NSƯT - đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Người Nam bộ hào sảng

(TGĐA) - Gọi điện cho Hồ Ngọc Xum mấy lần đều nhận được cùng một nội dung: 'Anh đang ở miền Tây' rồi cao hứng nói tiếp: ' Anh đang ngồi giữa đồng…đã lắm em….'… Thế mới  'rặt chất' của anh.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Mỹ nhân làng phim trong mắt đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Xum
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang TodayTV mời casting phim “Duyên định kim tiền”
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Con nhà giàu: Chuyện của những chàng công tử miền Tây xưa
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Ngọn cỏ gió đùa: Cái tình, cái nghĩa đậm chất Nam Bộ
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Khởi quay Chuyện Làng Bè

Kết duyên nghề với… hồn quê

Miền Tây Nam bộ trong trái tim Hồ Ngọc Xum là miền ruột thịt. Chàng trai miền sông nước An Giang ngày hai buổi đến trường bằng bộ quần áo gói trong túi nilon. Buổi sáng, mặc quần tà lỏn lội qua sông, đến trường mới dám mặc. Cuộc sống của Hồ Ngọc Xum không thuận lợi, không tuổi thơ. Ba mất sớm, Hồ Ngọc Xum phải tự vật lộn với cuộc sống của một đứa học sinh xa nhà. Ông nội luôn kỳ vọng thằng cháu trai sau này thành bác sỹ, một nghề cứu người và cũng dễ nuôi mình. Lớn lên, rơi vào thời điểm tang thương của đất nước, lại đọc Lỗ Tấn nhiều nên giác ngộ triết lý của ông.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
NSƯT - đạo diễn Hồ Ngọc Xum

Năm 1973 - 1975 Ngọc Xum vào đại học Văn khoa Sài Gòn - khoa Triết. Suốt thời đi học ông sống cuộc sống của một phu khuân vác dưới bến thuyền. Và ông đã làm tất cả mọi việc để có thể nuôi thân và học tiếp đại học. Sau năm 1975, ông trở về quê, tham gia công tác địa phương rồi được người bạn cùng khóa, lôi kéo trở lại trường Đại học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh - khoa Ngữ văn vào năm 1977. Cuối năm đó, Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh liên hệ với trường chọn lựa một số sinh viên vừa tốt nghiệp để đào tạo lực lượng biên kịch và đạo diễn kế cận, ông dự tuyển và được chọn. Hồ Ngọc Xum đến với điện ảnh giản dị như thế.

Sau 4 tháng làm việc tại phòng biên tập và làm Phó Bí thư Đoàn của Xí nghiệp phim, nghe theo lời khuyên của lãnh đạo, ông chuyển qua Xưởng Thời sự tài liệu (thuộc Xí nghiệp phim tổng hợp) và ngay đầu năm 1978, ông được thực hiện bộ phim tài liệu nhựa 35 ly đầu tiên Phim khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, quay ở các tỉnh miền Tây đã đem lại khá nhiều hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân trong lao động sản xuất. Cũng trong năm này ông còn chủ động xin đi thực tập ở một số đoàn phim truyện của Xí nghiệp PTH. Và thật may mắn, năm 1979, giám đốc Mai Lộc đã phân cho ông làm trợ lý các phim Ngọn lửa K’rung (đạo diễn Lê Hoàng Hoa), phim Đứa con bị từ chối (đạo diễn Lê Dân); Năm 1980, trợ lý phim Vùng gió xoáy (đạo diễn Hồng Sến); Năm 1981, trợ lý phim Ván bài lật ngửa (tập 1 Đứa con nuôi - đạo diễn Lê Hoàng Hoa).

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Phim Ván bài lật ngửa

Năm 1982, lần đầu tiên ông nhận vai trò phó đạo diễn phim Hòn đất của đạo diễn Hồng Sến. Với ông,được làm việc với họ là được học nhiều bài học thực tiễn quý giá mà không một giáo trình đại học nào có thể cung cấp. Với Lê Hoàng Hoa, học cung cách chuẩn bị làm phim thật kỹ lưỡng - chu đáo. Với Hồng Sến, là việc tổ chức sản xuất phim cho thật khoa học và hiệu quả.

