Đạo diễn điện ảnh: Một công việc nhọc nhằn

(TGĐA) - Một trong những sự kiện quan trọng của điện ảnh Kyrgyzstan năm nay là bộ phim "Seide" của nữ đạo diễn trẻ Kyrgyzstan Elnura Osmonalieva đã lọt vào chương trình thi tuyển phim màn ảnh hẹp của LHP Mỹ Sundance, diễn ra tại thành phố Park-City từ ngày 19 đến 21/1/2016. Sundance là LHP lớn nhất của Mỹ và là một trong những LHP chủ yếu của thế giới cùng với Cannes, Venice và Berlin. Năm 2015, "Seide" đã được trình chiếu tại cuộc thi tuyển "Những đường chân trời" của LHP Venice. Sau đây là những chia sẻ của nữ đạo diễn Elnura Osmonalieva:

dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền: “Tình yêu nghề sẽ mang đến trái ngọt”
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Đạo diễn Hồng Ngân trở lại với dự án phim điện ảnh Valentine
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễn trẻ Đặng Thái Huyền: Nỗ lực hết sức và không dừng bước
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễnVera Vitalyevna Glagoleva: Phim của chúng tôi nói về tình yêu đích thực
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễn Hồng Ngân trở lại với Cú hích trên không
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễn - NSƯT Việt Linh: Phải biết xả thân vì phim và phải tìm một ông chồng biết xả thân vì vợ
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352 Nữ đạo diễn Lê Phong Lan: Hành trình tìm kiếm những “khuôn hình” huyền thoại lịch sử
dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352
Đạo diễn Elnura Osmonalieva

Về phim Seide

dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352
Cảnh trong phim Seide

Bộ phim được quay trong vòng một tuần vào tháng giêng năm 2015 ở Chon-Kemin, làng Kalmak-Ashuu, Tar-Suu và vườn quốc gia Chon-Kemin. Chúng tôi quay ở nhiệt độ 20 độ âm, mặc dù vậy, đoàn làm việc rất hào hứng và nhịp nhàng. Đoàn làm phim Seide, ngoài tôi ra còn có 5 người từ trường điện ảnh của tôi ở New York - quay phim từ Thái Lan, đồng sản xuất từ Pháp, giám đốc nghệ thuật từ Cyprus, trợ lý đạo diễn về kịch bản từ Áo và ba người từ Saint-Petersburg: biên tập, đạo diễn âm thanh và trợ lý âm thanh. 16 thành viên còn lại của đoàn là các nhà làm phim Kyrgyzstan, về cơ bản rất có kinh nghiệm.

Về việc tuyển chọn tham gia LHP Sundance

Theo số liệu của LHP, các nhà tuyển chọn xem 8.712 bộ phim màn ảnh hẹp từ khắp thế giới gửi về, trong đó họ chọn ra 72 phim. Nhà tuyển chọn của LHP viết cho tôi rằng cuộc cạnh tranh rất gay gắt. Kết quả là trong số 72 phim có 16 phim lọt vào danh sách International Shorts (trong đó có Seide). Danh sách này bao gồm các bộ phim của Thụy Điển, Croatia, Canada, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Kyrgyzstan.

Điều đáng chú ý là Croatia giới thiệu bộ phim Người đàn bà đẹp Seide đã từng cạnh tranh tại LHP Venice. Ở đấy bộ phim của Croatia được trao giải Phim màn ảnh hẹp xuất sắc nhất. Tôi muốn biết ban giám khảo Sundance đánh giá bộ phim của chúng tôi như thế nào. Dù sao, việc được chọn vào LHP Sundance tự nó là một kết quả đáng khích lệ. Cuộc sống bao giờ cũng thế - đầu tiên bạn chỉ mơ ước lọt vào một trong những LHP hàng đầu, và bạn cảm thấy điều đó rất khó đạt được, còn khi lọt vào rồi bạn lại mong nhận được giải thưởng. Con người vốn dĩ như vậy.

