Làn sóng làm lại tác phẩm Kim Dung: Phim kiếm hiệp đã trở lại!

(TGĐA) - Việc làm lại các tác phẩm võ hiệp Kim Dung không còn là điều mới mẻ, nhưng vẫn được các nhà làm phim ưu chuộng và khai thác triệt để, điển hình là năm nay có hàng loạt tiểu thuyết Kim Dung được tái dựng, như Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Tuyệt đại song kiều, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký... khiến thị trường bỗng dưng ngập tràn niềm tin với việc làm lại những bộ phim võ hiệp Kim Dung. 

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai Trương Kỷ Trung: Người “nghệ thuật hóa” võ hiệp Kim Dung
lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai Tân "Anh hùng xạ điêu" đánh thức hoài niệm phim võ hiệp Kim Dung

Một thời bị các bộ phim tiên hiệp chèn ép

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung từng là đề tài hàng đầu của các nhà làm phim truyền hình Trung Quốc, nhưng từ năm 2014 khi bộ phim Cổ kiếm kỳ đàm (do Lý Dịch Phong và Dương Mịch đóng) tạo nên cơn sốt, trên màn ảnh Hoa ngữ lập tức rộ lên làn sóng phim tiên hiệp, yếu tố huyền ảo bắt đầu trở thành đề tài hàng đầu mà thị trường theo đuổi, nhờ sức hút của các bộ phim Hoa Thiên Cốt, Tam sinh tam thế thập lý đào hoa… mọi người càng nhận thấy tiềm năng thị trường của thể loại phim tiên hiệp.

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai
Cổ kiếm kỳ đàm – bộ phim đầu tiên châm ngòi cho thể loại phim tiên hiệp, khiến dòng phim võ hiệp từng bị ngó lơ

Thế là, màn ảnh nhỏ Hoa ngữ bắt đầu lũ lượt làm phim tiên hiệp, khoảng thời gian đó các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp gần như bị thị trường ngó lơ như Tân Tiêu Thập Nhất Lang do Nghiêm Ngật Khoan và Lý Y Hiểu đóng, Phi đao tái kiến phi đao do Lưu Khải Uy và Dương Dung đóng, Tân Biên thành lãng tử do Trương Hinh Dư đóng và thậm chí còn không được phát sóng trên truyền hình vệ tinh như Lục Phiến Môn, chỉ được chiếu online. Do đó, các bộ phim có đề tài võ hiệp đã được thị trường gắn mác “qua thời”, không còn phù hợp với xu hướng.

Nguyên tố thúc đẩy sự trở lại của các tác phẩm võ hiệp

Không thể phủ nhận bản thân tiểu thuyết võ hiệp đã sở hữu nhiều đề tài không gì có thể thay thế. Năm 2017, bộ phim Tân Anh hùng xạ điêu do Tưởng Gia Tuấn làm đạo diễn đã “đảo ngược tình thế”, có thể nói đây là cơ hội của sự trở lại sau nhiều năm của dòng phim võ hiệp, đồng thời cũng chứng tỏ sức sống mãnh liệt không bao giờ lụi tàn của thể loại phim này.

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai
Tân Anh hùng xạ điêu của đạo diễn Tưởng Gia Tuấn đã đánh dấu sự trở lại của dòng phim võ hiệp trong năm nay

Trước tiên, tác phẩm võ hiệp phần lớn đều tường thuật những câu chuyện tung hoành giang hồ, vừa có nhi nữ thường tình vừa có triều chính, không những đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả nữ, mà quan trọng là có thể thỏa mãn thị hiếu của khán giả nam. Điều mà người trong ngành đều biết rõ là, trên phương diện chi tiêu cho giải trí văn nghệ, nam giới thường sẳn sàng chi trả nhiều hơn nữ giới. Do đó, đối với các nhà sản xuất mà nói, phim võ hiệp đáp ứng thị hiếu khán giả nam đã trở thành “khẩu phần” bổ sung cho thị trường hiện nay.

Mặt khác, so với các bộ phim tiên hiệp mà nói, thị trường võ hiệp có rủi ro ít hơn rất nhiều. Mọi người đều biết, hiện nay các tiểu thuyết tiên hiệp trên thị trường đều bị đẩy lên mức giá trên trời, mua được bản quyền chuyển thể đắt giá như thế đương nhiên không dám mời các diễn viên mới, trong khi cát sê của các sao đều đội đầu, như vậy chi phí để đầu tư một bộ phim tiên hiệp sẽ ngày càng tăng cao.

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai
Tôn trọng tinh thần của nguyên tác chính là cơ bản để dẫn đến thành công của phim chuyển thể

Năm ngoái, các bộ phim tiên hiệp có vốn đầu tư lớn như Trạch thiên ký, Thượng cổ tình ca… đã không tạo được tiếng vang, khiến giới làm phim nhìn thấy những rủi ro ẩn chứa đằng sau thể loại phim này. Còn những bộ phim võ hiệp phần lớn đều là những cảnh đánh đấm thực tế, gần như không cần sử dụng kỹ xảo quá nhiều, chi phí bản quyền cũng hợp lý, so sánh như vậy, đương nhiên đầu tư phim võ hiệp rủi ro thấp hơn.

