Những sắc thái của tiếng khóc

(TGĐA) - “Người ta có miệng có môi/ Khi buồn thì khóc khi vui thì cười”. Ca dao xưa đã tổng kết như vậy. Phải chăng cuộc đời đơn giản thế sao? Đương nhiên, trong thế giới nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vựcđiện ảnh, các nghệ sỹ luôn không ngừng khám phá thế giới nội tâm con người để phát hiện ra những cung bậc buồn vui vô tận. Chính điều đó đã góp phần làm nên những sắc thái của tiếng khóc trong phim trở nên đa dạng, đa chiều.

(TGĐA) - “Người ta có miệng có môi/ Khi buồn thì khóc khi vui thì cười”. Ca dao xưa đã tổng kết như vậy. Phải chăng cuộc đời đơn giản thế sao? Đương nhiên, trong thế giới nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực điện ảnh, các nghệ sỹ luôn không ngừng khám phá thế giới nội tâm con người để phát hiện ra những cung bậc buồn vui vô tận. Chính điều đó đã góp phần làm nên những sắc thái của tiếng khóc trong phim trở nên đa dạng, đa chiều.

Khi xem phim Hàn Quốc, khán giả chúng ta thường có nhận xét: Tại sao những nhân vật nam hay khóc nhiều thế? Người yêu giận. Khóc. Bị sếp mắng, cũng khóc. Không tìm được lối thoát, lại khóc. Người xem có cảm giác, trai Hàn yếu đuối. Nhưng trong thực tế, lại ngược lại. Đàn ông Hàn thường có tính cách mạnh mẽ và lạnh lùng. Phải chăng, khi xây dựng những nhân vật này, các nhà làm phim Hàn có chủ ý làm họ “mềm hóa” để cân bằng với cuộc sống thường ngày?

Cnh_trong_phim_n_su_bay

Cảnh trong phim Đàn sếu bay

Nhớ lại nhiều năm trước, khi màn ảnh nước ta chiếu bộ phim Nga Đàn sếu bay, nhiều khán giả đã khóc nức nở khi xem cảnh Vêra tiễn Borit ra trận nhưng không gặp được. Borit đi trong doàn quân, cố tình nhìn Vêra ở hướng này nhưng cô lại đang chạy ngay bên anh, hướng khác. Cô gào to tên anh nhưng quân nhạc cùng tiếng bước chân rầm rập và muôn ngàn âm thanh khác làm át giọng cô. Sao cảnh tiễn đưa người ra trận ở Nga giống ở nước mình đến vậy? Trong mỗi người xem đều có một Vêra, một Borit của mình.

Cnh_trong_phim_Black_Swan

Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Ý Federico Fellini (1920-1993) rất có tài trong việc truyền xúc cảm đến người xem. Trong phim Nights of Cabiria (Những đêm của cô Cabiria), ông đã chân thành kể chuyện cô gái điếm rất nghèo, bị hết người này lừa đến người khác gạt, thậm chí còn bị một tên “người tình” ma cô có ý đồ giết để cướp của. Đoán được dã tâm của hắn, cô đã phải quỳ xuống, dâng cái túi trống rỗng của mình cho hắn. Bẽ bàng, tên cướp bỏ đi. Cô ra khỏi khu rừng cũng chính là lúc bình minh. Cô vừa đi vừa khóc. Nhưng sau cô, một đoàn thiếu niên đi cắm trại. Chúng đánh trống, thổi những hồi ken lảnh lót như những khúc ca vô tình ngợi ca người con gái của nước Ý. Âm nhạc đó như tiếng lòng của đạo diễn, của người xem, lau nước mắt cho cô.

