Một mô hình đào tạo mới

Trường này ra đời vào thời kỳ khan hiếm phim, vào giữa những năm 50, khi nhà nước ta có quyết định sản xuất nhiều phim hơn nữa. Và lúc ấy mới vỡ lẽ ra rằng rất thiếu đạo diễn và người viết kịch bản. Còn việc đào tạo chính quy tại trường Đại học Điện ảnh quốc gia ( VGIK ) phải mất 5 năm và vào học trường này chủ yếu là các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, mà điều này đối với đạo diễn và người viết kịch bản không phải là ưu thế mạnh nhất. Cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Lúc ấy các đạo diễn của chúng ta là Pyriev, Romm và Trauberg quyết định thành lập các khóa đào tạo ngắn ngày, thọat tiên là khóa viết kịch bản thu nhận những người có trình độ đạo học, có kinh nghiệm và vốn sống, mà vào thời gian đó nhiều người đã kinh qua chiến tranh. Người ta đã quyết định thử làm một điều gì tương tự với các đạo diễn. Kinh nghiệm đã thành công. Vào năm 1964 hai khóa đó hợp nhất lại thành trường  đào tạo người viết kịch bản và đạo diễn. Đặc điểm của trường này la gì ? Điều kiện nhập học ra sao ? Một yêu cầu tất yếu là phải có trình độ đạo học, đồng thời cũng mong muốn có kinh nghiệm làm phim. Việc anh làm công việc gì trong nghành điện ảnh – làm nhân viên hành chính hay làm trợ lý đạo diễn – đều không quan trọng. Điều quan trọng là anh họat động trong lĩnh vực này. Hiện nay kinh nghiệm sản xuất phim không cần nữa, nhưng dứt khóat phải có trình độ đại học.

(TGĐA) - Đạo diễn điện ảnh Andrei GERASIMOV từ năm 2001 đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường đào tạo người viết kịch bản và đạo diễn ( còn ông giảng dạy ở đó từ năm 1987 ).


Vladimin Khotinenko

Trong số các học viên tốt nghiệp có những người hiện đang tích cực công tác trong ngành điện ảnh, nhiều người trong số đó đã làm nên vinh quang cho ngành này – Georgi Danelija, Gleb Panfilov, Alla Surikova, Vladimin Khotinenko, Sergei Ursuljak, Aleksandr Veledínki, có không ít các tác giả nổi tiếng và các nhà văn tài danh như Boris Mozhaev và Andrei Bitov. Sau đây là cuộc trao đổi giữa A.Gerasimov và biên tập viên báo “Văn hóa” của L.B.Nga về cơ sở đào tạo đáng chú ý này.

Thưa Adrei Nikolaevich, trường đào tạo người viết kịch bản và đạo diễn do ông phụ trách có gì khác với các trường đại học khác chuyên đào tạo cán bộ điện ảnh ?

Trường đào tạo này mang quy chế của một học hiện ở cấp quốc gia, được thành lập bởi hai tổ chức – Uỷ ban điện ảnh nhà nước (GOSKINO ) và Hội những người làm công tác điện ảnh, hai tổ chức này cũng là những đơn vị tài trợ cho nó. Bởi thế lúc đầu học không mất tiền, còn các sinh viên thì được cấp học bổng.

