Ký ức lịch sử qua những thước phim quý

(TGĐA) - Bài viết của tôi để tri ân đến nhân dân và các lực lượng vũ trang của Hà Nội đã hy sinh cho Thủ đô yêu dấu của chúng ta.

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy 6 sự kiện đáng chú ý của điện ảnh Việt 2017
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Dàn sao phim 'Lật mặt 3' tung bộ ảnh đón xuân mới
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Những xu hướng vận động của điện ảnh hiện nay
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Nhiều công việc ngành điện ảnh phải làm trong năm 2018
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Đạo diễn Victor Vũ: Tôi bị áp lực mọi lúc mọi nơi!

Thời điểm đó, đài truyền thanh của thành phố Hà Nội đến các quận, huyện trong toàn thành phố thông báo liên tục: Đồng bào chú ý. Đồng bào chú ý. Đồng bào chú ý. Máy bay địch cách Hà Nội 100km, rồi 50km. Mọi người dân xuống hầm trú ẩn. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Ngày nào, đêm nào cũng vậy, suốt những ngày tháng Chạp năm 1972.

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy
Bộ đội kéo xác máy bay địch bị bắn rơi trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội tháng 12 năm 1972

Ban ngày do máy bay phân lực Mỹ đánh các trọng điểm mà địch nghi là trận địa pháo phòng không hoặc tên lửa của ta khắp trong thành phố. Cứ chiều chiều các lực lượng phòng không của ta thả hàng trăm quả bóng bay to, đường kính độ một hoặc hai mét lên bầu trời Hà Nội, ở độ cao nhất định treo lơ lửng trên không (theo cách của Liên Xô thế chiến thứ II 1939 - 1945 vùng Thủ đô Matxcơva).

19h30 ngày 18/12/1972, Mỹ mở đầu trận tập kích bằng pháo đài bay B52 vào Hà Nội. Trước khi vào Hà Nội, hàng loạt máy bay phản lực và máy bay tàng hình rải rất nhiều sợi giấy bạc đủ các loại hòng làm nhiễu ra đa của ta. Máy bay phản lực ném bom các trọng điểm.

Từ ngày 18/12, máy bay B52 từ Guyan - Cò rạt - Thái Lan bay vào vùng trời Hà Nội. Máy bay thả bom trải thảm theo sơ đồ đã định sẵn cứ thế cắt bom rồi đi thẳng, từ tứ phía vào Hà Nội - Uy Nỗ - Đông Anh - Gia Lâm - Thanh Trì - Từ Liêm…

Khi máy bay vào, tất cả các lực lượng vũ trang từ dân quân tự vệ bằng súng bộ binh đến các trận địa pháo 12 ly - 37 ly - 100 ly đều nổ súng đủ các loại tầm thấp, tầm cao bắn lên bầu trời. Đặc biệt tên lửa thì bắn ít hơn bởi lúc đó ta còn nghèo nên phải tính toán bắn quả nào ăn chắc quả ấy.

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy
Nhà quay phim Nguyễn Văn Nẫm tác nghiệp năm 1976

Máy bay B52 đến bầu trời Hà Nội. Người ta không thấy máy bay, bởi bầu trời dày đặc sương mù, trời lại rét như cắt ruột nên chỉ nghe thấy tiếng động cơ ầm ì như xay lúa. Một vài giây sau là Hà Nội trời đất rung lên như động đất. Hàng chuỗi tiếng nổ như sét đánh ở trên đầu, lửa chớp lòe cộng với các lực lượng vũ trang của ta dưới mặt đất đồng loạt nhả đạn. Khói lửa ngút trời cùng lúc nhà cửa tan hoang, bom rơi bất ngờ không biết từ đâu tới, khét lẹt, không chấm dứt.

Khoảng 4h00 ngày 22/12/1972, máy bay Mỹ đánh vào Bệnh viện Bạch Mai, có bác sỹ đã hy sinh, bệnh nhân cũng bị đống gạch ngói vùi lấp, thương vong khá lớn. Từ mờ sáng ngày 23 các lực lượng vũ trang đã có mặt để cứu các nạn nhân. Song Hà Nội vẫn sống và chiến đấu để bảo vệ vùng trời thân yêu của mình.

