Đi & trải nghiệm: Có một Praha cổ kính...

(TGĐA) - Nhiều người nói Praha còn cổ kính hơn cả Paris, tôi cũng có cảm giác ấy. Có lẽ đó chỉ là cảm giác thôi khi Praha nhỏ hẹp hơn nhiều và quần tụ những gì cổ kính nhất ở một khu... 

di trai nghiem co mot praha co kinh Cầu tình ở Berlin
di trai nghiem co mot praha co kinh Những mùa hoa bỏ lại
di trai nghiem co mot praha co kinh Taj Mahal – Huyền thoại tình yêu
di trai nghiem co mot praha co kinh Budapest: Lạc vào giấc mơ cổ tích
di trai nghiem co mot praha co kinh
Một góc ở Praha

Staromestske nằm giữa cầu Charles (cầu Tình) và quảng trường Wenceslas (có lẽ là quảng trường dài nhất thế giới với chiều dài 750m). Trung tâm Staromestske luôn tập trung một đám đông du khách ngước lên cột tháp chuông cao 80 mét. Họ chờ đợi thời khắc đổ chuông của chiếc đồng hồ thiên văn cổ thứ ba thế giới được xây dựng từ năm 1410.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Du khách thường chờ đợi thời khắc đổ chuông của chiếc đồng hồ thiên văn cổ thứ ba thế giới được xây dựng từ năm 1410

Khi nó đổ chuông, các ông thánh sẽ đi vòng vòng như đèn kéo quân và người ta muốn chứng kiến khoảnh khắc ấy của biểu tượng Praha, mà chưa xem thì coi như chưa đến thủ đô của Séc. Người Việt ở Praha quen gọi nó là đồng hồ con gà.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Du khách thường chờ đợi thời khắc đổ chuông của chiếc đồng hồ thiên văn cổ thứ ba thế giới được xây dựng từ năm 1410

Nếu như quảng trường Wenceslas và khu vực lân cận tập trung các shop hàng hiệu thì quảng trường Staromestske là nơi có những tiệm bán đồ lưu niệm tinh xảo.

Trời hôm ấy lạnh lắm. Tuyết đọng lại thành từng đống xốp ngả màu vì bùn đất, nhưng cũng vì tuyết không rơi mà trời rét ngọt. Vì thế những shop lưu niệm ở Staromestske là nơi tuyệt vời cho chúng tôi tạm thời tránh cái lạnh đang hành hạ.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Quảng trường Wenceslas

Song nếu như đồ lưu niệm bán ở chợ trời Havel (nằm trên phố Havelska trên đường di chuyển từ quảng trường Wenceslas đến Staromestske) toàn những thứ tầm tầm dễ mua như rau quả, búp bê, những miếng nam châm dán tủ lạnh, đồ lưu niệm bằng gỗ và gốm... thì các tiệm trong khuôn viên Staromestske ra giá chẳng nhẹ nhàng chút nào.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Các tiệm hàng cổ tích

Mặt hàng phố biến nhất được bày bán và cũng được ưa chuộng nhất là pha lê Bohemia. Bohemia – cái tên nghe xa xăm trên mác hiệu nhỏ xíu gắn dưới đáy bình lọ pha lê được bày biện quý hóa trong tủ kính những gia đình trung lưu ở Hà Nội từ nhiều thập niên trước đều từ cái lò này mà ra cả, mà ngày xưa ấy quen gọi là pha lê Tiệp.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Một cửa hàng pha lê ở Praha

Bohemia là tên cũ của một phần lãnh thổ Séc, bao gồm cả hai vùng Moravia và Séc. Toàn vùng là nơi sản xuất và cung cấp các sản phẩm pha lê tinh xảo cho toàn thế giới.

Những lò pha lê đầu tiên được hình thành ở Bohemia từ thế kỷ 13 và lần hồi những người thợ cả cao tay đã vượt qua được cả công nghệ thủy tinh của người Ý để rồi đến thế kỷ 21 vẫn giữ vị trí xuất khẩu pha lê hàng đầu thế giới.