Người ta đã tạo mọi điều kiện cho các sinh viên khỏi bận tâm đến vấn đề đời sống trong vòng hai năm để thành nghề. Trong hơn 40 năm tồn tại, trường đã “ cho ra lò” hơn 800 đạo diễn và người viết kịch bản, một nửa trong số đó ở lại làm việc trong nghành điện ảnh. Thậm chí ngành điện ảnh Nga hiện nay vốn đang phát triển mạnh mẽ, được cung cấp bởi các học viên tốt nghiệp của trường chúng tôi. Đây không phải là thế đối đầu, là sự chọn một trong hai giữa trường chúng tôi với trường Đại học Điện ảnh VGIK, mà là một cơ sở đào tạo đặc biệt, ở đó phương pháp giảnh dạy được quyết định bởi chính các nghệ sĩ bậc thầy, bởi những người lãnh đạo các xưởng phim. Mà các xưởng phim thì khá gọn nhẹ và không nhiều, và như vậy là có thể thực hiện việc kàm cặp riêng biệt đối với từng sinh viên. Điều tệ hại duy nhất là trong những năm 1996 – 1997 chúng tôi buộc phải chuyển sang việc thu học phí. Đơn vị đầu tiên ngừng tài trợ là Hội những người làm công tác điện ảnh vốn cũng đang khốn đốn về mặt tài chính, rồi đến cả Uỷ ban điện ảnh nhà nước, nơi cũng bắt đầu túng quẫn không đủ tiền chi cho các bộ phim. Việc tài trợ ngày một suy giảm và nhà trường có nguy cơ phải đóng cửa.

Tình hình trong nghành điện ảnh vào những năm gần đây đã thay đổi một cách cơ bản, thế mà ở trường ông lại không có những biến chuyển về vấn đề này ?

Không, có lẽ thậm chí không đến nỗi tồi tệ. Trừ một điều : chúng tôi không thể thu nhận những người có tài năng nhưng lại nghèo khó, thế mà hai điều này thường trùng khớp với nhau. Mặc dầu cũng có những người trả học phí nhưng vẫn có tài năng.

Có phải tình hình đặc biệt đó có nghĩa là các ông là những người khá tự do ?

Tất nhiên rồi. Ở chỗ chúng tôi quá trình học tậo được đặt ra một cách không hình thức, chúng tôi tiếp xúc với những người lớn. Không có sổ theo dõi việc lên lớp. Chúng tôi không in ra những chương trình học tập. Có kế hoạch học tập và có tổng số các môn học vốn tạo điều kiện để có tay nghề điện ảnh. Còn đối với những thứ khác thì chúng tôi hoàn toàn tự do. Mỗi một thầy ( nghệ nhân) có cách giao tiếp riêng với các sinh viên. Đó là một cơ cấu linh họat và năng động. Thành phần các thầy thay đổi theo định kỳ. Bởi lẽ khi một đạo diễn bắt tay vào thời kỳ làm phim thì ông ta khó kết hợp được quá trình đó với công việc giảng dạy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn yêu cầu mỗi thầy hai lần trong một tuần ( 6 giờ) giảng bài cho sinh viên. Ở chỗ chúng tôi hiện nay đang vận hành một quy chế sau : khi nhập học, học viên có quyền chọn thầy để thụ giáo. Về mặt hình thức, chế độ học tập phải trả tiền của chúng tôi được gọi là dịch vụ giáo dục.

Bằng cách đó học viên chi tiền và có thể thu nhận những gì mà chúng tôi đề ra – đó là kinh nghiệm và kiến thức của chúng tôi.

Việc học viên trả tiền – điều đó khép anh ta vào kỷ luật hay làm nảy sinh một tâm lý khác : tôi chi tiền vậy thì các ông hãy dạy tôi đi ?

Ở đây cũng diễn ra một nghịch lý. Hiển nhiên đối với nhiều người số tiền này được kiếm ra không phải là dễ, hơn nữa chúng tôi lại thu học phí trước một năm. Có người hiểu rằng phàm đã trả tiền thì anh ta phải thu lựơm được kiến thức ở mức tối đa. Song cũng có những anh chành kỳ lạ : họ trả tiền nhưng không đi học, hoặc họa hoằn lắm mới đến lớp.

Gleb Panfilov

Chi phí cho học tập hết bao nhiêu ?

Trong đợt tuyển sinh vào tháng năm vừa rồi số tiền đó là 270 nghìn rúp đối với đạo diễn, còn đối với người viết kịch bản thì ít hơn.

Nói chung độ tuổi học viên là bao nhiêu ?