Hay khả năng giao tiếp, quan hệ với xã hội của ông Khương Minh Tuyền. Từ năm 1983 đến 1985, ông ra Hà Nội tu nghiệp khoa Đạo diễn trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và ngay sau khi vừa tốt nghiệp giữa năm 1985 ông làm phó đạo diễn phim Mùa nước nổi của đạo diễn Hồng Sến. Trong 2 năm 1986 và 1987 làm phó đạo diễn hai phim Ngỡ ngàngPhù sa của đạo diễn Lâm Mộc Khôn. Năm 1988, phó đạo diễn phim Hai chị em cho đạo diễn Lê Dân.

Sự nghiệp điện ảnh bắt đầu từ Hồ Biểu Chánh

Năm 1989, ông được Ban Sáng tác trẻ - Hội Điện ảnh Thành phố đã giới thiệu sang Xưởng phim Video thành phố để đạo diễn bộ phim truyện video hai tập đầu tiên Ngọn cỏ gió đùa. Phim chiếu rạp do biên kịch - đạo diễn Việt Linh chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Ngọn cỏ gió đùa là quyển tiểu thuyết ông yêu thích từ nhỏ. Ông ngoại ông có rất nhiều sách, nhưng không cho đọc vì muốn cho cháu tập trung học bài. Bởi vậy ông phải “chôm” sách leo lên cây mà đọc. Trong số sách đọc lén ấy có sách của Hồ Biểu Chánh…

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Tôi hạnh phúc khi được làm nghề, được khán giả ủng hộ

Ngay từ buổi chiếu ra mắt chiêu đãi phim đầu tiên tại rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo đã nhận rất nhiều lời khen ngợi. Sau đó trưởng rạp xin chiếu thêm 2 xuất, khán giả đến xem rất đông. Không ngờ sau xuất chiếu thứ 2 đó có ngay một đơn vị nước ngoài mua bản quyền đem về Mỹ phát hành.

Một điều hết sức kỳ lạ cho tới năm 2012 ( sau 23 năm ), ông quyết định cùng Hãng phim TFS sản xuất bộ phim truyền hình Ngọn cỏ gió đùa gồm 45 tập. Phim kể về thân phận người dân Lê Văn Đó cứ như ngọn cỏ trước những cơn gió đùa, chông chênh trong dòng đời khổ hạnh để cuối cùng tìm đến với con đường chính đạo, toả sáng nhân cách làm người. Trải qua 8 tháng vất vả, Hồ Ngọc Xum đã đưa đoàn phim đi qua 16 tỉnh thành và Ngọn cỏ gió đùa được TFS đánh giá là một bộ phim có sự đầu tư và thực hiện chỉn chu đúng theo định hướng kiên trì với dòng phim xưa của hãng. Phim dự định phát sóng trên kênh HTV9 vào năm 2013. Song chưa kịp lên sóng , bất ngờ lại được một đơn vị mua phát hành ở nước ngoài…

Sau khi đạo diễn phim Ngọn cỏ gió đùa hai tập năm 1989, ông nhận được những lời đánh giá tốt từ phía đồng nghiệp, giới truyền thông và những người xem. Điều đó đã giúp Hồ Ngọc Xum tự tin bước vào sáng tạo những tác phẩm mới. Mảnh tình nghiệt ngã (cuối năm 1989 đầu năm 1990) chuyển thể từ tiểu thuyết hình sự Tình sửCái chết lúc gà gáy, là phim truyện nhựa màu thị trường đầu tiên mà trên générique có cái tên đạo diễn trẻ Hồ Ngọc Xum, phát hành vào đúng dịp Noel năm 1991 đã thành công về doanh thu. Bước khởi đầu này đã tạo “thương hiệu” cho đạo diễn trẻ liên tiếp nhận được nhiều lời mời làm phim trong thời kỳ phim thị trường sôi động nhất những năm đầu thập kỷ 90.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Phim Lòng dạ đàn bà

Sau Mảnh tình nghiệt ngã, Hồ Ngọc Xum tiếp tục nối dài danh sách tác phẩm của ông với Lệnh truy nã 2, phim nhựa màu vào cuối năm 1991 (kịch bản Huỳnh Bá Thành, Bùi Chí Vinh) doanh thu rất cao. Và riêng trong năm 1992, ông thực hiện 3 phim: Tình yêu vực thẳm , phim truyện video,do Phước Sang sản xuất, quay phim Võ Chiêu Dũng; Võ sĩ bất đắc dĩ, phim video do Lý Huỳnh sản xuất và Mênh mông tình buồn, phim video lần đầu tiên hợp tác với Hãng phim Người bảo vệ (báo Công an) do Lê Đình Ấn quay. Năm 1993 ông tiếp tục hợp tác với Phước Sang sản xuất phim video Cô bé mộng mơ , kịch bản Phạm Thùy Nhân, quay phim Quốc Thành và cũng không hề để nhà sản xuất thất vọng.

