu rất rõ rằng trước khi muốn bán được kịch bản đầu tiên, điều cần thiết là tác phẩm ấy phải đồng cảm với khán giả và hiểu khán giả muốn gì. Làm phim là một loại hình nghệ thuật quá tốn kém nên không thể làm một cách vô tội vạ. Mặc dù vậy, có một điều khá nực cười, tôi thấy việc chỉ tập trung vào marketing của các tập đoàn làm phim như hiện nay dường như chẳng đóng góp được gì cho nền sân khấu điện ảnh.

Khi bắt đầu làm việc trong ngành điện ảnh, bà đã nói cảm thấy thất vọng với những vai nhân vật nữ trong các bộ phim. Vậy bà có định thay đổi điều này và có nghĩ là mình đã có tầm ảnh hưởng đến khía cạnh đó hay không?

Tôi đã viết nhiều vai dành cho phụ nữ hơn. Đó là một lựa chọn rõ ràng mặc dù tôi biết việc đó có thể kìm hãm sự nghiệp của tôi, vì các bộ phim đều có xu hướng dành nhiều vai cho nam giới hơn. Nhưng tôi đủ tự tin để nghĩ rằng tôi có thể dành cả cuộc đời mà tôi muốn để làm ra những bộ phim dành vai chính cho phụ nữ.

Bà có nghĩ những bộ phim của bà gây được tầm ảnh hưởng như bà mong đợi không?

Tôi không dám chắc các bộ phim của tôi có ảnh hưởng đến việc tạo ra được những thay đổi mà tôi mong muốn, mà theo quan niệm kinh doanh ở Hollywood thì đó là thành công về doanh thu từ các bộ phim. Khi phim tôi làm mang lại chút lợi nhuận thì chúng lại không phải là những bộ phim đề cao vai trò của phụ nữ. Tôi thấy phim của Nancy Meyer (Private Benjamin, What Women Want, Something’s Gotta Give, It’s Complicated) hay của Tina Fey đã thực sự thay đổi thị trường làm phim nhờ thành công lớn từ phòng vé.

Bobin2

Tôi đủ tự tin để nghĩ rằng tôi có thể dành cả cuộc đời để làm ra những bộ phim dành vai chính cho phụ nữ.

Bà đã tìm thấy những cuốn sách thích hợp để chuyển thể thành kịch bản phim. Vậy những gì bà tìm thấy có phải là thách thức lớn nhất với loại hình viết kịch bản này?

Với bất kỳ độc giả nào yêu tiểu thuyết thì phần khó nhất của việc tìm được một cuốn sách thích hợp là tìm ra phần nào của cuốn sách nên được nhắc đến trong phim. Sách không thể trực tiếp truyền thể thành phim- cũng như không thể so sánh truyện cổ tích Sleeping Beauty của Grimm với một vở ba lê, hay vở Anthony & Cleopatra của Shakespeare. Chúng ta trải nghiệm hai loại hình nghệ thuật theo những cách khác nhau ngay cả khi chúng có mối quan hệ “máu mủ.”

Quá trình tiếp theo của bà sau khi viết những kịch bản này là gì?

Lúc đầu, việc duy trì mối liên hệ giữa sách và phim đòi hỏi tôi phải đọc đi đọc lại, để có thể hiểu được những điều đằng sau những trang sách ấy. Tôi đọc tất cả những gì có thể (thường là tôi tự làm nghiên cứu chủ đề của một cuốn tiểu thuyết), coi đó là một phần trong quá trình viết kịch bản và có thể hiểu được câu chuyện và các nhân vật tác động như thế nào đến cảm xúc của chúng ta. Sau đó tôi cố gắng trung thành với những điều đã đặt ra, hi vọng giữ được ý mà tác giả muốn truyền tải. Và tôi cũng mong rằng những cộng sự của tôi (những người điều hành hãng phim, các nhà sản xuất, các đạo diễn, diễn viên và biên kịch) cũng có cùng quan điểm với tôi.

Bà có nhắc đến việc làm nghiên cứu. Vậy có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đưa nội dung một cuốn sách vào kịch bản phim không?

Tôi dành rất nhiều thời gian để đọc một cuốn tiểu thuyết vì tôi thường đi vào từng chi tiết trong cuốn truyện. Với Little Women, tôi đã mất 6 tháng để đọc về cuộc đời của Alcotts và những người Anh kiểu mới theo thuyết tiên nghiệm, theo những xâu chuỗi về những biến chuyển và các khía cạnh khác về văn hóa lịch sử thế kỷ 19. Tôi cố đào sâu nội tâm của Louisa May Alcott qua các bài viết, các bài báo và các tác phẩm văn học của bà. Tôi cảm thấy nỗ lực đó là cần thiết bởi vì tôi biết sách của bà có chút tính chất tự truyện; và tôi cũng biết rằng những tác động xã hội đã hình thành nên các cuốn sách của bà vẫn sẽ ảnh hưởng đến khán giả đương đại.

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến bộ phim Memoirs of a Geisha phải không?