Về mặt tuổi tác – đại thể từ 30 đến 40. Ở chỗ chúng tôi không có sự hạn chế về tuổi tác. Có người đã 56 tuổi cũng vào học. Nếu xét về nghề nghiệp đầu tiên thì nhiều người có trình độ trung cấp, nhiều diễn viên, nhiều người tốt nghiệp Trường đại học Văn hóa. Có cả các luật gia, các chủ ngân hàng, các bác sĩ.

Vị tất số tiền mà các sinh viên của ông phải trả đủ để trang trải một cách binh thường cho việc tổ chức trường lớp nói chung. Tác phẩm tốt nghiệp chắc không thể tính vào khoản tiền đó ?

Chúng tôi có rất nhiều khoản chi tiêu. Cần phải trả tiền thuê nhà, tiền điện, nước, đóng thuế đất, mặc dầu cơ sở này là sở hữu của Hội điện ảnh nhưng chúng tôi vẫn cứa phải nộp thuế ( năm 1979 ngôi nhà này được xây riêng cho trường chúng tôi và được bàn giao cho chúng tôi để sử dụng mà không phải hoàn lại ). Chúng tôi có biên chế cho các giảng viên. Tất cả đều làm trên cơ sở hợp đồng. Còn cán bộ trong biên chế của nhà trường vẻn vẹn có 13 người – hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, các chuyên gia về phương pháp giảng dạy, các nhân viên đảm bảo cơ sở kỹ thuật. Tất nhiên, các sinh viên của chúng tôi phải tự kiếm tiền riêng để làm tác phẩm tốt nghiệp và họ làm việc này ngoài thời hạn học tập. Khi nào chuyện đó diễn ra, khó mà nói trước được. Có thể mười năm sau họ mới mang tác phẩm tốt nghiệp của mình tới. Chúng tôi hiểu rõ tất cả sự phức tạp của tình hình. Họ chỉ nhận được chứng chỉ tốt nghiệp và giấy xác nhận việc bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp sau khi hoàn tất toàn bộ chương trình.

Tức là trường không cấp bằng tốt nghiệp ?

Chỉ có chứng chỉ. Chúng tôi không có điều kiện cấp bằng với sự phân định thứ hạng, mặc dầu theo quy chế chúng tôi là cơ quan giáo dục bổ sung. Nhưng với thời hạn học tập trong trường cộng thêm mấy năm họat động nữa thì chứng chỉ của chúng tôi được xem như ngang hàng với bằng tốt nghiệp của Trương đại học Điện ảnh VGIKA.

Nhưng nội cái việc các sinh viên buộc phải tự kiếm tiền để làm tác phẩm tốt nghiệp và điều này mất đứt đi vài năm nữa, như thế chẳng hóa ra là đào tạo suông hay sao ?

Đây là một chế độ khắc nghiệt, nhưng công bằng. Chúng tôi cung cấp tất cả những gì có thể được, kể cả kí túc xá. Sau đó, các bạn tự bươn trải. Khi nhập học, chúng tôi đã nói với các học viên rằng giá như có được một nguồn dự trữ dồi dào về tài chính thì hay biết mấy để các bạn chẳng cần phải suy nghĩ xem nên sống ra sao. Khi đánh giá những tác phẩm tốt nghiệp của họ, chúng tôi không đánh giá về tài năng mà về trình độ tay nghề. Ở chỗ chúng tôi có câu châm ngôn : “Chúng tôi dạy nghề, còn tài năng là ở các bạn”. Không thể dạy tài năng được. Của đáng tội, tại sao thời hạn đào tạo ở chỗ chúng tôi lại ngắn thế ? Bởi vì chúng tôi ngay từ ngày đầu tiên đã ra nhiệm vụ cụ thể : trong môi trường của chúng tôi, chúng tôi không làm việc bằng lời nói….Nếu một người nào đó không tập trung chú ý hai, ba phút thôi thì anh ta sẽ chẳng hiểu gì cả. Nghề đạo diễn không thể lĩnh hội được ở cấp độ lời nói.

Số phận của những học viên tình cờ ra sao ?