Sau gần 5 năm trải nghiệm cùng dòng phim thị trường, từ năm 1994 đến năm 1998, Hồ Ngọc Xum liên tục được Hãng phim Giải Phóng giao thực hiện các phim truyện video 90 phút cùng quay phim Quốc Thành như : Yêu nàng hoa hậu, Tha lỗi cho anh (Vị đắng tình yêu 3); Trăng không mùaCô gái Trà peng. Chùm phim sáng tác liên tục trong vòng chín năm ấy được ông tổng kết lại bằng một câu khá giản dị: “Tôi hạnh phúc khi được làm nghề, được khán giả ủng hộ, ngay cả trong thời làm phim thị trường - Tôi tự hào vì có thể mang lại doanh thu cho các nhà sản xuất …Nhờ làm phim, tôi đã mua cho mình được chiếc xe Honda, ổn định được nhà cửa, gia đình. Nói mọi người đừng cười, lúc rời nhà ra đi cực lắm, tôi chỉ có ba cái áo, hai cái quần, đến cái chén ăn cơm cũng còn không có”.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Hồ Ngọc Xum trở thành cái tên gắn với những phim truyền hình nhiều tập mang logo TFS.

Năm 1999, Hãng phim TFS Đài truyền hình TP.HCM lên kế hoạch đầu tư dự án lớn về loạt phim chuyển thể từ các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Trong giai đoạn các nhà làm phim kêu trời vì sự lúng túng thiếu những kịch bản có chất lượng, thì nguồn văn học trong nước, đặc biệt dòng văn học đầu thế kỷ XX là rẻo đất lành để các nhà biên kịch đến khai phá. Và Hồ Ngọc Xum trở thành cái tên gắn với những phim truyền hình nhiều tập mang logo TFS.

Sau Ngọn cỏ gió đùa, ông lại tiếp tục đưa các tác phẩm tiếp theo của Hồ Biểu Chánh từ trang sách bước lên màn ảnh nhỏ Con nhà nghèo, 5 tập (kịch bản Thanh Hoàng - Hồ Trường). Bộ phim không dưới 20 nhân vật, với những tình huống “treo kịch tính” cuối mỗi tập để tạo sự chờ đợi cho người xem. Cái đạo lý nhân nghĩa luôn là điểm nhấn ở Con nhà nghèo, sự đối đãi lễ phép, con vâng lời cha, vợ trọn đạo với chồng ... không hề tạo ra một cảm giác gò bó. Khi người ta sống mãnh hệt, sống kỹ, sâu thì đạo lý chính là cách biểu hiện cho nội lực đầy đặn trong tâm hồn.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum trên trường quay

Năm 2000, ông làm phim Lửa vòng cung 5 tập cho Đài truyền hình Cần Thơ; Năm 2001, ông tiếp tục làm cho hãng phim TFS phim Sương gió biên thùy. 21 tập phim như bản anh hùng ca thức tỉnh tinh thần đoàn kết giữa người Kinh và người Châu Mạ, cùng nhau đấu tranh tiêu diệt kẻ thù chung. Năm 2002-2003, ông làm phim Nợ đời (26 tập, kịch bản Thanh Hoàng). Nay dấn thân vào Nợ đời ông thật hào hứng trút hết nhiệt huyết của mình để “trả nợ” cho người xưa, cũng là món nợ với khán giả .

