Phim hài Hong Kong, hoài niệm 60 năm nhìn lại

(TGĐA) - Nhắc đến quá trình phát triển của điện ảnh Hong Kong, giới chuyên môn không thể phủ nhận dòng phim hài đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền điện ảnh Hong Kong. Lấy thập niên 1950 làm cột mốc thì đến nay dòng phim hài xứ cảng thơm đã có 60 năm tuổi thọ, một hành trình được đánh dấu qua các thời kỳ…   

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Người tình Lý Tiểu Long bất ngờ xuất hiện trong phim 'Sóng gió gia tộc 3'
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Top 5 phim truyền hình Trung Quốc được khán giả Hong Kong yêu thích trong năm 2017
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Dự án điện ảnh 'Liêm chính phong vân' quy tụ hai Ảnh đế Lưu Thanh Vân và Trương Gia Huy
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai TVB kỷ niệm 50 năm, điểm xem 10 bộ phim kinh điển
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Dàn sao Hoa ngữ mặc đồ tối màu quy tụ tại lễ tưởng nhớ 'Nữ tướng TVB' - Phương Dật Hoa

Thời kỳ phim trắng đen (năm 1945 – 1960)

Trong thời kỳ thế chiến thứ II, một lượng lớn người dân từ Trung Quốc ùn sang Hong Kong, trong đó đương nhiên bao gồm rất nhiều người làm phim, việc này có ảnh hưởng trực tiếp tới hướng phát triển của điện ảnh Hong Kong sau này. Thị trường phim ảnh thời đó, dòng phim nghệ thuật “xưng bá”, phim hài và phim võ thuật vẫn chưa nên cơm cháo gì. Hơn nữa, ngôn ngữ trong phim còn chia thành hai thị trường lớn: một là tiếng Quan Thoại, vì rất nhiều người từ Trung Quốc sang vẫn chưa nghe nói được tiếng Quảng Đông; hai là tiếng Quảng Đông, đương nhiên để phục vụ người Hong Kong bản địa.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Thập niên 1950, các diễn viên ăn khách của phim hài như Tân Mã Sư Tăng, Đặng Ký Trần, Lương Tỉnh Ba… đều là diễn viên nổi tiếng của phim tiếng Quảng Đông

Phim hài tiếng Quan Thoại khá ít, vì thời đó những nhà làm phim phương Bắc dồn sức thực hiện những bộ phim có đề tài nghiêm túc. Còn về phim tiếng Quảng Đông thì hoàn toàn trái ngược, vào những năm 1950 – 1960 thế kỷ 20, phim hài chiếm khoảng 1/5 số lượng phim tiếng Quảng Đông, tuy có số lượng nhiều, nhưng không ít phim được dàn dựng cẩu thả, thô tục. Thời đó thịnh hành mời diễn viên gạo cội và Hoa đán của phim tiếng Quảng Đông đóng phim hài, các diễn viên ăn khách của phim hài như Tân Mã Sư Tăng, Đặng Ký Trần, Lương Tỉnh Ba… đều là diễn viên nổi tiếng của phim tiếng Quảng Đông.

Cách nay 50 năm, phim hài Hong Kong không có yêu cầu cao, kịch bản, trang phục, bối cảnh đều xuề xòa cho qua, nội dung phim phần lớn gom nhặt từ những chuyện vụn vặt trong cuộc sống của người dân lao động, duy chỉ có diễn xuất của các diễn viên nổi tiếng là đáng chú ý, nhưng chỉ dựa vào diễn xuất đặc sắc của diễn viên thì không thể bù đắp cách dàn dựng nhếch nhác, phim hài tiếng Quảng Đông dần dần tụt dốc.

Những năm 1960, ảnh đàn Hong Kong xuất hiện một số bộ phim hài hiện đại như Huynh đệ song hành (1960), Nam Bắc nhất gia thân (1962), Ngọc nữ thiêm đinh… đều được khán giả đánh giá cao, hai diễn viên đại diện cho phim hài thập niên 1960 là Tạ Hiền và Hồ Phong, nhưng chỉ với chút thành tích này, vẫn chưa đủ sức phản kích phim tiếng Quan Thoại có thực lực hùng hậu. Càng khoa trương hơn, thời đó thịnh hành sản xuất dòng phim “thất nhật tiên”, nghĩa là một bộ phim chỉ quay 7 ngày hoàn thành, thật sự thần tốc.