Thỉnh thoảng lạc vào những người chẳng hề có khái niệm về cái nghề mà họ lựa chọn, hơn nữa trong một thời gian dài họ không hiểu điều đó. Cái nền tảng văn hóa không phải có ở tất cả mọi người. Càng kéo dài thời gian, càng tồi tệ. Ngoài các môn học có tính chất nghiệp vụ như làm việc với âm thanh, kỹ xảo quay phim, làm việc với diễn viên, chúng tôi còn giảng dạy về lịch sử điện ảnh Nga và thế giới, triết học văn hóa. Chúng tôi mời các nhà triết học, các nhà xã hội học đến trình bày chủ yếu không phải là những giáo trình có tính chất hệ thống mà là các bài giảng phát triển trên bình diện hiện đại bởi lẽ chúng tôi cho rằng đến học ở chỗ chúng tôi là những người trước đó đã từng đọc và nghiên cứu một cái gì đấy. Hễ có các bậc nghệ nhân nước ngòai đến Nga là thể nào chúng tôi cũng mời họ đến tọa đàm với lớp. Tonino Huerra, Andzhei Wajda, Miclos Jancho đã từng đến chỗ chúng tôi. Đó là một kinh nghiệm bổ ích và các học viên rất thích thú.

Mời các giảng viên có khó khăn lắm không ?

Đối với các diễn giả thì có phần đơn giản hơn, đến đọc xong bài giảng là đi về. Nhưng trường hợp Neja Zorkaja thì có khác. Chị ấy không chỉ đơn thuần giảng dạy về lịch sử điện ảnh Nga mà còn đề ra các bài tập về khuôn hình, chị ấy là linh hồn của nhà trường. Với chị ấy, các sinh viên có thể trao đổi thoải mái về các vấn đề khác nhau. Còn đối với những vị lãnh đạo các xưởng thì không phải bất cứ một đạo diễn – dựng phim tài năng nào cũng có khả năng giảng dạy. Đây là một nghề khác. Đối với các nghệ nhân thì không phải chỉ yêu cầu ông ta là người tinh thông nghề nghiệp mà còn phải có tên tuổi ( điều này đối với sinh viên rất quan trọng ) và biết cách giao lưa với đám trẻ, phải khoan dung và không bảo vệ những quan điểm cổ lỗ cách đây bốn mươi năm. Điều quan trọng là làm sao để sinh viên có thể giãi bày tâm sự với vị lãnh đạo. Ở đây cần có sự tin cậy hoàn toàn. Không được áp chế tính độc lập và nhân tố sáng tạo vốn không phải có thể thấy rõ ngay được ở sinh viên. Đây là một nghề phức tạp, song cũng có người thành công. Chẳng hạn, bản thân Vladimin Khotinenko để tốt nghiệp trường chúng tôi, biết rõ phong cách của nó, hiện nay ông ý đang giảng dạy ở chỗ chúng tôi. Alla Surikova cũng thế. Điều quan trọng là biết cách giao tiếp, bởi vì đây không phải là các chú học sinh mà có thể nhồi nhét bất cứ điều gì. Đối với mọi vấn đề, các sinh viên có quan điểm riêng và cũng khá bướng bỉnh. Thế nhưng tất cả những người đã học qua trường chúng tôi vẫn thường xuyên lui tới, hay gọi điện thoại và sau nhiều năm tháng đã thổ lộ rằng đó là thời kỳ tuyệt vời nhất trong cuộc đời của họ.

Kolmogorov

Trong nhiều năm ông đã có dịp quan sát những người vào trường này. Vậy quỹ đạo bay của họ ra sao ?