Với Memoirs of a Geisha, bản thân tôi chưa cảm thấy thỏa đáng trong cách tiếp cận với cuốn sách mà tác giả Arthur Golden đã vất vả trong 12 năm trời tìm tòi và viết đi viết lại. Ông đã sống ở Nhật Bản và hiểu về các geisha, cũng như có thể đọc được tiếng Nhật. Khi chuyển thể cuốn sách thành kịch bản phim, tôi biết bộ phim này sẽ nhanh chóng được đưa vào sản xuất trong vòng 4 tháng tới, nghĩa là tôi phải đẩy nhanh tiến độ công việc. Phác thảo kịch bản dành cho bộ phim mà tôi và đạo diễn Rob Marshall cùng làm với nhau cũng đã được duyệt. Tôi nghĩ tất cả những ai làm phim (đạo diễn, biên tập, quay phim, nhà sản xuất, thiết kế phục trang, thiết kế sản xuất) đều dành sự kính trọng cho tác phẩm của Golden nhưng cũng thấy có chút lo sợ khi phải mất vài tuần nghiên cứu văn hóa truyền thống của Nhật mà Golden đã miêu tả rất chi tiêt trong tiểu tuyết của mình. Những trải nghiệm có được trong chuyến đi tới thành phố Kyoto, Nhật Bản đúng là vô giá với tất cả mọi người trong đoàn làm phim. Tôi không nghĩ là tôi có thể viết được nếu không có chuyến đi này.

Mặc dù hầu hết các tác phẩm gần đây của bà đều được chuyển thể từ sách nhưng bà cũng có những kịch bản phim của riêng mình. Vậy điều gì làm bà thấy thích thú nhất khi tự sáng tác kịch bản?

Điều mà tôi thích nhất khi tự sáng tác kịch bản đó là được sống với những suy nghĩ của riêng tôi. Tôi thích cái cảm giác bối rối khi câu chuyện dần hé mở trước mắt và cảm nhận nhân vật hiện lên một cách sống động. Thỉnh thoảng tôi nhập tâm vào nhân vật trước khi nghĩ đến giọng nói của họ. Khi tự sáng tác, tôi tìm thấy niềm hứng thú vì tôi không thể biết diễn biến tiếp theo của câu chuyện là gì, tôi cảm thấy được tự do “múa bút”, nhưng thường thì tôi không sử dụng đến các phác thảo đó bởi vì một người viết tiểu thuyết đã luôn tự xây dựng trong đầu mình một cốt truyện không thể thay đổi theo hướng khác.

Lịch làm việc của bà hàng ngày như thế nào?

Tôi quy định thời gian và làm việc. Các bài nghiên cứu, các ghi chép và các phác thảo với tôi cũng là những tác phẩm, sáng tác có thể xuất hiện trong tất cả các quá trình đó mặc dù chúng ta không hề nghĩ đó là sáng tác. Và cuối cùng, tất cả những sức ép bên trong từ sự “thai nghén” các ý tưởng và hình ảnh đã thôi thúc tôi bắt tay vào viết kịch bản.

Bà có thể miêu tả quá trình sáng tác của bà được không?

Hầu như ngày nào tôi cũng viết, rồi sau đó lại viết lại, dù biết rằng một lúc nào đó sẽ có hại cho sức khỏe tinh thần của tôi. Tôi viết những trang mới, sau đó đọc lại các trang đã viết ngày hôm trước hoặc làm ngược lại, xem lại các trang đã viết trước rồi viết các trang mới. Tôi có một nhịp độ làm việc chung cho mỗi dự án làm phim. Có ngày tôi phải dừng làm việc để dành những ý tưởng hay ho cho ngày hôm sau, như vậy ngày hôm sau tôi sẽ cảm thấy dễ bắt đầu hơn. Cũng có những ngày tôi cảm thấy rất nản chí vì không nghĩ ra cái gì để viết hay đôi khi thấy mình đã bỏ lỡ cơ hội để làm điều gì đó hay hơn. Vào những ngày đó tôi thường trở lại bàn làm việc vào buổi đêm và viết cho đến khi tôi cảm thấy đã có chút tiến bộ.

30 năm trong nghề, bà thấy nghề viết kịch bản thay đổi như thế nào?

Khi lần đầu tiên tôi viết kịch bản phim, các nhà điều hành và sản xuất phim đang nghĩ về những kịch bản được viết theo lối kể chuyện cứng nhắc.

Tại sao bà nghĩ là có việc đó?

Tôi nghĩ có việc đó một phần là vì cuốn sách đầu tiên họ đọc là của Syd Fields và có thể việc tổ chức những buổi hội thảo với các bậc thầy về kịch bản phim khác, những người thường chỉ thẳng ra lỗi ở đích xác trang nào hay chương nào hay một biến cố chắc chắn phải xảy ra. Tôi hiểu được mong muốn hệ thống hóa quá trình sáng tạo, đặc biệt là trong môi trường cộng tác làm phim. Và cuối cùng thì việc đó cũng có thể dự đoán được. 30 năm trong nghề, điều tốt nhất tôi từng thấy với nghề viết kịch bản đó là có nhiều hơn các tác phẩm được viết theo lối hồi tưởng bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm của Charlie Kaufman (và đây là điều đáng mừng với chủ hãng phim Sony Pictures – Amy Pascal, người đã tin tưởng vào những đổi mới trong tác phẩm của ông), cũng như trong bộ phim Memento của biên kịch, đạo diễn Christopher Nolan chuyển thể từ truyện ngắn của Jonathan Nolan. Ngày nay, một nhà văn dường như ít được nghe một nhà sản xuất phim nói rằng: “ Bà có vở kịch với màn kết thúc ở trang 39, trong khi tôi thấy nên kết thúc ở trang 31.”

The_Curious_Case_of_Benjamin_Button

Bà đã phát triển sự nghiệp của mình như thế nào?

Tôi vẫn tự trau dồi kiến thức. Nhưng vài năm gần đây, khi xem lại Stock Cars For Christ, kịch bản đầu tiên tôi viết khi chập chững bước vào nghề , tôi đã nhận ra một điều: nếu bạn viết kịch bản phim trong 30 năm thì cuối cùng bạn cũng phải học được điều gì đó.

Trong suốt ba thập kỷ đó, kịch bản nào mà bà thích nhất và có ý nghĩa nhất đối với bà?

Tôi đã viết 16 bản phác thảo cho The Curious Case