Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam bộ: 70 năm một chặng đường

(TGĐA) - Ngày 15/10, tại Trung tâm hội nghị 272 Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam bộ (15/10/1947 - 15/10/2017). 

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Khai mạc trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Đà Lạt 2017
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Nguyên văn Công văn Hội Điện ảnh Việt Nam gửi trình Thủ tướng về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Hội Điện ảnh Việt Nam chính thức lên tiếng về việc cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong NSND Đạo diễn Đặng Xuân Hải – Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam: “Những hoạt động nổi bật trong thời gian qua”

Đến tham dự có các đồng chí: Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM; Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM; Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP. HCM; Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM; NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam; nhà biên kịch Dương Cẩm Thuý, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP. HCM cùng nhiều thế hệ người làm điện ảnh Nam bộ, TP. HCM và một số tinh thành trên cả nước.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Ngày 15/10/1947, Bộ Tư lệnh quân khu 8 ra quyết định thành lập tổ nhiếp - điện ảnh khu 8 trực thuộc Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh khu.

Máy móc, nguyên vật liệu mua bằng con đường hợp pháp ở nội thành rồi tổ chức mang ra chiến khu. Công việc thật là vất vả, chiếc máy 16 ly đầu tiên bị rớt xuống sông trong một đợt phục kích và bị hư hỏng. Tổ in tráng vừa hoàn chỉnh việc thiết kế thủ công thì bị Pháp nhảy dù lấy đi hết phim nhựa, máy móc, thuốc men dụng cụ. Lại phải làm lại từ đầu. Thôi thì đủ chuyện để nói về cái buổi sơ khai này: Máy in tráng đặt trên xuồng có mui lưu động, có phòng tối làm lạnh bằng nước đá, in tráng phim bằng guồng thủ công…

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Với cơ ngơi như vậy mà tháng 3 năm 1948 ông Mai Lộc và tổ nhiếp điện ảnh khu 8 thực hiện những phóng sự như: Lễ thụ phong Trung tướng Nguyễn Bình, Đồng tử quân Nam Bộ, Binh công Xưởng khu 8 dài 12 phút, Trường lục quân khu 8, Trường Thiếu Sinh Quân, Lễ xuất quân Trung đoàn 115, Bộ Tư lệnh viếng Đội Trọng pháo khu 8, Quân Nhu khu 8.

Tháng 9/1948 đồng chí Mai Lộc cùng với Khương Mễ, Vũ Sơn đã hoàn thành bộ phim tài liệu Trận Mộc Hóa. Đây là thành quả đầu tiên của tổ điện ảnh khu 8 được thực hiện hoàn toàn trong điều kiện kháng chiến ở chiến khu.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Những người quay phim - chiến sĩ của điện ảnh khu 8 đã xông pha khắp các chiến trường ở Nam Bộ để ghi lại hình ảnh sống động của cuộc kháng chiến nhân dân lúc bấy giờ: Chiến thắng của ta, những gương mặt anh hùng, đời sống người chiến sĩ, đời sống nhân dân và cán bộ vùng kháng chiến, tố cáo tội ác kẻ thù v.v… Những thước phim đó là hình ảnh sống động về cuộc kháng chiến, tư liệu có giá trị rất lớn được coi như là chiến công của người quay phim, người làm điện ảnh ở khu 8 và sau này là khu 9, khu 7, ở Nam Bộ, những người luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với thực tế cuộc chiến đấu của quân và dân ta để ghi chép cho được sự việc thực trong không khí kháng chiến và thể hiện cho được không khí đó.

Cũng chính vì hoàn cảnh ấy mà người quay phim với người chiến sĩ đã gắn bó với nhau như anh em ruột thịt. Thương yêu nhau, đùm bọc nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi những ngày phải nằm nóp, ngủ hầm, những ngày phải ăn rau rừng, măng chụp thay cơm. Mỗi thước phim tư liệu quay được đổi bằng xương máu của anh em quay phim rất được trân trọng ở chiến trường. Đêm chiếu phim là ngày hội của những đơn vị quân đội và nhân dân ở vùng đó. Điện ảnh đối với họ thật là một món quà thú vị và thiêng liêng. Mỗi lần có phim, đồng bào lội bộ hoặc bơi xuồng từ xa đến, thậm chí tuốt trong đồng hàng chục cây số, xem phim về đến nhà thì trời cũng vừa sáng… bởi vậy, khi làm phim xong các nhà điện ảnh phải tổ chức chiếu bằng được cho đồng bào và chiến sĩ xem phim.

