Điện ảnh thế giới & ba sắc thái mùa thu trong phim

(TGĐA) - Một chùm màu của lá trên cành thu gợi cho những người nhìn thấy bao xốn xang. Trong những bộ phim về mùa thu, những sắc thái tình cảm được các nhà làm phim khắc họa bằng những hình ảnh và âm thanh mê đắm lòng người. Mùa thu không biên giới. Những bộ phim mùa thu quyến rũ người xem trên toàn cầu…

3._Kh_c_th_qun_hnh_nh_Chng_T_Di_chy_trn_cnh_ng_vng_rc_ca_ma_thu_trn_phim

Khó có thể quên hình ảnh Chương Tử Di chạy trên cánh đồng vàng rực của mùa thu trên phim

Nhiều nhà làm phim thường dùng hình ảnh không gian như dòng sông, núi non để kể câu chuyện về đời người. Nhưng với đạo diễn kỳ cựu của Nhật Bản là Yasujiro Ozu thì lại khác. Ông hay sử dụng hình ảnh các mùa để diễn tả những trạng thái tình cảm trong đời sống gia đình Nhật Bản. Những tên phim của ông như Xuân muộn (Late Spring), Xuân sớm (Early Spring), Hạ sớm (Early Summer), Thu muộn (Late Autumn)… để dựng lên bức tranh liên hoàn về tình cảm gia đình của nước Nhật đang trên đường công nghiệp hóa. Đặc biệt, năm 1962, Ozu đã làm bộ phim màu nhan đề Một ngày thu (An Autumn Afternoon), để người xem thưởng thức thêm một sắc thái nữa trong trái tim người Nhật. Câu chuyện kể về một cô gái đã 24 tuổi (thời đó ở Nhật đã coi là già), mẹ mất sớm, không định lấy chồng để chăm sóc bố và em trai. Ông bố khuyên, làm mối cho con gái nhưng cô vẫn bình thản. Ngay cả ông sếp của cô ở nơi làm việc cũng làm mối cho cô một người giàu có là bạn của mình, cô vẫn không muốn. Nhưng rồi, cuộc sống vẫn vận động theo cách riêng của nó.

2._Cnh_trong_phim_Sweet_November_3

Cảnh trong phim Sweet November

Trái tim con người vẫn tìm được lối đi riêng của mình. Cô gái xinh đẹp Michiko, cuối cùng, đã làm cho bộ phim trở nên lung linh như thứ ánh sáng nhẹ nhàng mà kỳ diệu của mùa thu. Tôi cảm thấy đạo diễn Ozu, trong cái nhìn đầy trân trọng và ngưỡng mộ của mình, luôn dành cho các cô dâu Nhật bản một vị trí đẹp nhất trong trái tim mình. Ông say đắm bộ trang phục cổ điển của cô dâu Nhật. Trong rất nhiều bộ phim của mình, ông đã trang hoàng nó đẹp một cách lộng lẫy nhất, tuyệt vời nhất. Và các cô dâu trong ngày cưới, luôn đứng một mình trong phim, rồi đứng dậy, từ biệt cha và người thân một cách trang trọng nhất. Dường như trải qua bao xung đột, bao thăng trầm, cuối cùng, đây là khoảnh khắc đẹp nhất mà Ozu dâng tặng cho người xem vẻ đẹp vĩnh cửu của nước Nhật, của dân tộc Nhật. Mùa thu - mùa cưới để mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Hỏi còn vẻ đẹp nào thân ái bằng hình ảnh những cô dâu trong trang phục ngày cưới của dân tộc trong mùa thu?

