Hậu trường:

Ngày Tết, kể chuyện làm phim chiếu Tết

(TGĐA) - Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm các hãng phim truyền hình cũng rục rịch làm phim chiếu Tết. Hầu hết, phim chiếu Tết thường được quay trước Tết vài tháng, ít nhất cũng phải hai tháng. Đương nhiên, lúc đó các nhà làm phim phải tạo ra không khí Tết từ bối cảnh, hình ảnh… Chuyện làm phim chiếu Tết tưởng nhàn mà chẳng đơn giản chút nào!    

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Hoài Linh tiếc nuối vì không được mặc áo bà ba trong phim Tết 'Đích tôn độc đắc'
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Trường Giang 'trầy trật' làm anh em sinh đôi trong 'Siêu sao siêu ngố'
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Bom tấn ‘Tróc yêu ký 2’ hứa hẹn càn quét màn ảnh rộng Hoa ngữ dịp Tết 2018
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Hoài Lâm, Công Văn Dương 'yêu bất chấp' Ngọc Thanh Tâm, Ngọc Thảo trong phim mới
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Nhìn lại bộ phim chiếu Tết đầu tiên của điện ảnh Việt

Công thức phim ngày Tết

Đây chính là bài toán đầu tiên của những người làm phim được phân công làm phim chiếu Tết. Bởi làm phim Tết thì “luật bất thành văn” phải tuân thủ theo một số quy ước nhất định.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Khó nhất là tái tạo được không khí Tết như thế này

Chẳng hạn là phải vui vẻ, hài hước, tránh những cảnh khóc lóc, tang thương, xui xẻo, không được làm khán giả cảm thấy khó chịu, mắng mỏ quá cũng không được, người xấu quá cũng không xong hoặc loanh quanh vẫn là những câu chuyện một ai đó ở xa trở về sum vầy với người thân tại quê hương bản quán. Chung quy vẫn phải là một bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, vui vẻ, không có nhiều xung đột, kết ấm áp, có hậu.

Bài toán tạo ra không khí Tết

Việc tạo ra một không khí Tết trong phim có lẽ là công đoạn vất vả nhất của phim Tết. Làm thế nào để có một bối cảnh những ngày Tết khi mà vài tháng nữa mới đến Tết.

Hoa đào thì chưa nở, chợ hoa thì chưa họp… Đạo diễn, NSND Khải Hưng là người đầu tiên làm phim chiếu Tết trên truyền hình. Đó là bộ phim Người Hà Nội sản xuất năm 1983, được phát sóng đúng vào thời khắc giao thừa. Từ đó, năm nào ông cũng làm phim chiếu đêm giao thừa liên tiếp trong khoảng 5, 6 năm và khái niệm phim Tết đã ra đời.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Tái hiện chợ hoa nhộn nhịp như thế này là điều khó khăn cho các nhà làm phim Tết

Ông cho biết công việc khó khăn nhất khi đó là tái hiện lại cảnh một chợ hoa. Lúc bấy giờ, vì là phim đầu tiên chiếu Tết nên cũng được Đài đầu tư kỹ càng. Êkip đã tái hiện một chợ hoa “xịn” hoàn toàn không có hoa giả dọc phố Hàng Lược.

Ông kể, trước đó phần lớn, bối cảnh phim đã dựng xong tất cả, trừ cảnh chợ hoa vì ông muốn có đào thật. Bởi vậy, ông đã mạo hiểm đợi trước Tết khoảng nửa tháng để thực hiện bằng được một chợ hoa “hoành tráng” như trong phim với khoảng 50 cành đào thật, gần 40 người bán hoa “xịn” và vài trăm quần chúng diện quần áo đẹp đi chơi chợ hoa. Đây cũng là cảnh quay chợ hoa Tết hoành tráng nhất trong phim truyền hình từ trước đến nay bởi những phim sau này không còn thấy lại không khí ngày đó.

Bởi vậy, Người Hà Nội là phim duy nhất có hoa đào thật, còn về sau hầu như đều là hoa giả. Ngày xưa công nghệ làm hoa giả cũng không tân tiến như bây giờ.

Ở bên điện ảnh, trước đây có hẳn một bộ phận mỹ công (làm hoa lá giả, đồi núi giả…) rất chuyên nghiệp. Với từng loại hoa giả, họ phải thử màu rất kỹ để lúc lên hình đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, với mỗi loại đào phai hoặc đào thắm thì họ biết phải sử dụng chất liệu màu như thế nào cho phù hợp.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Toàn bộ hoa đào trong phim Hoa đào đều là hoa giả

Hay theo tiết lộ của họa sĩ Trương Đức Hải, thì anh em làm đạo cụ sẽ tích trữ những cành đào đã chơi Tết từ năm trước để đến cuối năm mang ra xài. Đây được xem là một công việc thường niên, tổ đạo cụ sẽ phải bảo quản làm sao để những cành đào đó vẫn giữ được nét xanh dù là tươi hay khô.