Hơn nữa, đối với những công ty quản lý có nghệ sĩ riêng mà nói, phim võ hiệp là môi trường tốt để đào tạo người mới. Các bộ phim võ hiệp phần lớn đều nói về những câu chuyện về khí phách anh hùng, vượt qua gian khó để trưởng thành, kết cấu câu chuyện rất thích hợp để rèn dũa diễn viên mới, điển hình là Dương Húc Văn, Lý Nhất Đồng… xa xưa hơn còn có các diễn viên Lương Triều Vỹ, Cổ Thiên Lạc, Huỳnh Hiểu Minh, Trần Hiểu… đều nhờ đóng phim võ hiệp Kim Dung mà thành danh, đủ thấy khả năng tạo sao của các tác phẩm võ hiệp.

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai
Ỷ Thiên Đồ Long ký phiên bản 2018 là một trong những bộ phim làm lại đang được khán giả nóng lòng chờ đợi

Còn một nhân tố quan trọng không thể không nói đến đó là chất lượng của tiểu thuyết nguyên tác. Đánh giá về mặt kịch bản, các tiểu thuyết của Kim Dung cũng như Cổ Long, Lương Vũ Sinh đều đã vượt qua sự kiểm nghiệm của thị trường, câu chuyện đều đã vô cùng hoàn thiện. Đặc biệt, nhờ vào sự hiểu biết sâu rộng của nhà văn Kim Dung đối với nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn học, tập tục, võ thuật… khiến tác phẩm của ông trở nên vô cùng sinh động, “trên đạt thiên văn, dưới thông địa lý”, đây là điều mà các tác giả online hiện nay khó mà làm được.

Nguyên nhân chính gây ra làn sóng làm lại phim võ hiệp lần này, không gì khác chính là bộ phim Tân anh hùng xạ điêu của đạo diễn Tưởng Gia Tuấn, vốn đầu tư mấy chục triệu CNY đã đem lại lợi nhuận gấp đôi cho nhà đầu tư. Một trong những yếu tố thành công của Tân anh hùng xạ điêu chính là sử dụng diễn viên mới, tiết kiệm cát sê trả cho diễn viên để dùng vào khâu chế tác; thứ hai là trung thực với nguyên tác, sử dụng cảnh quay thật, cố gắng tạo cảm giác chân thật cho khán giả, không cố tình sử dụng kỹ xảo, không theo đuổi sự hào nhoáng của thị giác. Có thể nói, những yếu tố trên đã giúp bộ phim nhận được sự công nhận của khán giả.

lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai
Ngoài võ hiệp Kim Dung, còn có các tiểu thuyết võ hiệp của tác giả khác cũng được chọn chuyển thể như Tuyệt đại song kiều

Ý nghĩa của việc làm lại đương nhiên là phải có nhiều cái mới, tìm thấy điểm phù hợp với tinh thần hiện đại, nhưng cũng tuyệt đối không phải đơn giản là lợi dụng vỏ bọc võ hiệp hoặc cố tình hỗn tạp giữa cổ trang thần tượng với ngôn tình… Sự thật là, các bộ phim võ hiệp mấy năm gần đây bị lạnh nhạt đều có liên quan đến việc quá “chiều theo” thị hiếu của khán giả, đánh mất phong cách giữa các thể loại ngôn tình, tiên hiệp, hài hước, cách cải biên khiến cho giang hồ không còn mùi vị của giang hồ, cuối cùng đã khiến giang hồ bị thất thủ. Vì vậy, các tác phẩm võ hiệp được làm lại lần này rốt cuộc thành bại ra sao, vẫn phải xem nó được làm lại như thế nào và do người nào dàn dựng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện nay đã có hơn 10 bộ phim võ hiệp Kim Dung được làm lại và sẽ lần lượt ra mắt khán giả vào cuối năm 2018 và 2019, bao gồm: Ỷ Thiên Đồ Long ký, Phi hồ ngoại truyện, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Tuyệt đại song kiều… Ngoài ra, còn có các tác phẩm của Cổ Long và Lương Vũ Sinh như Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, Thiếu niên Sở Lưu Hương, Phiêu hương kiếm vũ, Tiểu Lý Phi Đao, Bình tông hiệp ảnh, Võ Đang nhất kiếm… Cư dân mạng thống kê, Thần điêu đại hiệp hiện nay đã có 14 phiên bản khác nhau.
lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai 'Hiệp khách hành': Trương Kỷ Trung tiếp tục mối duyên với Kim Dung sau gần 10 năm 'gác kiếm'
lan song lam lai tac pham kim dung phim kiem hiep da tro lai "Tân bạch phát ma nữ": Nét mới cho các tín đồ phim kiếm hiệp

Trịnh Nghi