Thời kỳ hoàng kim (năm 1960 – 1970)

Năm 1957, ông Thiệu Dật Phu từ Singapore đến Hong Kong tiếp quản Hãng phim Thiệu Thị Phụ Tử của người anh Thiệu Thôn Nhân, đồng thời đổi tên thành Hãng phim Thiệu Thị Huynh Đệ (Hãng Shaw, tiền thân của TVB), bắt đầu một tay gây dựng vương quốc điện ảnh của Thiệu Thị. Trong những năm 1960, Thiệu Thị phát triển mạnh mẽ, phim hài do Thiệu Thị sản xuất chiếm vị trí số 1 trên thị trường, thời đó Thiệu Thị đã có năng lực quay phim tiếng Quan Thoại có màu, với nhiều phong cách khác nhau, thậm chí còn kết hợp với ca múa, hình thành một thể loại phim hài mới, lập tức lấn át khí thế của phim tiếng Quảng Đông trắng đen, trở thành định hướng trên thị trường.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Những năm 1960, ảnh đàn Hong Kong xuất hiện một số bộ phim hài hiện đại như Huynh đệ song hành (1960) đã được khán giả đánh giá cao

Năm 1973, Thiệu Thị tung ra bộ phim hài tiếng Quảng Đông Thất thập nhị gia phòng khách do Sở Nguyên đạo diễn, với tốc độ nhanh như sét đánh “hạ gục” bộ phim Long tranh hổ đấu của Lý Tiểu Long. Có thể nói, đây là bộ phim hài đáng kiêu hãnh với doanh thu 5.6 triệu HK$, trở thành quán quân phòng vé trong năm. Thất thập nhị gia phòng khách không chỉ giúp phim hài Hong Kong hồi sinh, cũng khiến thị trường phim tiếng Quảng Đông lấy lại sức sống, đồng thời còn tiến thêm một bước chiếm lĩnh toàn bộ thị trường phim ảnh Hong Kong.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Năm 1973, bộ phim hài tiếng Quảng Đông Thất thập nhị gia phòng khách do Sở Nguyên đạo diễn đã bộ phim Long tranh hổ đấu của Lý Tiểu Long

Năm 1974, nhóm hài “Hứa Thị tam huynh đệ” do Hứa Quán Văn thành lập bắt đầu nổi lên, năm đó bộ phim Quỷ mã song tinh lập kỷ lục doanh thu phòng vé 6.2 triệu HK$, đã mở ra kỷ nguyên mới cho phim hài kiểu Hong Kong. Hứa Quán Văn là người đầu tiên đưa các nguyên tố mới như tiếng lóng địa phương, tiết tấu hài nhanh, nam chính thô lỗ… vào phim hài của mình, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của thị trường. Có thể nói, Hứa Quán Văn là người sáng lập ra dòng phim hài thế hệ mới trên màn bạc Hong Kong. Đáng tiếc, bộ phim Ma đăng bảo tiêu sau đó ít lâu là tác phẩm cuối cùng đánh dấu những ngày tháng vinh quang của Hứa Thị, sau khi bộ phim này chiếm ngôi quán quân phòng vé, huyền thoại về nhóm “Hứa Thị tam huynh đệ” đột nhiên biến mất.

Thập niên 1980: Thời hoàng kim của Thành Long và Hồng Kim Bảo

Vào những năm 1980, Hồng Kim Bảo và Thành Long là nhân vật có công trạng không thể lu mờ đối với phim hài Hong Kong, hai người sáng tạo ra dòng phim hài võ thuật độc nhất vô nhị, đem võ thuật và yếu tố hài hước kết hợp một cách hoàn hảo, hình thành một thể loại phim mới – dòng phim hài võ thuật. Tuy trước đó cũng có một số đạo diễn đưa võ thuật vào phim hài, nhưng đều không đặc sắc như Hồng Kim Bảo và Thành Long.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Vào những năm 1980, Hồng Kim Bảo và Thành Long đã sáng tạo ra dòng phim hài võ thuật độc nhất vô nhị trên màn bạc Hong Kong

Những bộ phim hành động hài thời kỳ đầu của Hồng Kim Bảo: Phi long quá giang, Lâm Thế Vinh, Đề phòng tiểu thủ… đều là kiệt tác không thể bỏ lỡ, series phim Phúc tinh do Hồng Kim Bảo và Thành Long hợp tác là một minh chứng điển hình. Theo nhận xét của giới chuyên môn, phong cách bộ phim hài võ thuật Túy quyền của Thành Long, chịu ảnh hưởng rất lớn từ Hồng Kim Bảo. Nhưng sau này Thành Long đã thêm vào yếu tố hành động hài cùng với những pha võ thuật “liều mạng”, bắt đầu từ bộ phim Câu chuyện cảnh sát, Thành Long từng bước hình thành phong cách riêng không đụng hàng, đồng thời đưa dòng phim hành động hài hước Hong Kong vang danh khắp thế giới.