Qũy đạo của họ hòa nhịp với nền điện ảnh chúng ta. Bởi vậy tôi không thể nói rằng quỹ đạo này là tốt nhất. Cỗ máy sản xuất phim nhiều tập đòi hỏi nhiều cán bộ, thu hút bao nhiêu sức trẻ. Dường như nó tạo điều kiện cho họ sống và làm việc, song đối với công việc sáng tạo mà chúng tôi dạy họ, điều này chẳng có ý nghĩa mấy. Và vấn đề ở đây là anh ta có vượt qua thử thách được không ? Một số người suy nghĩ như sau : Tôi kiếm ra tiền, đã quen tay rồi, còn việc sáng tạo hãy để sau. Song trên thực tế điều đó không thể có được. Ai kiên trì trong ý định của mình thì sẽ đạt được một điều gì đó. Mọi chuyện phụ thuộc vào việc trong tâm hồn anh có cái gì không. Mà tất cả tai họa là gắn liền với điều đó.

Tất cả mọi người đã trở nên quá thực dụng. Thái độ lãng mạn đối với điện ảnh không còn nữa. Mặc dầu thỉnh thoảng cũng bắt gặp một đôi người lãng mạn, song bên cạnh họ là những người hoàn toàn khác. Đối với những uy tín thì có vấn đề. Chúng tôi có nhũng nghệ sĩ bậc thầy tuyệt vời. Song sinh viên lại thích lắng nghe nhau hơn. Đối với họ điều quan trọng hơn cả là đánh giá những cuộc tụ tập vui vẻ của họ thường diễn ra trong sảnh. Tôi cảm nhận được điều ấy. Chính ở đó đã phô bày ra hệ thống giá trị của họ. Và các bậc thầy cũng cần phải lưu ý tới điều đó, đừng bực mình và cần tìm ra những quyết định đúng đắn.

Trong cuộc tọa đàm, chúng tôi phát cho sinh viên bản tự khai ( bản thăm dò ) để hiểu được mỗi người hiện nay đang suy nghĩ gì, đang đọc gì và sự đam mê của anh ta đối với ngành điện ảnh ra sao ? Đối với họ có một câu hỏi phức tạp : “Theo bạn, hiện nay ai là người thể hiện được bản chất của thời đại” .

Là ai vậy ?

Là những thủ lĩnh của các nhóm nhạc hiện đại. Tôi xin nhắc lại một lần nữa là ở họ còn thiếu một cái nền tảng văn hóa. Trong quá trình học tập có một cái gì đó đã chuyển biến. Trước mặt một số người đã phát lộ ra cái hố sâu về văn hóa. Người nào biết suy nghĩ thì bắt đầu lấp đầy cái hố đấy.

Hiện nay ông còn đang thiếu gì cho một cuộc sống bình thường mà ông muốn có được trong trường của mình ?

Hiện chúng tôi đang thiếu diện tích. Tôi phải giảng bài ngay trong phòng làm việc của mình. Các trường điện ảnh nước ngoài có những phòng quay phim, có cơ sở kỹ thuật đồ sộ. Chúng tôi cũng có thể phát triển cơ sở đó nhưng chúng tôi thậm chí không có chỗ nào để đặt các thiết bị kỹ thuật cả. Gía như có những khoản tài trợ cho các sinh viên có năng khiếu đến học ở trường chúng tôi nhưng do thiếu các phương tiện thì họ cũng không thể thực hiện được điều đó. Ở đây có một điều cấm chỉ : không được rót tiền từ ngân sách cho cơ quan không thuộc quyền quản lý của nhà nước. Các mạnh thường quân và các nhà tài trợ hiểu rằng có thể đầu tư tiền bạc vào điện ảnh vì điều đó có lợi, còn việc muốn có điện ảnh thì phải đào tạo cán bộ - điều này họ chưa nhận thức được. Tư duy của họ chưa vượt qua ngưỡng ăn xổi ở thì.

Nhưng tôi không có cảm giác rằng chúng tôi sống cơ cực. Chúng tôi tự lập được. Mọi người đang đổ đến chỗ chúng tôi, thậm chí phải tổ chức thi tuyển, người trúng tuyển được nhận vào học rồi sau đó mới nộp học phí. Đối với một số người chúng tôi đã nói thẳng : xin đừng lãng phí thời gian của chúng tôi và tiền bạc của các vị.

Lê Sơn

( Theo Kul’tura )