Sống:

Lon Coca của tôi

(TGĐA) - Tôi còn nhớ hơn 20 năm về trước, lần đầu tiên được nếm thử một lon Coca. Đấy là một thứ đồ uống kỳ lạ, có ga, nằm trong hộp và lại có màu nâu. Từ đó trở đi, hễ khi nào có dịp là tôi lại tranh thủ uống một lon Coca, mặc nhiên khẳng định rằng đó là thứ đồ uống lạ miệng, sang trọng và tuyệt vời nhất mà tôi từng biết.

lon coca cua toi Người dại cứ làm đám cưới!?
lon coca cua toi Cảm xúc của đàn ông
lon coca cua toi Đánh mất cảm xúc
lon coca cua toi

Tôi chọn Coca trong vô vàn thứ đồ uống khác và từ chối mọi thức uống đã quen vị như nước trái cây, bột sắn, cà phê, trà lạnh. Rồi bỗng một ngày, tôi nhận ra rằng trong thực đơn của một nhà hàng sang trọng, Coca nằm trong số những đồ uống rẻ tiền nhất, chỉ ngang hàng với nước khoáng và thứ giải khát đắt tiền hơn lại là một ly nước cam mà tôi có thể tự pha chế. Tôi không biết điều đó thay đổi từ bao giờ, trong khi trước đây Coca vẫn được coi là một thứ đồ uống sang trọng, bởi vì không chỉ riêng tôi mà mọi người Việt Nam khác đều thấy nó lạ miệng và quý hiếm. Tôi càng không biết ngay cả cách đây 20 năm, hay còn trước đó nữa, thì ở các nước phát triển, Coca (softdrink) đã mặc nhiên được coi là thứ đồ uống giải khát rẻ tiền nhất.

Rồi lại tình cờ một ngày, tôi phát hiện ra những thương hiệu KFC, Lotteria… xuất hiện trên khắp các góc ngã tư lớn ở Hà Nội và Sài Gòn. Nhân viên mặc đồng phục, cửa kính sáng choang và thực khách ra vào hớn hở với áo quần sang trọng. Trước nay, đồ ăn nhanh mà ông tổ của nó là Mc Donald vẫn được người Mỹ và châu Âu coi là thứ thực phẩm bình dân dành cho giới bình dân, nghĩa là sinh viên, học sinh nghèo, dân lao động vừa ít tiền vừa ít thời gian nấu nướng. Họ chui vào một quán ăn nhanh và ngốn những đồ đông lạnh ngày này qua ngày khác. Họ ních đầy gà tây rán, khoai tây chiên và Coca Cola cho đến một ngày nhận ra rằng số lượng người béo phì và mắc bệnh tiểu đường của dân Mỹ đứng hàng đầu thế giới thì bắt đầu lập đề án biểu tình phản đối những ông trùm fastfood.

lon coca cua toi

Ở Âu Mỹ, một mớ rau muống, một lát cá tươi nhiều khi đổi được hai suất fastfood thì KFC vẫn đành nằm trong sự lựa chọn. Còn ở nơi này, giới trẻ sành điệu đi vào KFC, chễm chệ trên những bộ bàn ghế xanh đỏ mà thể hiện sự sang trọng vì rau muống và cá tươi quá sẵn ngoài chợ, còn KFC thì lần đầu tiên họ được nhìn thấy. Ấy là tôi nói vài năm trước, chứ giờ dân ta cũng bắt đầu nhận ra cái nỗi KFC chẳng mang lại cho họ lợi ích gì ngoài sự tiện lợi, mà tiện lợi thì cũng đâu bằng ngồi một quán cơm phục vụ trong vài phút. Người ta bắt đầu theo tư duy của dân Mỹ, ngãng dần đồ ăn nhanh. Lâu ngày KFC chỉ còn dành cho lũ trẻ con khoái vị giòn bùi của khoai tây rán.