1._Cnh_c_du_mc_o_ci_trong_An_Autumn_Afternoon_ca_o_din_Yasujiro_Ozu

Cảnh cô dâu mặc áo cưới trong An Autumn Afternoon của đạo diễn Yasujiro Ozu

Tôi cũng thường nhớ đến bộ phim Mỹ có tên Tháng Mười một ngọt ngào (Sweet November -2001) của đạo diễn Pat O’Conor. Một lần, đi ngang qua hiệu sách của Nhà xuất bản Văn học (trước đây nằm trên phố Trần Hưng Đạo - Hà Nội), tôi đã thấy cuốn tiểu thuyết này được dịch ra tiếng Việt. Một cái tên trữ tình, ấn tượng. Và sau này xem phim, thưởng thức một câu chuyện nhẹ nhàng như bản nhạc trong trẻo nhưng để lại những dư âm thật đẹp. Phim kể về mối tình của cô gái Sara (Charlize Theron) với chàng trai Nelson (Keanu Reeves) trong tháng cuối cùng của mùa thu ở San Fracisco. Những bối cảnh mùa thu như cây cầu, dòng sông, công viên, vườn cây… làm nền cho những sắc thái tình cảm trong con tim yêu đương của họ. Một người con gái có trái tim người tình chứ không phải trái tim người vợ hay người mẹ; một người con trai luôn đặt giá trị công việc lên trên tình yêu và cuộc sống. Hai người đến với nhau một cách hết sức tình cờ. Nhưng họ đâu có ngờ, chính sự tình cờ ấy đã mang lại cho họ một cảm nhận chung vô cùng đẹp trong trái tim con người có tên gọi là Tình Yêu. Trạng thái tình cảm cao quý này đứng ngoài mọi toan tính, ở trên mọi ý đồ. Người ta chỉ kịp mơ hồ nhận ra nó khi đã tuột khỏi tay mình. Thứ tình cảm ấy vẫn bay trong không gian để một lúc nào đó, lại vô tình rơi vào những trái tim ngỡ trải đời nhưng chưa biết hương vị đích thực của tình yêu. Nhưng không sao, những cung bậc của mùa thu sẽ như những âm thanh đánh thức phần đẹp nhất trong tâm hồn họ. Đó là vẻ đẹp của mùa thu, của ký ức mà tôi tin, ai cũng một lần tìm được cho mình.

1._Cnh_trong_An_Autumn_Afternoon_ca_o_din_Yasujiro_Ozu

Cảnh trong An Autumn Afternoon của đạo diễn Yasujiro Ozu

Trong phim Đường về nhà (The Road Home - 1999) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, người xem được cảm nhận con đường tình yêu suốt bốn mùa, nhưng đẹp nhất vẫn là mùa thu. Lối mòn nho nhỏ ấy nằm bên bìa rừng, nơi những cây bạch dương tràn ngập một màu vàng êm ái, như tấm thảm dệt nên mối tình đầu của đôi trai gái. Cô gái Zhao Di (Chương Tử Di) như thiên thần nơi vùng quê heo hút, tóc đuôi sam, áo đỏ, quần xanh thẫm, mắt bồ câu, bay đi bay lại trên đồng cỏ ánh vàng. Màu áo đỏ của cô như ngọn lửa chấp chới.

2._Cnh_trong_phim_Sweet_November

Cảnh trong phim Sweet November

Màu của tình yêu và hạnh phúc. Nhưng màu đỏ ấy phải trải qua những tháng mùa đông ngập đầy tuyết phủ, những cơn bão thổi tràn qua rừng và những ngày tương tư, tuyệt vọng. Vâng, đó mới chính là tình yêu. Làm phim về tình yêu khó hơn làm phim về tình dục nghìn lần. Với sắc thái bốn mùa, trái tim khao khát tình yêu nghìn năm của Trương Nghệ Mưu đã hóa thân vào thiên thần bé bỏng Chương Tử Di, diễn tả những cảm xúc của tình yêu đôi lứa trong sáng và cao đẹp tuyệt trần bị bóng đêm phong kiến bao đời Trung Hoa phủ lấp. Mùa thu cũng là mùa đến trường. Những bài học ban sơ dành cho lứa tuổi đầu tiên đến trường, ngỡ cũ kỹ nhưng càng ngày càng thấm thía: “Làm việc gì cũng phải có mục đích/ Phải học đọc, học viết/ Biết hiện tại, hiểu quá khứ…”.

2._Cnh_trong_phim_Sweet_November_2


3._Chng_T_Di_trong_The_road_home_ca_Trng_Ngh_Mu_3

3._Chng_T_Di_trong_The_road_home_ca_Trng_Ngh_Mu

Chương Tử Di trong The road home của Trương Nghệ Mưu

Ở Việt Nam chúng ta cũng đã từng có phim Một ngày đầu thu (1962) do hai đạo diễn Huy Vân và Hải Ninh dàn dựng với các diễn viên như Trà Giang, Tuệ Minh… Câu chuyện xảy ra tại một vùng quê trong kháng chiến chống Pháp. Mâu thuẫn chính trong phim giữa hai điệp báo viên và vợ chồng người nông dân trong việc động viên người dân tham gia chống Pháp. Nhưng khi quân giặc đến, tình thế trong phim lại phát triển theo chiều hướng khác, không thể chấp nhận. Những khung cảnh mùa thu không được khai thác để biểu hiện tâm trạng nhân vật. Có thể nói, trong phim chúng ta, những sắc thái không gian và thời gian thường ít được các nhà làm phim chú ý mà, thay vào đó, là những hình ảnh tưng bừng của mùa ra trận, mùa chiến công. Mùa thu, đó là khoảng trời trong sáng vẫn đang đợi chờ những nhân vật, những câu chuyện mang màu sắc Việt Nam.

Phụng Công