Đã có một nền điện ảnh cách mạng ra đời từ trong gian khổ, trong lửa đạn đóng góp xứng đáng, giáo dục động viên đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP. HCM nhấn mạnh: Kỷ niệm 70 năm ngày Điện ảnh và Nhiếp ảnh khu 8 ra đời, chúng ta xin một lòng tạc dạ ghi ơn những người đã từng gây dựng và phát triển điện ảnh Cách mạng ở Bưng biền Đồng Tháp Mười, Điện ảnh cách mạng ở Nam Bộ bằng cả tài năng, tấm lòng, sự hy sinh và xương máu. Các bác, các chú, anh chị còn để lại cho chúng ta một kho tư liệu hết sức quý báu.

Danh sách các nhà điện ảnh khu 8, khu 7, khu 9 có khoảng 50 người, với những cái tên quen thuộc: NSND Mai Lộc, NSƯT Khương Mễ - Tuyết Trinh, NSND Nguyễn Thế Ðoàn, NSND Trần Kiềm, NSƯT Trần Nhu, ông Vũ Sơn, ông An Như Sơn, ông Cao Thành Nhơn, ông Lý Cương, ông Dương Trung Nghĩa, ông Hồ Tây, Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn Công Son, Lê Minh Hiền, ông Vũ Ba, ông Trương Thành Hỷ, ông Lý Cương, ông Nguyễn Đảnh, ông Đoàn Tý, ông Nguyễn Văn Vỹ, ông Phan Trai, ông Lê Nuôi, ông Nguyễn Văn Phỉ, ông Phạm Học, ông Phạm Tranh, ông Hồ On, ông Lê Bích, ông Nguyễn Văn Khoái, ông Nguyễn Văn Chính, ông Trần Quang, ông Nguyễn Oanh, ông Lê Minh Hiền, ông Hạ Giêng Bình, ông Đoàn Thạch, ông Lê Hưng, ông Hồ Văn Đáp, ông Hoằng Tiến Đạt. Trong số các cán bộ chiến sĩ của Điện ảnh Cách mạng Bưng Biền - Nam Bộ, qua 70 năm, bây giờ còn lại rất ít, số hy sinh và mất đi nhiều hơn.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Việc tổ chứckỷ niệm 70 năm Điện ảnh Bưng Biền - Nam bộ là dịp để chúng ta ôn lại những trang đầu của lịch sử điện ảnh Cách mạng, rút những bài học quý giá của thế hệ tiên phong và sát cánh cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ phát triển sự nghiệp điện ảnh của Thành phố thân yêu.

Bà Thân Thị Thư - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM đánh giá: Điện ảnh Bưng Biền - Nam bộ cùng với Điện ảnh Đồi Cọ - Việt Bắc đã đi vào lịch sử, góp phần in những dấu ấn rực rỡ đầu tiên vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khởi điểm hầu như với hai bàn tay trắng: kinh phí gần như không có, không thiết bị, không điện, không nước sạch, thiếu hẳn kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề và luôn bị giặc Pháp càn quét, bắn phá… thế nhưng những nhà làm phim kháng chiến vẫn miệt mài sáng tạo, khắc phục thiếu thốn, vượt mọi thử thách, khó khăn làm nên kỳ tích có một không hai - những thước phim mang giá trị lịch sử. Những hình ảnh đầy sinh động và cũng hết sức xúc động là “buồng tối lưu động” - chiếc xuồng được sử dụng làm buồng tối in tráng phim để vừa tiện di chuyển tránh địch càn quét vừa tiện mua nước đá làm lạnh phòng tối - đã trở thành biểu tượng sáng tạo đậm bản tính Nam bộ. Cùng với đó là hàng loạt tác phẩm có giá trị lịch sử đã được ra đời như: Trận Mộc Hóa; Trận La Bang; Trường Quân chính Khu 8 (năm 1948)... trong đó Trận Mộc Hóa là tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này. Vô cùng biết ơn đội ngũ sáng lập viên, các văn nghệ sĩ lão thành của điện ảnh Bưng Biền. Trọng trách của chúng ta hôm nay là góp sức xây dựng, phát triển nghệ thuật điện ảnh thành một chuyên ngành nghệ thuật mũi nhọn, hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong các thành phần trọng yếu cấu trúc nền công nghiệp văn hóa của TP và cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và to lớn của nhân dân; tăng cường giao lưu quốc tế trong tiến trình hội nhập, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Hai nhà quay phim An Sơn và Hồ Tây bày tỏ sự xúc động khi còn được góp mặt ở lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa về một nền điện ảnh từ nhân dân mà ra. Từ lời đề nghị làm điện ảnh của nhà nhiếp ảnh Mai Lộc, chúng tôi đắn đo rất nhiều bởi chính quyền Cách mạng còn non trẻ, tiền bạc thiếu thốn trong khi máy móc, hóa chất và phim nhựa phải mua từ Pháp. Thế nhưng, chúng tôi đã quyết tâm là phải làm được. Tuy khó khăn chồng chất nhưng chỉ sau 5 tháng, tổ nhiếp - điện ảnh khu 8 cho ra mắt phim phóng sự đầu tiên và đến tháng 12 - 1948, đã trình chiếu bộ phim Trận Mộc Hóa - bộ phim tài liệu đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, tiếp sau đó là hàng loạt phim tài liệu khác. Nghệ sĩ - chiến sĩ Điện ảnh khu 8 được nhân dân che chở, quen với gian khổ cũng như sự sống và cái chết giữa những làn đạn nơi chiến trường. Nhưng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm làm phim cho bộ đội giải phóng, cho đồng bào xem đòi hỏi những gì diễn ra trên màn ảnh phải chân thực, biểu dương được chiến công, khí thế của quân và dân ta. Các ông đã cảm ơn Thành ủy, thành phố và các vị lãnh đạo đã tổ chức, ghi nhận thành quả, vị trí của điện ảnh Bưng Biền Nam bộ. Tự hào về một nền điện ảnh ra đời và trưởng thành trong gian khó thì các thế hệ người làm điện ảnh hôm nay và mai sau càng có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những thành quả đó.