Cnh_trong_phim_Nights_of_Cabiria

Cảnh trong phim Nights of Cabiria

Cũng cần nhắc đến bộ phim nữa của ông, phim La Strada (Bài ca đường phố). Cảnh cô gái nghèo đi theo gánh xiếc của gã đàn ông thô bạo Zambano khiến người xem đau đớn. Cô bị hắn đánh đập, chân đau, không giầy dép, mắt nhòa lệ, vẫn phải vừa nhảy múa vừa cất tiếng hát mua vui cho khán giả ở thị trấn nghèo. Và lệ vương trên mi mà cô vẫn phải cười, phải tươi nét mặt dưới ánh mắt vằn đỏ gườm gườm của ông chủ. Cô càng cười tươi bao nhiêu, càng nhảy đẹp bao nhiêu, người xem càng nát cõi lòng bấy nhiêu.

Cnh_trong_phim_La_Strada

Cảnh trong phim La Strada

Trong điện ảnh Mỹ có nhiều phim đi sâu vào những sắc thái tình cảm. Gần đây nhất là bộ phim Zero Dark Thirty (Sau 0 giờ 30 phút tối -2012). Bộ phim kể lại quá trình đấu tranh kiên trì, bình tĩnh đến cùng của cô gái Maya (Jessica Chastain) với những ông xếp quan liêu trong bộ máy CIA. Chính cô là người đã phát hiện ra chỗ ở của trùm khủng bố Al-queda sau vụ 11/9. Nhưng tiếng nói của một người phụ nữ trong cơ quan phản gián đầy đàn ông có bao nhiêu sức nặng? Không mệt mỏi, cô quyết theo mục đích của mình đến cùng. Lòng kiên nhẫn cùng ý chí không thỏa hiệp của cô cuối cùng đã được đền đáp. Trong cảnh cuối, khi cô lên chiếc máy bay quân sự trở về Mỹ, khoang máy bay trống rỗng. Chỉ mình cô lên ngồi. Giữa không gian trống trải đó, lúc bấy giờ, cô mới nghẹn ngào khóc. Cô khóc, không phải vì chiến thắng mà khóc vì tủi thân, khóc vì phận nữ nhi thời chiến của mình. Và người xem như thấm từng giọt lệ của cô.

Jessica_Chastain_trong_b_phim_Zero_Dark_Thirty_2

Jessica_Chastain_trong_b_phim_Zero_Dark_Thirty

Jessica Chastain trong bộ phim Zero Dark Thirty

Chúng ta cũng không thể quên những hình ảnh cuối trong phim Black Swan (Thiên nga đen), nhân vật Nina (Natalia Portman), dù trải qua bao đau đớn, bao ảo ảnh cùng thực tế nghiệt ngã, cuối cùng cũng giành được vai diễn của mình. Cảnh cô diễn Thiên nga đen bị thương, rồi cảnh cô diễn Thiên nga trắng tìm đến cái chết với thân hình mang nhiều thương tích, với bàn chân rướm máu nhưng cô vẫn múa say mê trong trạng thái thăng hoa. Trong cảnh diễn Thiên nga trắng tự vẫn, lúc nhảy từ núi cao xuống vực sâu, khi nhìn xuống hàng ghế khán giả, Nina thấy mẹ đang khóc, còn người xem vỗ tay như sấm. Còn cô, nằm bất động trong lúc cả đoàn kéo đến chúc mừng. Cô không khóc mà chỉ thầm thì: “Tôi đã cảm nhận được nó - Hoàn hảo - Tôi đã hoàn hảo”. Khán giả ứa nước mắt trước sự cống hiến, hy sinh vì nghệ thuật của nữ diễn viên balê. Hỏi còn gì đau đớn và hạnh phúc hơn?

Chuyn_n_ng_khc_trn_phim_Hn__l_chuyn_qu_bnh_thng

Chuyện đàn ông khóc trên phim Hàn đã là chuyện quá bình thường

Những nhân vật trên, những câu chuyện trên chính là nghệ thuật. Dù đớn đau, dù nước mắt có chảy, nhưng đó là những giọt lệ trong sáng, được thanh lọc từ vị đắng cuộc đời, góp phần nhỏ bé của mình thanh tẩy tâm hồn chúng ta. Đó là những giọt nước mắt của nghệ thuật đích thực.

Phụng Công