John Williams: Thành công không khó

(TGĐA) - Nguyên văn câu nói của nhà soạn nhạc phim nổi tiếng Hollywood, người được đề cử giải Oscar âm nhạc cho Star Wars, ET là: 'Không khó để tạo ra thành công. Cái khó chính là duy trì thành công.' Cùng với sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của mình – nhạc phim - ông chính là một phần của Hollywood, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

john williams thanh cong khong kho ‘Top gun 2’ do Hans Zimmer đảm nhận phần nhạc phim
john williams thanh cong khong kho Album nhạc phim ‘A star is born’ tiêu thụ 231.000 bản sau một tuần

Có lẽ khoảnh khắc đáng nhớ và quá đỗi tự hào với chàng trai trẻ John Williams là khi có mặt trên thảm đỏ trong buổi ra mắt bộ phim How to Steal a Million của đạo diễn William Wyler tại Egyptian Theater năm 1966, bởi đây là một trong những bản nhạc phim thành công nhất của John Williams. Bước ra sân khấu ngay sau vợ chồng nhà soạn nhạc người Nga Igor Stravinsky, Williams đi cùng vợ của mình, Barbara, và được vợ khuyến khích tự giới thiệu bản thân. Nhưng Williams lúc đó vô cùng hoảng hốt, ông nhớ lại cảm giác “kinh hãi”: "Tôi lo lắng rằng ông ấy có thể sẽ nói với mình, “Anh phải chịu trách nhiệm về những thứ rác rưởi mà tôi vừa mới nghe trong hai giờ qua”.

Mọi thứ giờ đã khác, nhưng Williams vẫn là một người khiêm tốn.

john williams thanh cong khong kho
Nhà soạn nhạc phim nổi tiếng Hollywood Johnny Williams

Trong căn phòng giản dị tại khu tổ hợp văn phòng của hãng DreamWorks ở Universal Studios, nơi thường được biết đến là Hollywood, người đàn ông chưa bao giờ gặp Stravinsky, người đã nhận được đề cử giải Oscar lần thứ 44 và 45 cho nhạc phim MunichMemoirs of a Geisha, sẵn sàng cho cuộc trò chuyện cởi mở nhất. Ông trông có vẻ tự hào về bản thân với nụ cười của quen thuộc, đặc trưng của mình.

Williams hiện đang đứng ở vị trí thứ hai, về số lần được đề cử Oscar nhạc phim, sau nhà soạn nhạc Alfred Newman của Walt Disney. Alfred Newman cũng là người lần đầu tiên thuê nhạc sỹ trẻ Johnny Williams làm nhạc trong thập niên 1950 tại 20th Century Fox. “Khi người ta nghĩ về âm nhạc, nghệ thuật âm nhạc, hay thậm chí là làm ra một bộ phim, thật khó để nghĩ rằng người chiến thắng là người có phong cách biểu diễn tốt nhất, hoặc đó là bộ phim hay nhất, bản nhạc hay nhất. Mọi thứ cần phải được đặt trong một bối cảnh chung,” Johnny Williams nói.

Đánh giá theo tiêu chuẩn riêng của mình, Johnny Williams cho biết trong suốt chiều dài sự nghiệp, chỉ có năm 2005 là năm tương đối thành công với ông. Điều này đúng với ý nghĩa của câu nói nổi tiếng của ông – Thành công không khó, mà cái khó chính là làm việc chăm chỉ để duy trì thành công. Năm đó, ông đã sáng tác nhạc cho hai bộ phim của đạo diễn Steven Spielberg (War of the WorldsMunich), một phim cho đạo diễn George Lucas (Revenge of the Sith, phần cuối cùng của Star Wars series) và phim Memoirs of a Geisha.

Trong khi ba bộ phim trên có thể mang dấu ấn điển hình của Williams về nhạc phim thì Memoirs of a Geisha là một sự khởi đầu, khai phá mới mẻ, và đó là điều thú vị, như ông nói:

“Với các bộ phim Star WarsWar of the Worlds, người ta luôn phải đối mặt với thách thức tạo ra năng lượng âm nhạc trong phim, bởi vì chúng tôi có các phi thuyền không gian bay lượn và tiếng đạn bắn được tăng thêm hiệu ứng với âm nhạc thiêu đốt. Còn đối với Memoirs of a Geisha, thách thức và cơ hội chính là kết hợp yếu tố phương Đông, được hiểu rộng rãi trên phạm vi quốc tế, với cảm xúc rộng hơn - Tôi nghĩ tôi có thể làm theo cách đó – bằng dàn nhạc giao hưởng phương Tây và kết hợp lại với nhau trong một bối cảnh rất mỏng manh, thậm chí mong manh. Dĩ nhiên, âm nhạc trong Memoirs of a Geisha chắc chắn là ngược lại với phong cách của tôi.”

john williams thanh cong khong kho
Johnny Williams cho biết trong suốt chiều dài sự nghiệp, chỉ có năm 2005 là năm tương đối thành công với ông

Trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Johnny Williams học ngành âm nhạc truyền thống Nhật Bản, một lĩnh vực ít được chú ý, ít nhất là vào những năm 1960. Sau đó, ông đã viết một bản Concerto Flute nhằm mục đích tái hiện âm thanh của sáo trúc Nhật Bản (gọi là shakuhachi) trong dàn nhạc phương Tây. Trong Memoirs of a Geisha, Williams không chỉ sử dụng shakuhachi “thuần Nhật Bản”, mà còn sử dụng kotos (một loại nhạc cụ có nhiều dây), trống Taiko, shamisens (một loại nhạc cụ ba dây của Nhật được chơi với một miếng gẩy, gần giống đàn tam thập lục của Việt Nam) và biwa (một loại nhạc cụ dây và có 3 biến thể khác nhau). Nhưng ngay cả trước khi bắt đầu viết nhạc, Johnny Williams biết những nhạc cụ truyền thống này là không đủ. Và vì thế, ông đã nghĩ đến sự hỗ trợ của cello và cái tên thần đồng âm nhạc Yo-Yo Ma xuất hiện trong tâm trí ông.

Trước khi xem phim, đọc cuốn sách, tôi đã nghĩ rằng giọng nói của Sayuri, cô gái nhỏ, có thể được thể hiện bằng âm thanh của một chiếc cello, mặc dù nhạc cụ này vốn không phải là một phần đặc trưng Nhật Bản, và Yo-Yo là người Mỹ gốc Hoa. Nhưng tôi nghĩ rằng, có lẽ nhiệm vụ lớn nhất của các nhà làm phim và của bản thân tôi là cố gắng tìm kiếm sự phổ quát trong câu chuyện, trong âm nhạc và trong cảm xúc. Bộ phim được làm bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng Nhật. Vì vậy, tôi đã gọi điện cho Yo-Yo ngay lập tức và anh ấy nói "Vâng, vâng, tất nhiên, tôi sẽ đến."

Với tiếng đàn ma lực của Yo Yo Ma trên khuông nhạc, và sự hợp tác của nghệ sỹ vỹ cầm Itzhak Perlman, âm nhạc trong Memoirs of a Geisha, mặc dù vẫn có hơi hướm của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng là một hỗn hợp đầy màu sắc, ám ảnh giữa Đông và Tây.

Tất nhiên, âm nhạc của Williams luôn nhắc nhở mọi người về các nhà soạn nhạc khác. Star Wars được làm lại từ HolstKorngold được cho là lấy cảm hứng từ Can You Read My Mind? Superman khiến người ta liên tưởng tới Death and Transfiguration của Richard Strauss. Đây không hẳn là một lời buộc tội công bằng bởi sau tất cả, âm nhạc của John Williams có thể lập tức được nhận ra giống như trong âm nhạc cổ điển - nhưng điều này dường như không khiến ông bận tâm. Liệu ông có ý thức trích dẫn những nhà soạn nhạc khác trong phim của mình? "Không, tôi đã cố ý không làm điều đó," ông nói. “Nhưng tôi không thể tiếp cận các bản nhạc phim theo cách đó.” Thay vào đó, ông tự hỏi bản thân: Cấu trúc là gì, tiếng nói đặc trưng của bộ phim đặc biệt này là gì? trước khi ông bắt đầu viết nhạc. “Các bộ phim Superman là khác nhau, cũng như nó có thể được bắt nguồn từ Schindler's List, chặng hạn như vậy và bạn không thể đảo ngược vị trí của hai cái này. Ý tôi là có thể có ám chỉ đến nhạc phim khác nhưng chắc chắn không phải là sự cố ý. Đó là một sự nỗ lực để tạo ra kết nối với khán giả, và (trong trường hợp Superman) thì đó là về việc một anh hùng trong thập niên 1980 nên được đại diện bởi cái gì? Cũng như những việc mà người anh hùng đã làm nhằm nói lên điều gì? Có lẽ, theo ngôn ngữ thông thường, nên bắt đầu với một cây kèn hoặc trống nếu bạn thích. Và âm nhạc nên có âm sắc biểu trưng cho tấm huy chương và phẩm chất của người anh hùng…”

john williams thanh cong khong kho
Đạo diễn Spielberg, Bouzereau và Williams

“Tất cả nhằm phục vụ bộ phim - cả cấu trúc và nhịp điệu” là câu thần chú của John Williams mỗi khi bắt tay vào viết một bản nhạc, và điều đó cũng có nghĩa là phát hiện ra “cảm xúc cực lớn” của khán giả. Điều ngạc nhiên là ý tưởng này đã chứng tỏ vai trò rất quan trọng trong việc định hình phong cách mang tính biểu tượng nhất của ông thông qua Star Wars.

