Larisa Sepitsko: Lời chào và vĩnh biệt

(TGĐA) - Bà sống được tất cả 41 năm, dàn dựng được 6 bộ phim truyện dài và vĩnh biệt thế giới này khi đang thực hiện bộ phim thứ 7. Bà biết trước cái chết của mình và không muốn giấu diếm ai điều đó…

larisa sepitsko loi chao va vinh biet Glep Panfilov với phim đầu tay 'Trong lửa không có chỗ trú'
larisa sepitsko loi chao va vinh biet Những bí mật của đạo diễn Konstantin Stanislavsky

Người ta vẫn quan niệm rằng dàn cảnh một bộ phim, đó không phải là công việc của phái yếu. Nhưng rồi bà đã làm cho những người đàn ông phải phát ghen. Larisa Sepitsko đã trở thành một trong những đạo diễn nữ đầu tiên trong điện ảnh Xô Viết được Hollywood mới cộng tác. Nhưng bà đã khước từ lời mời, tiếp tục làm phim trên đất nước Xô Viết. Nhưng câu chuyện về bà mà chúng tôi sắp kể lại không phải là việc bà từ chối không sang nước Mỹ…

larisa sepitsko loi chao va vinh biet
Nữ đạo diễn Larisa Sepitsko

Cuộc đời của Larisa Sepitsko ngắn ngủi và đầy bi kịch. Bà ra đi ở tuổi 41, để lại người chồng và đứa con trai 6 tuổi. Với tư cách của một đạo diễn, một người của điện ảnh, bà biết làm nhiều việc; Sắm vai trong 6 bộ phim, viết 5 kịch bản và dàn dựng 6 bộ phim. Larisa Sepitsko nhận được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế. Giữa những giải thưởng ấy có Giải thưởng Lớn tại Liên Hoan phim quốc tế Berlin tặng cho bộ phim Đi lên vào năm 1977.

Những bước đi đầu tiên

Larisa Sepitsko kết thân với các đạo diễn nổi tiếng ở nước ngoài như Milos Forman, Bernardo Bertolucci, Fransis Coppola... Kết bạn với Laija Minelli, đến thăm viếng nữ diễn viên này khi Laija còn sống chung với đạo diễn Mỹ nổi tiếng Martin Scorsese. Vào thời gian đó, như một người phụ nữ Xô Viết, Larisa Sepitsko sửng sốt ngạc nhiên trước cách xử thế của giới làm phim Hollywood. Nhiều người còn nhớ câu chuyện bà kể về tài uống rượu của nữ diễn viên Laija. Nhưng tất cả những người quen biết đều nói rằng tại Hollywood mọi người rất tôn trọng, yêu quý cả con người Larisa Sepitsko lẫn khả năng dàn dựng của bà. Một lần ông đạo diễn phim Bố già Fransis Coppola đã mời bà tới nhà chơi để giới thiệu với bà những phương án kết thúc của phim Ngày tận thế và ông trân trọng lắng nghe ý kiến của bà.

Larisa Sepitsko sinh năm 1938 tại thành phố Archommovska, Ucraina. Mẹ là một nữ giáo viên. Bố chia tay với mẹ, để lại 3 người con cho mẹ nuôi. Larisa Sepitsko quên hẳn hình ảnh người cha trong trí nhớ, cũng không bao giờ gặp lại ông ta nữa. Bà kết thúc phổ thông tại thành phố Lvov. Và ngay thời gian này, bà nộp đơn thi thẳng vào khoa đạo diễn Trường Đại học quốc gia điện ảnh toàn Liên Bang (gọi tắt là VGIK). Bà mang họ mẹ cho đến tận đến khi lấy chồng như muốn khẳng định tính độc lập của mình.

larisa sepitsko loi chao va vinh biet
Larisa Sepitsko sinh năm 1938 tại thành phố Archommovska

Elem và Larisa

Hai người là một cặp đôi tuyệt vời. Elem Klimov (đã giới thiệu trên Thế giới Điện ảnh số tháng 10 năm 2018) và Larisa Sepitsko hoàn toàn độc lập với nhau, ngay cả về phương diện sáng tác, nhưng họ lại không thể sống thiếu nhau được. Larisa Sepitsko kém Elem Klimov 5 tuổi, nhựng lại tốt nghiệp VGIK trước Elem Klimov 4 năm. Trong thời gian bà quay bộ phim Nực nội tác phẩm đầu tay của mình, nhóm làm phim bị lây dịch sốt vàng da, một số thành viên trong nhóm quay phải về Moskva để chữa trị. Larisa Sepitsko ở lại, bất chấp lệnh của bác sỹ, nằm trên cáng bà vẫn chỉ huy ghi hình. Elem Klimov giúp đỡ bà dựng phim và thế là chinh phục được trái tim của nữ đạo diễn trẻ. Họ thành vợ thành chồng vào năm 1963, tuy trong cuộc sống chung ấy những kết quả sáng tạo rất trái ngược nhau: khi người vợ gặt hái thành công thì ông chồng đang vấp phải thất bại…