Cũng giống như Coca Cola, 17 năm trước, tôi không giấu được sự quê mùa, dốt nát khi nhìn thấy một người sử dụng điện thoại di động thì tưởng là máy bộ đàm. Không ít người, mất tới vài năm trời mang bệnh sùng bái điện thoại di động. Đã có một thời cũng chẳng phải đâu xa lắc, người dùng điện thoại di động đồng nghĩa với khái niệm “ông chủ lớn” hay “thiếu gia sành điệu”, vì chỉ những người ấy mới lắm “việc lớn” để phải gọi nhiều, mới đủ “tiền lớn” để sở hữu một thứ thiết bị đắt tiền và đủ khả năng trả tiền thuê bao hàng tháng (tôi còn nhớ xấp xỉ một chỉ vàng, tại thời điểm bấy giờ). Nếu người nào sở hữu một thứ không phải “cục gạch” mà nó mỏng tang, màn hình lại có màu thì thật hết biết, mỗi lúc đặt cái a lô lên mặt bàn, dễ tưởng đâu anh ta và vật hình chữ nhật đã trở thành kỳ quan thứ tám của thế giới.

lon coca cua toi

Vài năm sau, khi mà điện thoại đã không còn là thứ khiến người ta phải tròn mắt lên nhìn thì dường như cứ ở đâu có giới trẻ sành điệu là có một chiếc điện thoại đa chức năng. Họ “lên đời” điện thoại liên tục và rảnh lúc nào là chúi đầu vào hí hoáy bàn phím để nghiên cứu các chức năng mới. Thời điểm đó, tôi cũng một chiếc điện thoại và vài lần cái trang thiết bị ai cũng có ấy đã làm tôi phát ngượng. Lý do là vì có những bận phải giao dịch với các vị khách nước ngoài mà thu nhập của họ xấp xỉ 30.000USD/tháng, chiếc điện thoại của tôi với màn hình tinh thể lỏng, âm thanh nổi và dáng hình mỏng dính như một siêu mẫu bỗng trở thành “công chúa” giữa đám điện thoại loại cục gạch, màn hình không màu, vỏ máy nhựa đen của các nhân vật quan trọng kia. Đấy là cảm giác giống như của một kẻ ăn mặc đẹp mà lại chẳng có một xu dính túi. Rồi có lần sang Phần Lan, quê hương của Nokia, tôi lại ngạc nhiên hơn nữa khi các quan chức ở đây toàn dùng những chiếc di động cũng mác Nokia nhưng là thế hệ điện thoại mà dân tôi đã vứt đi từ lâu rồi. Nghĩa là những người ấy, họ dùng điện thoại đúng như một thứ công cụ, vớ được cái gì dùng cái nấy, hoặc họ dùng từ lúc điện thoại di động mới ra đời, 10 năm sau nó chưa hỏng thì cũng không việc gì phải thay cái mới, cho dù thu nhập trong tháng của họ đủ mua một vạn chiếc điện thoại. Chuyện này như là một thứ gợi lại hồi ức, chứ giờ thì ngay cả bà bán cá ngoài chợ cũng dùng điện thoại để gọi cá đến cho nhanh. Ta cũng không bàn đến thứ thiết bị đã được coi là nghiễm nhiên ấy nữa.

Con người lúc nào cũng có nhu cầu khẳng định mình, và thứ khẳng định mình là những thứ dễ đập vào mắt người khác nhất, đặc biệt là khi người ta không có gì để tự khẳng định ngoài những thứ có thể đắp ra ngoài được. Thế hết điện thoại rồi thì người ta lấy gì ra để làm cho sành điệu?