Thời đại của Châu Tinh Trì (1990 – thế kỷ 21)

Tiến vào thập niên 1990, thời kỳ hoàng kim của phim Hong Kong vươn lên đỉnh điểm, bắt đầu xuất hiện xu hướng tụt dốc. Năm 1990, nhà sản xuất Ngô Tư Viễn triệu tập đạo diễn Nguyên Khuê và Lưu Trấn Vỹ, hy vọng có thể mượn cơn sốt phim cờ bạc do đạo diễn Vương Tinh khởi sướng, quay một bộ phim về kỹ thuật đánh bài, Ngô Tư Viễn quyết định chọn Châu Tinh Trì đóng vai nam chính, vì trước đó biểu hiện hài hước của anh và Ngô Mạnh Đạt trong phim Tôi đến từ giang hồ rất được yêu thích.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Năm 1990, Châu Tinh Trì nổi như cồn với bộ phim hài Thần bài, đã tạo ra một phong cách hài hước độc đáo

Năm 1990, Châu Tinh Trì nổi như cồn với bộ phim hài Thần bài, đạo diễn Lưu Trấn Vỹ đã giúp Châu Tinh Trì phát huy sở trường chọc cười. Sau đó, anh đã củng cố địa vị trên màn bạc Hong Kong với hàng loạt bộ phim lấy đề tài cờ bạc. Thời đó, Lưu Trấn Vỹ còn là một đạo diễn nhỏ không có tiếng tăm, khi kết hợp với trí tưởng tượng vô căn cứ của Châu Tinh Trì, đã tạo ra một phong cách hài hước độc đáo.

Dưới tiền đề “anh gấp tôi vội”, phim hài Hong Kong ngày càng đi xuống, năm sau không bằng năm trước, nhân tài cũng bắt đầu thiếu hụt, không xuất hiện diễn viên mới, dẫn đến phim hài trở nên dung tục không chịu nổi. Cũng may còn có Châu Tinh Trì chống chọi, hai tác phẩm của anh trong thế kỷ mới – Đội bóng Thiếu Lâm Kungfu đều tạo ra đỉnh cao mới cho phim hài. Có thể nói, Châu Tinh Trì đã dựa vào sức lực bản thân chống đỡ nửa bầu trời của phim hài Hong Kong.

Hiện tại, những nhà làm phim Hong Kong vẫn còn sức hiệu triệu, trên cơ bản đều đã Bắc tiến. Phim do Hong Kong sản xuất đang dần trở thành lịch sử, phần lớn đều là phim hợp tác sản xuất với điện ảnh Trung Quốc. Sau khi Bắc tiến, phong cách phim Hong Kong vẫn còn đó, nhưng hương vị đã thay đổi, dù sao cũng phải thích ứng với thị trường Trung Quốc. Cho dù phim Mỹ nhân ngư của Châu Tinh Trì có sự khác biệt rất lớn so với những bộ phim hài trước đây như Đường Bá Hổ điểm Thu Hương, Vua phá hoại, Thực thần… hoặc có thể nói Châu Tinh Trì đã trưởng thành, nhưng phim hài Hong Kong đúng chất đúng vị quả thật ngày càng ít. Bài viết này là một sự hoài niệm đối với phim Hong Kong, mong rằng những tác phẩm từng là kinh điển sẽ không bị lãng quên triệt để.

phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai
Gắn liền tên tuổi với danh hiệu “Vua phim hài”, Châu Tinh Trì đã dựa vào thực lực chống đỡ nửa bầu trời của dòng phim hài Hong Kong
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Người tình Lý Tiểu Long bất ngờ xuất hiện trong phim 'Sóng gió gia tộc 3'
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Top 5 phim truyền hình Trung Quốc được khán giả Hong Kong yêu thích trong năm 2017
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Dự án điện ảnh 'Liêm chính phong vân' quy tụ hai Ảnh đế Lưu Thanh Vân và Trương Gia Huy
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai TVB kỷ niệm 50 năm, điểm xem 10 bộ phim kinh điển
phim hai hong kong hoai niem 60 nam nhin lai Dàn sao Hoa ngữ mặc đồ tối màu quy tụ tại lễ tưởng nhớ 'Nữ tướng TVB' - Phương Dật Hoa

Trịnh Nghi