Đến ngày 26/12/1972, máy bay B52 trải bom dọc theo phố Khâm Thiên làm hơn 500 người chết, phần lớn là người già và trẻ em, phụ nữ chưa kịp đi sơ tán. Sáng tinh mơ ngày 27/12, đường phố Khâm Thiên rất đông người. Người đi sơ tán - trẻ em. Người lớn đổ về tìm người thân, bạn bè bới đống gạch đổ nát tìm thi thể người chết hoặc bị thương. Ngõ chợ Khâm Thiên có hàng chục bộ áo quan xếp hàng để chuyển đi an táng, còn người bị thương chuyển đến các bệnh viện. Tuy vậy cũng không làm nhụt ý chí người Hà Nội. Họ vẫn lao vào cứu người, dù không phải ruột rà máu mủ của họ.

19h00 ngày 27/12/1972, máy bay địch san bằng đường Hoàng Hoa Thám tới Lăng Bác Hồ. Nhưng một quả tên lửa ở trận địa phía Tây Hà Nội phóng lên trúng ngay làm tan xác chiếc B52 - từng cục lửa rơi dọc đường Hoàng Hoa Thám. Hình ảnh pháo đài bay B52 cháy như một quả cầu lửa khổng lồ ngùn ngụt trên bầu trời Hà Nội lọt trọn vào ống kính máy quay 35 ly của một số anh em quay phim điện ảnh thời sự tài liệu. Máy bay rơi ở khu vực đường Hoàng Hoa Thám (xuống hồ thuộc làng hoa Ngọc Hà), tạo ra một tiếng nổ chưa từng có đinh tai nhức óc. Tôi chưa thấy hình ảnh nào hoành tráng đến thế. Mừng rơi nước mắt về hình ảnh đó đã lọt vào ống kính của Văn Nẫm, cho đến bây giờ vẫn tâm niệm đó là khoảnh khắc ấn tượng nhất đối với nghề làm phóng viên chiến tranh dù những mét phim quý, quay chưa được như mong muốn.

Sáng sớm ngày 28/12, trên đường đi trực khu Nam Hà Nội, đến gần số nhà 101 Hoàng Hoa Thám hiện nay, thấy một khúc máy bay rơi tại đó, tôi liền bấm máy được rất nhiều cảnh. Trên đường đi tiếp lại gặp cảnh bộ đội kéo lê xác máy bay khu vực Vườn Bách Thảo Hà Nội, tôi liền nhảy lên nóc xe com-măng-ca bấm liền một loạt cảnh, sau này được dựng vào nhiều bộ phim tư liệu về Hà Nội.

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy
Bộ đội kéo xác máy bay bị bắn rơi

Đau thương nối tiếp đau thương, thế nhưng chính quyền Mỹ chối cãi B52 không ném bom vào khu dân cư mà chỉ đánh vào khu quân sự. Phía Việt Nam đưa bằng chứng các phi công do ta bắt được tới các khu dân cư mà bom Mỹ đã ném tại thực địa. Sau đó ta tổ chức họp báo ở phố Hùng Vương để phóng viên trong và ngoài nước chứng kiến bằng chứng cụ thể, các phi công Mỹ đã nói lên sự thật, làm cho chính quyền Mỹ phải thay đổi.

Sau 12 ngày đêm máy bay Mỹ đánh vào Hà Nội, số máy bay B52 bị bắn rơi 23 chiếc không kể các loại máy bay phản lực F111 - F105… Máy bay Mỹ đã trút hàng vạn tấn bom xuống đầu người dân Hà Nội. Song họ vẫn bám trụ, chống lại kẻ thù bằng đủ các loại vũ khí từ thô sơ đến các loại pháo phòng không, từ mặt đất bắn lên của các đơn vị tự vệ, bộ đội pháo cao xạ 12 ly 7 đến 37 ly - 100 ly cùng với không quân anh hùng Việt Nam.