Pha lê thực chất cũng chỉ là thủy tinh, nhưng khi thêm ô xít chì ở nồng độ 12-33%, thủy tinh sẽ mềm đi, dễ cắt, dễ tạc, dễ tán sắc, và cái loại thủy tinh tinh xảo, thượng hạng ấy được gọi là pha lê. Pha lê vốn đắt, vì nếu nhìn nhác ấy là nó lấp lánh tựa kim cương.

di trai nghiem co mot praha co kinh

Vào một tiệm pha lê bất kỳ ở Staromestske, khách sẽ hoa cả mắt vì những ly cùng cốc, những bình cùng lọ, những liễn cùng khay pha lê nạm vàng, cả các quả chuông lấp lánh và các con giống đa màu.

Người vụng về, lóng ngóng tay chân, nhất lại đang lúc giá lạnh, đông cứng trong đống quần áo lù xù khó cử động ắt sẽ rất hãi khi đứng trú rét ở mấy tiệm hàng cổ tích ấy, chỉ sợ nhỡ đâu lỡ gạt ngón tay út vào một chú mèo trong suốt trên kệ thì cả quầy hàng sẽ thành quân bài domino mà đổ vỡ liên hoàn những món đồ quý giá, chắc cả đoàn gom hết thẻ tín dụng lại cũng không đủ tiền đền.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Các nghệ sỹ đường phố trên quảng trường Staromestske

Nghĩ thế nên tôi đứng im chiêm ngưỡng, vả lại giá tiền cũng khiến người ta chỉ muốn ngắm mà thôi. Staromestske cũng bày bán cả túi da, khăn quàng, mũ cát két..., kiểu dáng rõ ràng chỉ dành cho khách du lịch dùng tạm lúc thiếu đồ, ấy vậy mà cũng vẫn giá “quảng trường”.

Quảng trường châu Âu khác chi hồ Hoàn Kiếm, tấc đất tấc vàng nên giá thành đội lên là phải thôi.

Có ba nơi thú vị nhất Praha mà du khách thường đánh dấu bản đồ là khu phố cổ Staromestske, cầu Charles và lâu đài Praha.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Tác giả và bức ảnh lưu niệm tại phố cổ Praha

Người Việt ở Praha quen gọi cầu Charles là cầu Tình, vì qua nhiều thế kỷ, nó đã được hàng triệu cặp tình nhân chọn làm nơi dạo chơi và thề ước.

Sau này các uyên ương có trào lưu móc khóa vào đầu cầu rồi vứt chìa xuống lòng sông để thề nguyện mãi bên nhau, nên cầu chĩu chịt những chiếc khóa nhỏ xíu đủ màu sắc. Trước khi cưới, cô dâu chú rể cũng ra đây chụp hình dưới ánh hoàng hôn.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Cầu Charles bình yên buổi chiều...

Cầu Charles là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Đối với tôi thì có thể nó đẹp nhất trong mọi cây cầu, vì những gì thơ mộng và cổ kính mang màu ngói đỏ đang bao quanh hai bờ Vltava, và cả những bức tượng tuyệt mỹ trên thành cầu.

Cầu Charles là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Đối với tôi thì có thể nó đẹp nhất trong mọi cây cầu, vì những gì thơ mộng và cổ kính mang màu ngói đỏ đang bao quanh hai bờ Vltava, và cả những bức tượng tuyệt mỹ trên thành cầu...

Đây có thể là phông nền được kiến trúc sư thiết kế riêng cho thi sĩ và mỹ nhân đứng tựa lưng cầu trong một đêm trắng ngắn ngủi mà ngắm cái màu bàng bạc ối đỏ của nơi cuối trời. Còn hôm tôi lọ mọ trên cầu ấy thì rét run, mũi tấy đỏ và bàn tay bắt đầu lên cước khi bỏ găng ra quá lâu để chụp ảnh.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Cầu Charles

Trải dài ven bờ sông Vltava, những cành cây hàn đới khẳng khiu dường vẫn còn vương tuyết, cũng vì thế mà khiến đôi bờ thêm phần cổ tích. Cây cầu dài hơn nửa cây số, được xây dựng từ thế kỷ 14 bằng sa thạch Bohemia, cho đến tận thế kỷ 19 vẫn là phương tiện duy nhất nối liền khu phố cổ và lâu đài Praha.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Giờ thì có thêm cả chục cây cầu khác bắc ngang sông Vltava...