Có một lần tôi đọc được bức thư của cha tôi gửi cho mẹ tôi hồi còn trẻ (chừng 40 năm trước thì phải), có một đoạn thế này “… Anh nể phục em vì em không giống như những cô gái khác. Các cô gái bây giờ chẳng quan tâm gì khác hơn là nào thì áo quần, nào thì xe đạp…”. Lúc ấy tôi đã cười chết ngất. Thời của cha mẹ tôi, người ta coi xe đạp là đẳng cấp, và hai chục năm trước, người ta coi xe Max, xe Dream là đẳng cấp, giờ xe Dream dùng để chạy xế ôm. Mới thấy chúng ta vô cùng tội nghiệp, cũng giống như Coca Cola, ở quê hương của fastfood, điện thoại di động, động cơ hai bánh, người ta chỉ coi chúng như một thứ phương tiện sống thì đôi khi chúng ta lấy làm mục đích sống. Ở thế kỷ 21, khi mà các quốc gia đã xích lại gần nhau, công nghệ mới ra lò phổ biến đến các châu lục chỉ trong vòng một tuần lễ, tưởng rằng chúng ta đã hết sự tội nghiệp giống như khi lần đầu tiên được nếm Coca của hai thập niên trước thì té ra nay vẫn thế. Người ta bắt đầu đua nhau mua một chiếc bốn bánh. Câu cửa miệng mà bạn bè lâu không gặp hỏi nhau là “Đã mua ô tô chưa?”. Nhiều người sống trong ngôi nhà chưa đến một tỷ ở khu dân cư lao động nhưng lại sở hữu chiếc xe trị giá hơn một tỷ. Có người đi làm lương công chức, ngày đêm ky cóp chẳng dám ăn dám tiêu, con cái chỉ dám cho học ở những trường không tốn kém, ngày lễ không dám đi du lịch, chưa bao giờ biết thưởng thức món ăn tại một nhà hàng sang trọng, chỉ thỉnh thoảng kiểm lại số tiền tiết kiệm. Hỏi để làm gì, bảo để mua ô tô. Cô ấy giải thích rằng ước mơ lớn nhất của cô bây giờ là được sở hữu một cái ô tô. Tôi kinh ngạc hỏi để làm gì, khi mà nhà cô ở tít trong hẻm sâu không có gara, vợ chồng cô ấy đi làm, con đi học chỉ mất 5 phút, mùa hè cô ấy cũng không lên rừng xuống bể bao giờ. Cô ấy trả lời đơn giản rằng “bạn bè mấy đứa có hết rồi”.

lon coca cua toi

Hôm qua tôi đọc bài báo đưa tin rằng, các ngôi sao Hồng Kông như Lưu Đức Hòa, Chương Tử Di, Phạm Băng Băng… đua nhau mua phi cơ riêng vì giờ đối với họ, ô tô cỡ Jaguar, Porsche, Ferrari cũng chẳng phải là thứ sành điệu lắm nữa. Phải rồi, ở nhiều nơi, để chứng minh sự giàu có và sành điệu, đã từ lâu người ta chỉ trưng ra du thuyền, phi cơ, nhà biệt thự trên đỉnh đồi hay kim cương đen, thì rõ một điều rằng vài thập niên sau chúng ta cũng giống như họ. Lúc ấy nhìn thấy ô tô sẽ giống như nhìn một lon Coca.

Thế chẳng may khi đời sống con người đã đạt đến đỉnh cao của vật chất thì người ta xác nhận sự sành điệu bằng thứ gì? Lúc ấy, có lẽ một bộ óc siêu việt cỡ Bill Gate lóc cóc thư giãn trên con đường ngoại ô bằng xe đạp mới thực sự là đẳng cấp và khác người.

lon coca cua toi Bài học về tự do, tôn trọng…

(TGĐA) - T ôi ở Mỹ, thi thoảng trường học của con gái lớn lại ...

lon coca cua toi Giấc mơ “Chồng Tây” ngọt ngào

(TGĐA) - Sau giấc mơ có thật phũ phàng, tôi đã thôi đưa các anh ...

lon coca cua toi Thói quen khó bỏ

(TGĐA) - Sau ly hôn, cô tưởng rằng dư luận sẽ khắt khe, nhưng ai ...

Di Li