Hiện nay, theo họa sĩ Vi Ngọc Mai, phần lớn hoa giả phải dựa vào nguồn hàng Trung Quốc vì kinh phí làm phim hạn hẹp nên không thể đặt người làm hoa giả riêng. Bởi kinh phí làm 1, 2 cành đào còn có thể “chịu” được chứ tái hiện toàn bộ không khí chợ hoa, vườn đào là cả một vấn đề. Do vậy, theo đạo diễn, NSƯT Nguyễn Hữu Phần, hoa đào giả Trung Quốc đang bán sẵn trên thị trường là một giải pháp tiện ích cho các nhà làm phim vì chỉ cần xoắn bông hoa vào cành là xong, nên cần một chợ đào hay cả vườn đào cũng không khó.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Đạo diễn Khải Hưng trong một lần làm phim Tết ở vùng cao

Đối với những phim phải tái hiện lại cảnh gói bánh chưng thì họa sĩ cũng phải chú trọng từ việc chọn lạt, chọn lá dong, đãi đỗ, ngâm gạo, thái từng miếng thịt và tẩm ướp ra sao. Có đoàn phim phải mời cả những người chuyên gói bánh chưng để về dạy diễn viên gói cho đúng cách. Nếu trong phim có cảnh bóc bánh chưng thì đương nhiên sẽ là bánh thật còn nếu chỉ sử dụng hình ảnh thì có hai phương án: thuê nguyên một số lượng bánh chưng nhất định của một cửa hàng nào đó hoặc tổ đạo cụ sẽ gói bánh chưng giả, bên trong là vỏ hộp các-tông hoặc miếng xốp vuông, còn bên ngoài lá dong và lạt buộc thật.

Hay để tái hiện lại cảnh ông Đồ ngồi viết chữ, đạo diễn, NSƯT Nguyễn Hữu Phần có chia sẻ, hồi làm phim Ông ngoại về quê ăn Tết, ông đã phải đích thân đến thuyết phục mãi ông đồ “ruột” của mình (vì năm nào ông cũng đến xin chữ) mới nhận lời đi đóng phim, vì ông đã già và không đi viết nữa.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Cảnh làm phim Tết

Theo đạo diễn, ông đồ ấy viết chữ đẹp lắm mà một chữ Nho đẹp thì không phải bất cứ ông đồ nào cũng viết được. Bởi vậy, đạo diễn phải mời bằng được ông đồ này. Giữa ngày thường lại thấy một loạt ông đồ ngồi ở vỉa hè viết chữ khiến người dân thấy lạ, vì lúc đó cũng chưa có máy quay nên họ xúm lại hỏi han thì sau mới biết là bối cảnh làm phim nên rất ủng hộ và chính họ đã nhận lời làm những diễn viên quần chúng trên phim.

Và những chuyện bi hài

Cũng nhân nói về bối cảnh, có những phim lại quay vào đúng những tháng ngày mùa đông lạnh buốt, chẳng hạn như ở bộ phim Tìm nơi đón Tết của đạo diễn Trịnh Lê Phong có bối cảnh là vùng cao. Đoàn phim quay tại Sapa và Hòa Bình, có một đêm quay ngoài trời ở Sapa đến 2h30 sáng với nhiệt độ có lẽ chỉ khoảng 5 độ và trời mưa. Diễn viên thì khoác mấy lớp áo lạnh để tập nhưng khi quay phải bỏ ra. Quay xong lại trùm áo mà run lập cập. Anh quay phim thì vừa trùm chăn vừa quay. Trong thời tiết lạnh nên dễ đói. Bụng đói mà làm việc thì lại dễ dẫn đến hay cáu.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Cảnh chơi xuân trong phim Vợ chồng A Phủ

Khổ nhất là những cảnh phải quay ở chợ hoa hoặc những chỗ đông người để có chút không khí Tết. Khi đó khán giả, người hâm mộ thường quây lấy rất đông rồi chỉ chỏ, xin chụp ảnh cùng hoặc xin chữ ký diễn viên. Bình thường thì cũng vui nhưng khi tiến độ đang gấp hoặc phải chạy theo lịch quay vì một vấn đề gì đó thì êkip cảm thấy ức chế, lo lắng kinh khủng. Nhưng nhìn chung thì làm phim Tết luôn có cảm giác khác hẳn các bộ phim khác. Có thể là do ít tập, ngày quay ngắn, sức ép về sản xuất không quá căng thẳng nên đoàn phim lúc nào cũng rất vui vẻ, nhẹ nhàng.

ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet
Cảnh chơi xuân trong phim Vợ chồng A Phủ

Ngày trước khi quay những cảnh ăn uống không dễ như bây giờ. Đạo diễn, NSND Khải Hưng cho biết, để làm một bát canh măng thì họa sĩ đã phải cào vỏ bao xi măng để giả làm măng, còn nước béo thì làm giả màu, chỉ có duy nhất vài cọng hành lá là thật. Chuẩn bị cảnh quay, anh họa sĩ phải thổi hơi thuốc lá vào bát măng đạo cụ rồi úp cái bát khác lên để tạo khói nghi ngút cho nóng. Đến nỗi khi quay xong cảnh này, một diễn viên liền gắp miếng măng để ăn nhưng phải nhổ ra ngay vì lúc đó mới biết là ăn phải đồ giả…

Muốn có không khí Tết khi thời tiết còn nắng chang chang, các nhà làm phim còn phải “rình” quay ở những ngày trời nắng dịu, đôi khi phải đốt khói, tạo mù, hay tạo mưa phùn để cho ra cái không khí bảng lảng sương khói của tiết trời ngày Xuân.
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Chuyện hậu trường thú vị phía sau 'Xin chào, Cậu em khác người!'
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Cận cảnh bộ long bào 'khủng' của Ngọc Hoàng Mr Đàm trong Táo quân 2018
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Janny Thủy Trần tung ảnh hậu trường cho MV 'khủng' kết hợp với Tăng Nhật Tuệ, Adam
ngay tet ke chuyen lam phim chieu tet Á hậu Trương Thị May và diễn viên Nguyễn Anh Dũng 'chạm ngõ' điện ảnh

Trí Anh