Giờ thì có thêm cả chục cây cầu khác bắc ngang sông Vltava. Vượt sang bờ bên kia, lần theo những con dốc thoải lên đồi là lâu đài Praha.

Quần thể cung điện có diện tích khổng lồ 570 x 130 mét đã tự đưa biểu tượng của Praha vào kỷ lục Guinness với danh hiệu Lâu đài lớn nhất thế giới. Mặc dù từ đầu thế kỷ 20, cung điện không còn là chỗ ngự của nhà vua nữa mà đã được thay thế chức năng của dinh tổng thống (mà hoàng đế hay tổng thống thì cũng vậy), nhưng các phiên đổi gác thì vẫn được giữ nguyên.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Quảng trường Wenceslas

Cách đây vài năm, tôi đã vô cùng mê mẩn cuốn “Nghĩa địa Praha” của nhà văn gạo cội người Ý, Umberto Eco. Chẳng cần tới lúc phải đọc hết nội dung về những kiến giải phong trào bài Do Thái ở châu Âu dẫn đến nạn diệt chủng trong Thế chiến thứ hai, chỉ riêng tựa đề đã gợi lên một liên tưởng bi thương với người Do Thái trong những khoảnh khắc gắn liền lịch sử.

Vì thế lúc ở Praha, tôi liên tục nhắc người dẫn đường của tôi tiến sĩ Cường đưa đi tham quan khu nghĩa địa Do Thái dù anh cứ loanh quanh từ chối và bảo nó cũng xa đây lắm, lúc lại thác rằng anh không biết nó ở đâu.

Không biết ở đâu thì anh hỏi giùm em đi vậy. Tôi ép đến cùng. Hóa ra khu Do Thái cổ chỉ cách cầu Charles vài trăm mét. Có những dân tộc chu du khắp thế giới tạo nên một cộng đồng khép kín kỳ lạ và bí ẩn là người Hoa, người Do Thái và người Digan.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Nghĩa địa Do Thái, một nơi chôn cất độc nhất vô nhị với 12000 ngôi mộ cổ xếp chồng 12 tầng lên nhau

Nếu như giờ đi đâu cũng thấy khu China Town thì cách đây nhiều thế kỷ, các khu Do Thái ở châu Âu cũng phổ biến không kém. Người Do Thái thường quần tụ trong một khu riêng với những quy ước và tín ngưỡng riêng biệt.

Cả trường học, nhà thờ, hàng quán, nơi làm việc và nghĩa trang cũng nằm biệt lập với phần còn lại của Praha, ngăn cách bởi dãy tường bao. Một phần khu dân cư ấy đã được trưng dụng làm nơi tham quan có bán vé, gọi là Vườn Do Thái. Giá vé cũng lên tới 30 Euro.

di trai nghiem co mot praha co kinh
Một góc khu nghĩa địa do thái

Dĩ nhiên đã vào đến đó chẳng ai lại không ghé qua nghĩa địa Do Thái, một nơi chôn cất độc nhất vô nhị với 12000 ngôi mộ cổ xếp chồng 12 tầng lên nhau trong suốt gần 4 thế kỷ (15-18). Luật Do Thái không cho phép di dời mộ trong khi đây lại là nghĩa trang duy nhất của họ nên mới có chuyện người chết chồng chéo đến 12 tầng như vậy.

Những bia mộ chen chúc lô xô trong nghĩa địa Praha là nguồn cảm hứng bi ai cho biết bao đại văn hào, thi hào, các đạo diễn, họa sĩ lừng danh và xuất hiện ở vô số những trang họa báo trên khắp địa cầu, đặc biệt là khi câu chuyện đau thương của hàng triệu người Do Thái bị sát hại sau nạn diệt chủng đã là một vết đen không thể xóa mờ trong lịch sử thế giới.../

di trai nghiem co mot praha co kinh Đừng dừng lại ở Pari
di trai nghiem co mot praha co kinh Người bạn già gặp ở thành cổ Segovia
di trai nghiem co mot praha co kinh Nice - Thành phố của những mảng màu
di trai nghiem co mot praha co kinh Ngắm cá voi ở Hermanus
di trai nghiem co mot praha co kinh Cuộc sống ở quảng trường
di trai nghiem co mot praha co kinh London: Sự ám ảnh hình ống

Di Li