Những dấu son của điện ảnh Đông Nam Á

(TGĐA) - Nếu như bom tấn Hollywood đem đến cho khán giả khắp thế giới những chiêu trò giải trí hấp dẫn, thì các điện ảnh Đông Nam Á lại khiến người xem ngưỡng mộ trước những tác phẩm mang đậm màu sắc phương Đông. Nền điện ảnh Đông Nam Á tuy bé nhỏ nhưng có chiều sâu nhân văn và cả sự thần bí của văn hóa, tôn giáo. Tiêu biểu là các bộ phim ghi dấu ấn trên bản đồ điện ảnh thế giới dưới đây.

Syndromes and a century (tên khác: Light of the Century - Ánh sáng thế kỷ) – Thái Lan, 2006 và Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Ông chú, 2010)

Bộ phim của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul đã giành Bông sen vàng Phim hay nhất, Liên hoan phim châu Á tổ chức tại Deauville, Pháp năm 2007 và được giới thiệu tại LHP Venice lần thứ 63. Năm 2008, phim được CNN bình chọn là 1 trong những bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại. Syndromes and a century còn được chiếu ra mắt LHP Venice (Ý) lần thứ 63, LHP Vienne (Áo), LHP Toronto (Canada) và nhiều LHP khác.

1._Syndromes_and_a_century

Syndromes and a century như một sự tưởng nhớ đến cha mẹ của đạo diễn Apichatpong và được chia thành hai phần, với hai câu chuyện và bối cảnh khác nhau. Phần đầu tiên diễn ra tại một bệnh viện ở vùng nông thôn Thái Lan, còn phần hai là ở một trung tâm y tế Bangkok. "Bộ phim nói về chuyển đổi, về cách mọi người tự thay đổi để trở nên tốt hơn", đạo diễn Apichatpong chia sẻ. Đó là một bộ phim về trái tim. Không cần thiết là về tình yêu, mà hơn là về ký ức, cảm xúc được khắc sâu trong tim. Sự bí ẩn của bộ phim này chính là lời chào đón bạn vào với thế giới của sự đơn giản và khác lạ”.

1._Uncle_Boonmee_Who_Can_Recall_His_Past_Lives_2

Tại LHQT Cannes lần thứ 63 (2010), Apichatpong Weerasethakul một lần nữa khiến người ta phải nhắc đến khi bước lên bục cao nhất nhận giải Cành cọ vàng cho bộ phim Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives. Phim là câu chuyện về người đàn ông Thái đang chết dần vì căn bệnh thận. Chính trong thời gian này, ông phát hiện ra những hình ảnh kiếp trước của mình. Bộ phim này sau đó còn vượt qua "bom tấn" của điện ảnh Trung Quốc là Đường Sơn đại địa chấn để lên ngôi Liên hoan phim Châu Á 2010 với giải Phim xuất sắc nhất. Trước đó, đạo diễn Weerasethakul cũng đã từng giành giải 3 tại LHP Cannes năm 2004 cho phim Tropical Malady.

The love doesn’t come back (tựa khác When the tenth month comes - Bao giờ cho đến tháng Mười) – Việt Nam, 1984

2._Canh_trong_phim_bao_gio_cho_den_thang_muoi_2

Được coi là bộ phim mang đậm bản sắc dân tộc, là tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam đầu thập niên 1980, Bao giờ cho đến tháng Mười của đạo diễn Ðặng Nhật Minh là câu chuyện viết về vết thương chiến tranh. Nhân vật chính trong phim là một người phụ nữ có chồng hi sinh nơi chiến trận. Không muốn mọi người trong gia đình phải chịu nỗi đau, Duyên – tên nhân vật – quyết định giữ kín bí mật. Cô nhờ một thầy giáo trong làng viết những bức thư gửi về cho cha chồng đang bệnh nặng để ông tin rằng con trai ông vẫn còn sống. Mình Duyên âm thầm nuốt nước mắt vào trong… Bao giờ cho đến tháng Mười hấp dẫn khán giả Việt Nam và quốc tế bởi nó vẽ nên bức chân dung người phụ nữ Việt Nam đẹp thanh tao, thầm kín. Ngoài ra, cảnh Duyên gặp chồng ở chợ Âm phủ mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của người Việt cũng là một trong những nét đặc sắc của bộ phim.

Trước khi trở thành 1 trong 18 bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại do CNN bình chọn, Bao giờ cho đến tháng Mười đã giành giải Bông sen Vàng tại LHP Việt nam lần thứ 7, 1985; Giải Đặc biệt LHP Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương, 1989; Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim quốc tế Moskva,1985; Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii, 1985.

Himala (tên khác Miracle Phép màu) - Philippines, 1982

Himala được đạo diễn Ishmael Bernal người Philippines hoàn thành vào năm 1982. Kịch bản của bộ phim do nhà biên kịch đã từng giành nhiều giải thưởng Ricky Lee viết dựa trên một sự kiện có thật năm xảy ra vào năm 1966 và 1967 về một cô gái tuổi teen ở đảo Cabra thuộc tỉnh Occidental Mindoro. Không chỉ là bộ phim với những góc máy mô tả một cách rõ nét xã hội và lề thói văn hóa khắc nghiệt mà những người dân của thế giới thứ ba phải gánh chịu, trong Himala, người nổi tiếng, tôn giáo, đói nghèo, sự cuồng tín là những yếu tố va chạm nhau khiến cho nó trở thành một trong những bộ phim hay nhất và tiêu biểu nhất của điện ảnh Philippines.

3.Himala_1

Himala được quay tại Ilocos Norte trong 3 tuần với kinh phí khoảng 3 triệu USD. Bộ phim được trình chiếu tại LHP Metro Manila vào năm 1982 và năm 1983, Himala trở thành bộ phim đầu tiên của Philippines tham gia tranh giải Phim xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Berlin. Kể từ đây, nó bắt đầu cuộc hành trình tới các LHP khắp thế giới. Ngày 11/11/2008, Himala – người khổng lồ của điện ảnh Philippines có mặt trong danh sách những bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại. Cuộc bình chọn do CNN lấy ý kiến từ hàng ngàn người hâm mộ trên khắp thế giới. Phim cũng được trình chiếu tại LHP Venice lần thứ 69.

Opera Jawa (tên khác Requiem from Java, Lời nguyện cầu từ Jawa), Indonesia, 2006