Câu chuyện của Hồ Biểu Chánh cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị để ngẫm nghĩ, sẻ chia. Bộ phim là cả một bức tranh cuộc đời. Các nhân vật như Hai Phục của Việt Trinh, Ba Có của Mỹ Uyên, ông Tăng của Lê Vũ cầu, ông Phán Thần của Thanh Hoàng ... mỗi người một mảng màu, một khía cạnh trong bức tranh phù vân. Năm 2003, ông làm phim Không thể siết cò, kịch bản: Trần Tử Văn, phim video chiếu rạp đoạt giải ba tại LHP quốc gia.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum khá mát tay với những bộ phim có bối cảnh tây Nam bộ

Trong 2 năm 2005 và 2006, ông làm 2 phim cho TFS là Hai mảnh đời (đề tài chiến tranh) và Cay đắng mùi đời (dòng phim Hồ Biểu Chánh nói về những đứa trẻ lang thang). Cũng trong năm 2006, ông thực hiện bộ phim truyện nhựa Giá mua một thượng đế cho Hãng phim Giải Phóng. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum khá mát tay với những bộ phim có bối cảnh tây Nam bộ. Phim của ông luôn man mác những vườn dừa, dòng sông hiền hòa, những cánh cò trắng xoãi bay trên đồng ruộng.

Năm 2007, ông làm phim Khí phách anh hùng do Hãng phim Giải Phóng và đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long hợp tác sản xuất, đoạt 2 giải thưởng lớn trong năm 2009: Huy chương Vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 28 và giải Cánh diều Vàng 2009 cho thể loại phim video. Năm 2008, ông thực hiện phim Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa dài 30 tập. Năm 2009, lại thêm một dấu son cho ông khi bộ phim truyện video Bức họa tình yêu 90 phút đoạt nhiều giải thưởng cao. Từ năm 2010 đến năm 2014, ngoài niềm hạnh phúc khi được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2012, ông tiếp tục thực hiện các phim cho Hãng phim Giải Phóng ; Hãng phim TFS và M& T như: Tình Kacao, Lòng dạ đàn bà, Ngọn cỏ gió đùa, Hai khối tình, Chuyện làng Bè, Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa (phần 2)Con nhà giàu cho đến tháng 2 năm 2015 ông chính thức nghỉ hưu. Trong năm 2015, ông làm liên tiếp 3 phim cho 3 đơn vị Hãng phim TFS, Đài truyền hình Vĩnh Long và Công ty Sóng Vàng như: Tơ hồng vương vấn, Oan trái nghĩa tình và Trọn nghĩa thủy chung.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Phim Giá mua một thượng đế

Năm 2016, lần đầu tiên ông hợp tác với Today TV cùng Hãng phim Giải phóng thực hiện bộ phim Duyên định kim tiền. Từ năm 2017 đến nay, ông được mời tham gia giảng dạy khoa đạo diễn tại 2 trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM và trường Nghệ thuật quân đội TP.HCM.

Có thể nói đạo diễn Hồ Ngọc Xum liên tục được mời làm phim về tác phẩm Hồ Biểu Chánh, bởi ông luôn đồng cảm với tác giả và nắm được tinh thần, tư tưởng trong từng tác phẩm, nên dễ lột tả. Quan điểm của ông là nếu đạo diễn mà không nắm được tinh thần tác phẩm thì đừng bao giờ chuyển thể hay dàn dựng nó. Làm như vậy rất dễ làm hư nguyên tác, “phá thể” hơn là chuyển thể.

Ông chia sẻ: tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có 4 điều mà đạo diễn nào đồng cảm được cũng sẽ thấy thuận lợi như: Thứ nhất, đó là nội dung gay cấn, hấp dẫn vì những mâu thuẫn có tính căn bản của đời sống như giàu – nghèo, tốt – xấu, sự biến chất và phục thiện… Thứ hai, hình tượng nhân vật luôn được tác giả khắc họa rõ nét về nhân diện, cụ thể về tính cách, chính xác về tâm lý… nên dễ dàn dựng lên kịch, lên phim. Thứ ba, đối đáp (cũng là lời thoại) rất đắt, tuy xưa mà bây giờ nghe vẫn thuận tai, nên vào phim rất trung thực, dễ ra chất, ra hồn. Thứ tư, phong thổ và tập quán được miêu tả chi tiết, có nền tảng về văn hiến, văn vật nên việc dàn dựng, làm bối cảnh rất có cơ sở để bám vào. Có lẽ từ 4 đặc điểm này, cộng với niềm trân trọng của bản thân mà khi lên phim khán giả thấy nó không lạc thời. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thật phong phú từ ngôn ngữ văn học .

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Với các diễn viên trong phim Tình ca cao

Kẻ thương hồ

Cuộc đời làm phim của Hồ Ngọc Xum không thể không nhắc đến những thước phim tài liệu. Với ông, phim tài liệu đã tạo được “cái hồn cho cuộc sống điện ảnh”.