Những phi công Mỹ ảo tưởng đến Hà Nội như vào nơi vườn không nhà trống, chỉ việc ấn nút điện tử, thả bom trải thảm theo kẻ ô sẵn trên máy bay rồi trở về. Nhưng họ đã thất bại hoàn toàn. Hà Nội - Việt Nam là nỗi ám ảnh của không lực Hoa Kỳ. Nên người Mỹ đã ngán ngẩm cuộc chiến tranh này.

Tất cả những ký ức, những ngày khói lửa không thể nào quên với nhà quay phim chiến tranh như tôi. Tất cả, tất cả đã được ghi vào ống kính với cỡ phim nhựa 35 ly. Hơn ai hết anh chị em phóng viên quay phim của điện ảnh thời sự tài liệu Việt Nam. Số còn ghi lại được cả cuộc họp báo ở phố Hùng Vương. Trên dưới 30 giặc lái Mỹ gồm đầy đủ tên tuổi, số hiệu, điều khiển máy bay đã bắn rơi trên bầu trời Hà Nội.

Những ngày đó học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ cùng trẻ nhỏ, đều phải đi sơ tán về các vùng quê quanh Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà, Bắc Ninh, Bắc Giang… Chỉ còn lại các lực lượng tự vệ các nhà máy, các bệnh viện lớn y tá, bác sỹ ở lại trực, các đơn vị hộ đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Cùng với lực lượng vũ trang, anh chị em phóng viên, quay phim quay phim phụ đều phải trực 24/24 giờ. Ngoài anh chị em điện ảnh thời sự tài liệu còn có các phóng viên TTXVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân… Các phóng viên nước ngoài của các hãng như NHK, AFp, BBC… có mặt để ghi lại sự tan hoang của Hà Nội, các loại máy bay bị bắn rơi, mã máy bay Mỹ gây ra.

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy
Nhà quay phim, NSƯT Nguyễn Văn Nẫm

Hà Nội cũng kỳ lạ, không ít người trốn ở lại, góp phần chiến đấu chống giặc từ trên trời. Mọi hoạt động của Hà Nội vẫn diễn ra bình thường, các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hàng gạo, hàng thực phẩm, thịt cá, đậu phụ vẫn bán cả ngày, các cửa hàng ăn uống vẫn phục vụ người dân Hà Nội như không có chiến tranh. Người dân Hà Nội vẫn có bia hơi, bia chai Trúc Bạch để uống. Người dân dám hy sinh hạnh phúc cá nhân để giành lại bình yên cho Hà Nội.

Hà Nội cũng thật bình tĩnh chờ giặc đến để đánh. Chính điều đó làm cho kẻ thù khiếp sợ. Anh chị em phóng viên của điện ảnh thời sự tài liệu Việt Nam không bao giờ quên những ngày đau thương, hoang tàn đó.

Sau 12 ngày đêm quân dân Hà Nội đánh trả máy bay B52 của Mỹ. Anh chị em gồm 7 người Ma Cường, Lô Cường, Phan Trọng Quỳ, Phạm Đình Thư, Võ Huế, Thu Vân, Văn Nẫm đã cho ra đời bộ phim phóng sự Tội ác tột cùng trừng phạt thích đáng (tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 năm 1975, đã được tặng thưởng Bông sen Bạc). Ngoài bộ phim này chúng tôi còn để lại rất nhiều tư liệu cho Hà Nội được sử dụng cho các bộ phim: Hà Nội trong mắt ai, Hà Nội 12 ngày đêm

ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Diễn viên khóc thét với khung cảnh thật đến không thể thật hơn của 'Xưởng 13'
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy 6 sự kiện đáng chú ý của điện ảnh Việt 2017
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Nhiều công việc ngành điện ảnh phải làm trong năm 2018
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy Đạo diễn Victor Vũ: Tôi bị áp lực mọi lúc mọi nơi!
ky uc lich su qua nhung thuoc phim quy 'Tháng năm rực rỡ': Nếu không có những người bạn bên cạnh, ai sẽ cùng ta nổi loạn?

NSƯT Nguyễn Văn Nẫm