Về sự khác nhau giữa quá trình làm phim ở Mỹ và Kyrgyzstan

dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352
"Ở Kyrgyzstan, tiếc thay, tôi thường bắt gặp sự đối xử thiếu tôn trọng đối với các diễn viên"

Ở Kyrgyzstan, cũng như nhiều nước khác, người ta không quan tâm tới các vấn đề an toàn, trong khi đó ở Mỹ đây là vấn đề quan trọng bậc nhất trong quá trình thực hiện bất cứ bộ phim nào. Nếu như công việc quay được thực hiện ngoài phố, và một người đi đường nào đó tình cờ vấp phải dây dẫn ngã gãy khớp chậu thì đạo diễn và nhà sản xuất phải trả tất cả các khoản chi phí chữa bệnh cho anh ta, mà ở Mỹ số tiền đó có thể từ 60.000 đến 1 triệu USD, tuỳ thuộc vào tính chất vụ việc. Vì vậy, đoàn làm phim buộc phải bảo đảm an toàn các loại dây dẫn, xin đủ giấy phép, thực hiện tất cả các thủ tục quy định, và điều chủ yếu nhất là đề phòng các loại đơn kiện của mọi đối tượng, từ chủ mặt bằng đến các khách vãng lai. Bởi vì như chúng ta biết, ở Mỹ người ta thích kiện tụng với tất cả các lý do. Trước lúc quay Seide chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ các chuyên gia sở tại và bàn về quy tắc an toàn. Các nhà sản xuất nói: “Các bạn có thể thấy buồn cười nhưng vì mục tiêu an toàn nếu không được nhà sản xuất cho phép các bạn không được chui vào bất cứ cái hộp nào, trèo thang gác, thay bóng đèn, cưỡi ngựa và đứng canh ngựa”. Tất nhiên, mọi người cười ồ lên, nhưng chúng tôi không nói đùa.

Chúng tôi cũng nói rằng trong trường hợp bị quấy rối tình dục, nhà sản xuất phim chịu trách nhiệm về an toàn phải được biết. Chúng tôi hiểu rằng điều đó ít khi xảy ra, nhưng theo thủ tục cần phải nói. Trước khi quay những cảnh có sử dụng vũ khí, theo thực tế quy định ở Mỹ, cả đoàn làm phim được cho xem súng không có đạn, và người ta bắn hai phát chỉ thiên để kiểm tra. Điều này khiến tôi rất an tâm.

Còn một sự khác biệt trong quan hệ đối với đạo diễn. Ở Mỹ, người ta rất tôn trọng đạo diễn. Theo quy định, chỉ có nhà sản xuất, các diễn viên hạng nhất, quay phim chính mới có quyền đến gặp và trò chuyện với đạo diễn. Những người khác không có cơ hội đó. Cái quy tắc “không được tiếp cận đạo diễn” này tôi đã vận dụng trên trường quay phim Seide và nó giúp tôi rất nhiều. Tôi đã thành công trong tổ chức công việc của cả đoàn và không mất một phút, giây nào cho những vấn đề mà những người khác có thể tự giải quyết được, để bản thân tập trung vào công việc chính là chỉ đạo diễn xuất của các diễn viên. Đến lượt mình, đạo diễn chịu trách nhiệm rất lớn về công việc. Anh/chị ta như một tổng tư lệnh, phải làm gương cho cả đoàn. Đạo diễn không được vi phạm các thủ tục và nghi thức điện ảnh đã quy định. Ví dụ, đạo diễn cho dù đói đến đâu cũng không được ăn trước khi đoàn bắt đầu ăn. Đã xảy ra trường hợp một đạo diễn đặt mua bánh mỳ kẹp thịt và ăn trước giờ quy định. Vì sự sơ suất đó mà nhà sản xuất sa thải anh ta. Điều đó xuất phát từ nhận thức rằng đạo diễn là một vị tướng, nhưng đồng thời cũng là điểm tựa và người bảo đảm cho mọi người làm việc như một đội quân và sẵn sàng xung trận. Nghĩa là đạo diễn phải tạo ra được tinh thần “chiến đấu” như vậy cho tới khi quay xong bộ phim. Vì rằng để bộ phim thành công, mỗi người trong đoàn cần phải làm việc 200%.

