Escape to victory - Chiến thắng để tự do!

(TGĐA Online) - Trong lịch sử điện ảnh thế giới không nhiều những bộ phim làm về đề tài thể thao, trong đó kể cả môn thể thao vua là bóng đá cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng mỗi mùa World Cup đến, những tín đồ của môn túc cầu và người đam mê nghệ thuật thứ 7 sẽ nhớ về một bộ phim đặc biệt, có sự tham gia của ông vua bóng đá Pele và đội trưởng đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966 Bobby Moore ra đời từ năm 1981: Escape to Victory – Chiến thắng để tự do.


article-2593523-0033A0D400000258-483_964x646

Bộ phim về tự do

Lấy cảm hứng từ trận đấu “Tử thần” giữa CLB Dynamo Kyev và lính Đức Quốc Xã khi Ukraine đang bị quân phát xít chiếm đóng và tác phẩm Two half-times in Hell (1962) của điện ảnh Hungary. Trong phim, các sĩ quan Quốc Xã muốn tổ chức sự kiện mang tính chất tuyên truyền là một trận bóng đá giữa các ngôi sao người Đức với đội tuyển tập hợp các tù binh của quân đội Đồng minh. Các tù nhân đồng ý thi đấu khi họ muốn lợi dụng sự kiện này làm cơ hội chạy trốn khỏi trại tập trung. Escape To Victory có sự góp mặt của hai cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao thế giới. Đó là đội trưởng đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966 Bobby Moore và Pele, siêu sao Brazil, người đã góp phần mang về vinh quang cho đất nước tại World Cup 1958, 1962 và 1970. Ngoài ra, phim còn có sự xuất hiện của nhiều chân sút lừng danh khác như Ossie Ardiles của đội Tottenham, John Wark của đội Ipswich và Mike Summerbee của “nửa xanh” Manchester City.

1emKqqcw7cHqikFmL8Fh0Nfrdmi

Với dàn sao khủng nhưng không thuộc lĩnh vực điện ảnh, đạo diễn John Huston không chịu quá nhiều áp lực của nhà sản xuất (điều hiếm thấy ở Hollywood). Tất nhiên, phim cũng huy động các ngôi sao điện ảnh thời đó như Michael Caine, Silvester Stallone, Max von Sydow… Thế nhưng, tất cả mọi người tham gia theo tinh thần vui là chính. Theo tiết lộ hậu trường, hầu hết các cảnh quay của Pele là one take – một lần tốt luôn. Bộ phim không quá thành công về mặt chỉ đạo diễn xuất nhưng lại mở ra con đường nghệ thuật cho vua bóng đá và là kỷ niệm đẹp của tất cả thành viên đoàn làm phim.

article-2284181-00E0130400000190-363_634x852

Khi danh thủ xuất hiện và tâng bóng

Trong bộ phim, Pele đóng một vai quan trọng, là một tù nhân có đôi chân và cái đầu sinh ra là để chơi bóng. Vào vai anh chàng da đen (Luis Fernandez) duy nhất của đội và có khả năng chơi bóng siêu việt, danh thủ có cơ hội thể hiện sở trường của mình và cả duyên diễn xuất. Ông đã tận dụng thế mạnh về vận động để khỏa lấp điểm yếu nói thoại, vốn chưa bao giờ là thế mạnh của cầu thủ. Cả bộ phim, Pele chỉ nói mỗi câu với các đồng đội của mình khi bước vào cuộc đấu sinh tử “đừng dùng đôi chân, đừng dùng cái đầu mà hãy để con tim mình chơi bóng”. Câu nói đến thời nay có thể hơi sáo mòn nhưng khi ấy được vua Pele phát ra nên cũng được rất nhiều thế hệ nhắc đi, nhắc lại.

Danh_th_Bobby_Moore_v_Michael_Caine_Silvester_Stallone_trong_phim

Ngoài phần diễn xuất duy nhất ấy, cả phim thì Pele gần như chẳng phải diễn, ông chỉ việc đi bóng, tâng bóng, sút bóng một cách điệu nghệ (việc này dễ như ăn kẹo) và cuối phim, ông có cú móc bóng theo kiểu ngả bàn đèn siêu việt mang lại chiến thắng cho đội mình. Sau Escape To Victory, Pele còn xuất hiện trong Hotshot (1987), tiếp tục khiến khán giả màn ảnh yêu mến về nụ cười thân thiện.