Qua 15 phim nhựa và video ông thực hiện với nhiều đề tài khác nhau, chủ yếu vẫn xoay quanh về con người, mảnh đất, sông nước của người dân Nam Bộ như : Thuốc trừ sâu, Minh Hải 20 năm, An toàn trên giàn khoan, Khi nước biển dâng; Dệt Thành Công, Mikophar, Đạm Phú Mỹ, Holcim…Đặc biệt là bộ phim Kẻ thương hồ, phim nhựa của Hãng phim Giải Phóng sản xuất năm 2004. Bằng cả cuộc đời và gốc gác của mình, ông kể lại một đặc trưng sống chỉ có ở người Nam Bộ. Những người dân sống và buôn bán trên ghe thuyền dọc những con sông.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Phim tài liệu Dầu khí vietsopetro

Và họ hài lòng với cuộc sống ấy. Họ chấp nhận có thể nghèo một chút, nhưng sống thoải mái và thành thật. Cũng có những người buôn bán khẳm, họ lại đầu tư những chiếc ghe lớn, đầy đủ tiện nghi để sống cuộc đời sông nước tự do vẫy vùng. Với nhiều người, đó là sự thường. Nhưng, với Hồ Ngọc Xum, đó lại là một điều đặc biệt, dù ông lớn lên từ sông nước ấy.

Chuyện sống trên bờ hay dưới nước, không phải là vấn đề lớn nhất. Mà cái quan trọng, là phải những con người yêu tự do ra sao, thích độc lập thế nào, mới thích cuộc đời không ràng buộc vào một nơi chốn như thế. Đoàn làm phim đã đi dọc theo suốt chặng đường dài ở các dòng sông lớn lẫn con rạch nhỏ của miền Tây Nam Bộ và dừng lại ở các chợ nổi đã định hình thành những địa danh như Ngã Năm, Cái Răng, Cái Bè, Cà Mau...

Hơn 40 năm sống trọn cùng nghề - NSƯT, đạo diễn Hồ Ngọc Xum luôn luôn giữ được tính hồn hậu, hào sảng, chân thành, nhân ái cùng niềm đam mê, sự tinh tế trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Trong chặng đường ấy, ông đã cho ra đời đều đặn mỗi năm một bộ phim, thậm chí có năm 3 phim không ít trong số đó đã nhận giải thưởng điện ảnh, truyền hình và để lại những dấu ấn, phong cách riêng biệt.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang
Là một đạo diễn đậm chất Nam Bộ, khơi dậy tinh thần cao thượng và nhân ái

Là một đạo diễn đậm chất Nam Bộ, khơi dậy tinh thần cao thượng và nhân ái của người nông dân Nam Bộ xưa là điều mà ông hướng tới qua các bộ phim của mình. Ông làm phim cũng không phải để ghi danh cũng không bao giờ làm bộ phim mà mình không thích. Nhưng khi đã làm, ông sẽ làm tới cùng…Đó mới chính là cốt cách con người ông.

Xin được dẫn bài thơ Nhớ anh Tư (hoàn toàn điểm tên phim) khá thú vị của ông để tri ân NSND Hồng Sến – một trong những người thầy, người đồng nghiệp tài hoa… làm phần kết cho bài viết.

Nhớ anh Tư

“Mùa gió chướng” miên man qua “Hòn đất”

“Cô gái Xà Niêng” giờ “Còn lại một mình”

“Mùa nước nổi” phủ “Cánh đồng hoang” vắng

“Con tê giác cuối cùng” nhớ mãi rừng xanh

“Vùng gió xoáy” hóa cơn lốc dữ

“Nhiệm Vụ hoa hồng” sao quá mong manh?

“Chiến trường chia nửa vầng trăng” hẹn nhau mà không gặp

“Đoạn cuối thiên đường” em “Vĩnh biệt tình anh”.

nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang 'Em gái mưa': Nhớ hoài tuổi thanh xuân
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Hãng phim TFS: Tháng 5 và những bộ phim về Bác
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Hé lộ những hình ảnh ngày tận thế trong trailer phim 'Ngày sinh tồn'
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Mỹ nhân làng phim trong mắt đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Xum
nsut dao dien ho ngoc xum nguoi nam bo hao sang Nét Nam bộ, đậm nhân văn trong 'Tơ hồng vương vấn'

Vũ Liên