Larisa Sepitsko là một nữ đoàn viên thanh niên cộng sản, nhưng vẫn là con chiên ngoan đạo của nhà thờ chính thống giáo và bà không che giấu điều này. Vào những năm tháng ấy, đó không chỉ chuyện khó chấp nhận mà còn rất dễ rước tai họa vào thân. Bà tin rằng có cuộc sống sau khi chết, có linh hồn, và cũng tin rằng con người được luân hồi với những kiếp sống khác nhau. Elem Klimov nhớ mãi một trường hợp cực kỳ hãi hùng xảy ra với hai người khi sang Tiệp Khắc. Hai người tới thăm một khu lâu đài cổ chưa từng tới bao giờ. Đi vào trong gian chính, bỗng nhiên Larisa Sepitsko nói: “Em cũng đã từng tới đây!” Rồi chỉ một cái bàn nói tiếp: “Ở đây mọi người thường chơi mạt chược mà ”. Lột tấm khăn phủ mặt bàn, phía dưới là một tấm nỉ màu xanh. Bước qua gian thờ những người quá cố, trên tường bỗng Elem Klimov nhìn thấy chân dung Larisa Sepitsko trong tấm áo màu xanh da trời…

larisa sepitsko loi chao va vinh biet
Vợ chồng Elem Klimov

Sau chuyến thăm viếng đó Larisa Sepitsko như thay đổi hẳn. Bà luôn luôn bị ám ảnh bởi cái chết sắp xảy ra. Cùng một người bạn gái, Larisa Sepitsko đã sang Bungari tìm gặp bà lão tiên tri Vanga. Bà lão Vanga cũng nói rằng Larisa Sepitsko không còn sống được bao lâu. Nữ diễn viên sân khấu và điện ảnh Nga-Xô Viết nổi tiếng Alla Demidova trong chương trình truyền hình Tấm gương soi đã nói về Larisa Sepitsko như thế này: “Cô ta luôn luôn nuôi ý muốn nhìn thấy những gì không thấy được.”Cả Elem Klimov lẫn Larisa Sepitsko đều là những người sống nặng về phần tâm linh.

Theo lời kể lại của Anton Klimov - con trai của hai người, Elem Klimov luôn sống một đời sống rất căng thẳng; khi bắt tay vào công việc luôn luôn tuân thủ những linh cảm. Dù ông thừa hiểu, trông đợi vào rủi may, vận số là điều cực kỳ không có lợi cho công việc của các đạo diễn và diễn viên. Sau khi quay xong bộ phim Hãy đến mà nhìn, Elem Klimov nói rằng ông và nhóm làm phim của mình đã bước qúa sâu tới sát làn ranh của sự sống và cái chết; đã có thể nhìn thấy địa ngục và ngửi thấy mùi xú uế từ đó bốc ra. Theo ý kiến chung của các nhà phê bình những bộ phim xuất sắc nhất của Elem Klimov ra đời sau khi Larisa Sepitsko mất.

larisa sepitsko loi chao va vinh biet
Nữ đạo diễn Larisa Sepitsko

Vĩnh biệt

Cái chết của Larisa Sepitsko, cho đến tận hôm nay vẫn còn là điều khó giải thích. Ấy vậy nhưng tất cả những người thân thiết, đồng nghiệp của bà đều chung ý kiến, bà đã linh cảm trước được ngày tận số của mình. Khi đang quay bộ phim Vĩnh biệt Matriona theo truyện vừa của nhà văn Nga-Xô Viết nổi tiếng Valentin Rasputin, bà luôn nói: “Bộ phim Đi lên đã là sáng tạo cuối cùng của tôi rồi”. “Sao lại vậy? – mọi người hỏi - Vĩnh biệt mới quay được 300 mét thôi mà!”, nhưng Larisa Sepitsko không trả lời, bà chỉ lắc đầu.

Trong Vĩnh biệt - bộ phim cuối của Larisa Sepitsko (do Elem Klimov thực hiện những mét phim cuối cùng) lấy những dòng đầu tiên trong truyện của Valentin Rasputin làm đề từ: “..Và một lần nữa mùa xuân lại đến, một mùa xuân trong cái dòng chảy không bao giờ kết thúc của nó, nhưng vẫn là mùa xuân cuối cùng”.

Bộ phim bắt đầu với những trường đoạn mang tính tâm linh. Trong màn sương mù, những con người xa lạ trong những tấm áo nhựa mỏng dính, vừa đặt chân lên đảo. Nom họ như những hình nhân thế mạng. Những con người này bị hất khỏi làng quê, khỏi những ngôi nhà họ đang sống để bắt đầu cuộc đời mới tại khu nghĩa địa mà cư dân lâu nay là tằng tổ của họ. Họ phải di chuyển để dành đất xây dựng đập thủy điện. Nhân vật Voronov của diễn viên tài năng Aleksei Petrenko gắng thuyết phục những con người tội nghiệp kia hãy bỏ tất cả, đừng tiếc nuối mà đi tới nơi cư ngụ mới:

Chúng ta đang đứng trên mảnh đất mà chúng ta cứ tưởng là vững bền mãi mãi. Nhưng chẳng bao lâu nữa, ở nơi đây đến đất cũng không còn. Sự thật là cần phải đến nơi khác thôi, cần phải xây dựng lại cuộc đời của mình. Và đừng tự dày vò, hành hạ bản thân bởi ký ức về một cuộc sống bà con đã trải qua.

larisa sepitsko loi chao va vinh biet
Larisa Sepitsko trên trường quay

Trước khi nhân vật Voronov nói câu nói này, đã có lệnh của chính quyền về việc di chuyển các cháu nhỏ học sinh: “Ngày 31 tháng Tám, chuẩn bị cho trẻ nhỏ đi trước. Và không ai được chậm muộn!”

Larisa Sepitsko không kịp chuẩn bị gì cho cậu con trai duy nhất đến lớp một. Cha của chú bé cũng không nói cho Anton biết mẹ của chú đã qua đời. Mỗi ngày chú bé vẫn đợi mẹ về. Sau này mọi người mới kể cho Anton nghe mẹ cậu đã mất khi đang dàn dựng bộ phim Vĩnh biệt

larisa sepitsko loi chao va vinh biet Đạo diễn Elem Klimov: Chật vật, trăn trở vì một bộ phim
larisa sepitsko loi chao va vinh biet Những bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học cổ điển Nga

Tô Hoàng