Vua_bng__Pele_trn_sn_c_phim_trng_Escape_to_victory

Các danh thủ khác cũng đều có phần đất diễn đáng kể khi phần lớn thời lượng của bộ phim dùng để tái hiện lại cảnh tập luyện và thi đấu của đội bóng. Tuy nhiên, nỗ lực miêu tả 22 người trong đội bóng là một thách thức cho đạo diễn cũng như cả đoàn làm phim khi chuẩn bị cảnh quay. Và vì thế vẫn có nhiều nhược điểm mà đến giờ xem lại, các fan của bộ phim vẫn không thể hài lòng. Ở cao trào của bộ phim, quân đồng minh bị phạt một quả penalty, hậu cảnh là một đám đông hò reo xung quanh. Đây là những diễn viên quần chúng được trả tiền để vỗ tay nhưng vì quá hâm mộ… các cầu thủ diễn xuất mà họ quên mất gọi tên các nhân vật trong phim mà hô vang tên các cầu thủ tham gia như Bobby, Pele, Ossie…

a-nous-la-victoire-escape-to-victory-23-09-1981-30-07-1981-4-g

Được yêu mến dần theo thời gian

Khi bộ phim ra mắt, nó không nhận được sự đánh giá cao cả về bóng đá lẫn điện ảnh. Đạo diễn John Huston của bộ phim, người đã 2 lần giật giải Oscar, thậm chí mãi đến 79 tuổi vẫn còn được đề cử Oscar cũng hiếm hoi nhắc đến bộ phim này trong tiểu sử nghề nghiệp của mình. Suốt một thời gian, Escape To Victory chỉ được coi là một Gala tập hợp các danh thủ. Cốt truyện đơn giản và thậm chí có phần hơi ngớ ngẩn của bộ phim chỉ gây được thiện cảm của khán giả bởi những giấc mơ tự do hồn nhiên và cơ hội để khán giả chiêm ngưỡng những đường chuyền bóng đẹp. Nhiều nhà phê bình cho rằng, trong cả bộ phim lấy bối cảnh về phát xít chỉ có duy nhất cái chết của một tù nhân đào thoát trước phần credit của phim. Phần kiến thức thể thao đã xây dựng không tương xứng. Nhân vật Sly Stallone dường như đã dành nhiều thời gian đào thoát và yêu đương đôi lứa thay vì thể hiện đam mê với bóng đá và kiến thức thể thao. Cả bộ phim không có ai là một anh hùng hoàn hảo theo kiểu mẫu Hollywood và các diễn viên đều chủ yếu có cơ hội phô diễn khả năng hài hước của mình.

Nam_din_vin_Michael_Caine_v_danh_th_Bobby_Moore__trong_phim

Có số phận hẩm hiu vào thời kỳ mới ra mắt, nhưng càng về sau Escape To Victory lại càng được săn đón, nhìn nhận lại, trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển khi nói về đề tài bóng đá.

Đã từng có dự án làm lại bộ phim này vào năm 2010 do Cầu thủ bóng đá kiêm diễn viên nổi tiếng Vinnie Jones khởi xướng. Với tầm quan hệ của mình, nhà sản xuất kiêm đạo diễn này đã có dự định mời Thierry Henry, Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney và David Beckham tham gia bộ phim. Tuy nhiên đến giờ đây vẫn còn là dự án trên giấy.

Vua_bng__Pele_v_nam_din_vin_Silvester_Stallone

Vì sao Hollywood ít làm phim về bóng đá

Những sự kiện bóng đá luôn chứa nhiều kịch tính, hứa hẹn cho một cốt truyện hay khi làm phim. Bản thân bóng đá lại là môn thể thao có số fan hâm mộ lớn nhất vậy mà vì sao bộ môn này rất ít được đưa vào điện ảnh. Các nhà phê bình New York đã làm một tổng kết vui về lý do Hollywood ghẻ lạnh với bộ môn đá bóng như sau:

+ Hầu hết diễn viên giỏi đều không giỏi chơi bóng đá. Ngược lại, ngôi sao bóng đá không thể diễn xuất như một nghệ sĩ trung bình.

+ Các tình huống bóng đá có nét đặc thù là không bao giờ lặp lại (do vậy, bóng đá mới hay). Đấy có thể là kịch tính cao độ từ một cú sút trúng xà ngang, khi dội xuống mặt cỏ lại trúng vạch vôi. Đấy có thể là một thoáng gian lận xuất thần như pha bóng “Bàn tay của Chúa”. Về mặt bản chất: những tình huống như thế là hay, là đáng nhớ, vì người ta dù có muốn cũng không lặp lại được, hoặc nếu muốn diễn lại (như chuyện đóng phim chẳng hạn), cũng chẳng bao giờ còn nét tự nhiên. Trên nguyên tắc, điện ảnh không giải quyết được một vấn đề quá lớn là làm sao tạo ra được những hình ảnh có thể xảy ra thật trên sân. Người ta đành phải lồng hình ảnh bóng đá thật vào phim là vì rắc rối này.

Việt An