Đại diện cho 15 tham luận gửi đến tại lễ kỉ niệm, bốn bài tham luận của các tác giả là: đạo diễn Xuân Phượng, nhà báo Nguyễn Vũ Hồng Liên, biên kịch Nhất Mai và ông Nguyễn Anh Dũng, giám đốc Sở VHDL Long An - nơi ra đời của Điện ảnh khu 8… đã chia sẻ qua các nội dung: Mạng lưới tiếp liệu trong lòng địch đầy sáng tạo và dũng cảm; Điện ảnh Bưng Biền chiến công và hoài niệm; Nhớ lại… về Liên hoan phim quốc tế Amiens, về một ông già Lumiere Khương Mễ của Đồng Tháp Mười …

NSND Đoàn Dũng và NSND Trà Giang không giấu nổi sự xúc động, cho biết, chúng tôi rất vui khi được gặp lại những nghệ sĩ tiên phong của điện ảnh Cách mạng Nam bộ với những mái đầu đã bạc trắng, những nhân chứng lịch sử cũng không còn lại mấy người. Đây là những người đã truyền cảm hứng, truyền niềm đam mê điện ảnh cho thế hệ chúng tôi. Đã nhiều lần bày tỏ mong muốn Nhà nước ghi nhận xứng đáng công lao của họ, họ hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng. Những người góp phần làm nên lịch sử và lưu giữ được lịch sử qua những thước phim giá trị, chỉ sợ rằng nay mai họ sẽ không còn nữa…

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam chân thành chia sẻ: Đây là cuộc gặp mặt vô cùng ý nghĩa, chúng ta không thể quên lịch sử điện ảnh Bưng Biền - những nhà quay phim, đạo diễn, in tráng và chiếu phim cùng những thước phim tư liệu quý giá đã vượt qua 70 năm để chứng minh với lịch sử điện ảnh Việt Nam là đã có một nền điện ảnh Cách mạng từ Bưng Biền Đồng Tháp 10 như thế. Tầm quan trọng, khát vọng của người nghệ sĩ qua bộ phim Trận Mộc Hóa. Chúng ta không thể quên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 (3/2/1951) tại chiến khu Việt Bắc đã hội tụ những người làm điện ảnh của cả hai miền Nam Bắc, nhất là nhà quay phim lão thành NSND Nguyễn Thế Đoàn đã quay nhiều tư liệu về đại hội, về Bác Hồ kính yêu… Thay mặt cho Hội Điện ảnh Việt Nam gửi lời chúc tình cảm thiêng liêng đến những người đặt nền móng cho điện ảnh nước nhà.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong

Tại buổi lễ, Thành ủy TP. HCM đã trao 38 phần quà tặng cho 38 nghệ sĩ - chiến sĩ đã có công xây dựng Điện ảnh Bưng Biền - Nam bộ.

Ngoài hoạt động chuyến đi về nguồn trước lễ kỉ niệm của Hội điện ảnh TP. HCM, tại căn cứ Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau, Kiên Giang, Hà Tiên, Đồng Tháp, Long An, không gian lễ kỉ niệm còn tổ chức triển lãm trưng bày gần 100 bức ảnh ghi lại hoạt động quay phim. In tráng, chiếu phim cùng những gương mặt nổi bật của Tổ nhiếp - điện ảnh khu 7 - 8 - 9. Hai bộ phim Trận Mộc Hóa và phim tài liệu Gặp lại những người của Điện ảnh khu 8 đã được chiếu tại lễ kỉ niệm.

dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Khai mạc trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Đà Lạt 2017
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Nguyên văn Công văn Hội Điện ảnh Việt Nam gửi trình Thủ tướng về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Hội Điện ảnh Việt Nam chính thức lên tiếng về việc cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
dien anh cach mang bung bien nam bo 70 nam mot chang duong NSND Đạo diễn Đặng Xuân Hải – Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam: “Những hoạt động nổi bật trong thời gian qua”

Vũ Liên