“Trong đầu mình, và có thể cả George Lucas cũng vậy, khi viết nhạc, tôi nghĩ đó là bộ phim dành cho trẻ em. Tôi nghĩ rằng đó là thứ mà bọn trẻ xem vào một buổi chiều thứ bảy, và trong đó có một nhân vật giống như phim hoạt hình, vì thế, dàn nhạc và âm nhạc, bất luận thế nào cũng phải dành cho trẻ em, dù được tạo ra như thế nào? Nhưng tôi nghĩ, tôi phải thu hút sự chú ý của những đứa trẻ 10 tuổi bởi điều này. Cảm xúc sẽ phải đủ lớn để xua đuổi cái ác vốn có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Và những giai điệu đơn giản sẽ là chìa khóa chính, mặc dù điều đó dễ nói hơn là làm. Để kết nối nhân vật Darth Vader với một đứa trẻ 10 tuổi trong điều kiện cụ thể, đáng nhớ và ngay lập tức tạo được sự ảnh hưởng là một thách thức lớn. Và đó là một cơ hội chỉ tìm thấy bằng âm nhạc của phim. Bạn sẽ không thể làm điều đó ở đâu khác.”

Mặc dù Williams không nghĩ mình là một nhà soạn nhạc cổ điển – “Tôi đã phải thường xuyên điều chỉnh cách tiếp cận phong cách của mình với chủ đề này, chủ đề tiếp theo và chủ đề tiếp theo nữa” - Ông tất nhiên đã viết rất nhiều bản hòa nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, bao gồm một bản giao hưởng trọn vẹn, nhiều bản hòa nhạc và các chương lẻ khác. So với các bản nhạc trong phim, ông đánh giá công việc làm nhạc của mình khiêm tốn. “Tôi luôn cảm thấy rằng những nỗ lực của mình trong lĩnh vực đó nhiều hơn mọi bài tập tự hướng dẫn và tự phát triển, và thể hiện bản thân mình với những cơ hội mà tôi sẽ không có trong lĩnh vực soạn nhạc phim ". Nói ra tác phẩm yêu thích của mình, ông thừa nhận tình cảm dành cho bản số 2 dành cho Violin Concerto, và bản dành cho Concerto Horn mà ông đã viết cho nhạc sỹ Dale Clevenger (Album Chicago Symphony). "Nhưng tôi muốn chờ xem, liệu trong 10 năm nữa, tôi có còn muốn nghe chúng."

Cả hai nhạc trưởng Kent Nagano và Plácido Domingo đã yêu cầu Williams viết nhạc opera, nhưng ông không nghĩ rằng mình sẽ thực hiện, dù chỉ là viết cho một người. Vốn ông không phải là một nhà soạn nhạc riêng cho một vocal (chất giọng, phong cách biểu diễn cá nhân), và điều quan trọng là ông quá bận rộn, khó có thể tìm được khoảng thời gian để làm. Nhưng, thông thường, Williams sẽ không bao giờ nói không bao giờ. “Nếu trong đầu tôi có ý nghĩ về nhạc kịch và tôi nghĩ là mình có thể làm được thì tôi sẽ đọc, tìm hiểu đồng thời lên chuẩn bị để làm điều đó. Nhưng cho đến nay, ý nghĩ đó vẫn chưa tới, và có lẽ sẽ không bao giờ tới.”

john williams thanh cong khong kho
Williams thường sáng tác trong một bungalow yên tĩnh và đẹp đẽ

Williams thường sáng tác trong một bungalow yên tĩnh và đẹp đẽ, sau đó hoàn chỉnh với đàn piano lớn. Nhà bếp, thư viện và phòng chiếu phim nhỏ cách đó vài bước chân. Không giống như thế hệ các nhà soạn nhạc thời công nghệ hiện nay, ông vẫn sử dụng bút chì và giấy để viết, xem một cảnh phim, ghi chép, sau đó plunking bằng bàn phím. Ông sáng tác trực tiếp trên các bản giấy viết tay với 10 hoặc 12 khuông nhạc, để có thể đo độ chính xác tới từng phút một, cuối cùng khớp nối với đàn harp và kiểm tra lại các chi tiết trên bản phác thảo. “Chắc chắc luôn phải theo cách này. Trong âm nhạc điện ảnh,” ông nói, “màu sắc của các counts được tính ngang bằng với giai điệu, đôi khi còn nhiều hơn thế. Stravinsky chắc chắn sẽ chấp thuận.”

Đấy cũng là cuộc sống, cách làm việc mà John Williams có vẻ hài lòng, phấn khích, theo cách riêng của mình, và ông không có ý định thay đổi nó, dù là bất cứ lý do gì, vào thời điểm nào. "Tôi không có kế hoạch cho những kế hoạch," ông nói. “Dù sao thì chúng ta cũng đang có suy nghĩ chậm lại, dù có nằm trong dự tính hay không. Vậy tại sao lại phải lên kế hoạch?”

John Williams Sinh ngày 8/2/1932 tại New York, Mỹ

Các phim do ông viết nhạc đều là những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như : Schindler's List, Jurassic Park (1993), Home alone, Jaws 2

john williams thanh cong khong kho Nhà soạn nhạc của ‘Star wars’ John Williams đang trong tình trạng nguy kịch
john williams thanh cong khong kho John Williams – “Bảo bối nhạc phim” ở Hollywood

Thái Sơn