Về thái độ đối xử với các diễn viên cũng có sự khác nhau rất lớn. Ở Mỹ, diễn viên được nâng như nâng trứng: đoàn phải phải bố trí cho anh ta một nơi riêng với chỗ ngồi, nước uống thức ăn, gương. Không được phép đề nghị diễn viên làm bất cứ việc gì ngoài diễn xuất. Tổ chức công đoàn quy định chặt chẽ tiền thù lao, giờ giấc làm việc. Làm việc với các diễn viên không thông qua công đoàn hay với các diễn viên không phải đoàn viên công đoàn rất khó khăn, bởi vì công đoàn biết điều đó và phá hoại ngầm công việc quay phim. Cảnh sát sẽ không bảo vệ đoàn làm phim, vì họ cũng bảo vệ quyền lợi của mình thông qua tổ chức công đoàn của mình và thể hiện sự đoàn kết với công đoàn của các diễn viên.

Ở Kyrgyzstan, tiếc thay, tôi thường bắt gặp sự đối xử thiếu tôn trọng đối với các diễn viên: họ có thể bị nhờ đi mua nước uống hay khuân vác máy móc. Đôi khi nói chung người ta đối xử thiếu lễ độ hay cho phép mình cợt nhả với các diễn viên. Ở Mỹ, điều này xem ra có vẻ kỳ lạ, nhưng trong ngành công nghiệp điện ảnh tồn tại sự phân biệt đối xử đối với đạo diễn nữ - theo thống kê, chỉ có 3% đạo diễn là nữ giới. Người ta thông báo bằng văn bản cho chúng tôi biết rằng nếu bạn là phụ nữ, vả lại không phải là người da trắng, thì gây dựng sự nghiệp ở Hollywood rất khó khăn.

Ở Kyrgyzstan, bức tranh khác hẳn, thoạt tiên bạn có cảm giác rằng có khoảng 40 hay 50% đạo diễn điện ảnh chuyên nghiệp là phụ nữ. Đơn giản là mọi người đã quen với việc phụ nữ làm phim. Mặc dù năm 2008 người ta nói với tôi rằng đây không phải là nghề phụ nữ, tôi chỉ cười. Điều này quả là khôi hài. Hiện nay, những bộ phim của Dinara Asanova đã bị lãng quên một cách oan uổng và nhiều người không biết rằng bà là một nghệ sĩ tài năng, vô cùng mạnh mẽ, đã từng làm những bộ phim có tay nghề cao ở hãng Lenfilm. Chỉ cần xem bất cứ bộ phim nào của bà để hiểu rằng ở nước ta ít người đạt trình độ làm phim như vậy. Hôm nay tôi nhận được tin kênh BBC năm 1986 đã làm một bộ phim tài liệu về bà với tiêu đề Các đồng chí: Dinara Asanova, và một lần nữa tôi xin nghiêng mình trước tác phẩm và cuộc đời bà. Bản thân tôi không phân biệt điện ảnh nữ và nam, sự phân loại đó là bất hợp lý, vì nó là nghệ thuật, cũng như chúng ta không phân loại âm nhạc, thơ ca, kiến trúc theo giới tính. Nhưng tôi băn khoăn về tỷ lệ 3% ở Mỹ, bởi vì tôi muốn có cơ hội làm phim ở đấy, cũng như bất kỳ đâu trên thế giới.

Khác nhau cơ bản giữa việc làm phim ở Mỹ và ở Kyrgyzstan là ở thái độ đối với thời gian. Vì ở Mỹ làm phim rất đắt, mỗi phút làm phim đều được tính toán kỹ lưỡng. Mức lương trung bình mỗi ngày trên trường quay của một người là từ 300-400 USD. Vì vậy không cho phép đi muộn hay bỏ việc. Có một hãng mời một nữ sinh tốt nghiệp trường điện ảnh chúng tôi đến phỏng vấn, nhưng cô ta đến muộn 5 phút và không được gặp giám đốc. Ông ta hiểu rằng không thể giao phó cho cô ta một bộ phim tiền triệu, cho dù cô ta đến muộn vì lý do khách quan. Vì vậy, chúng tôi được dạy rằng đối với những cuộc gặp gỡ quan trọng cần đến trước từ 1 đến 2 tiếng.

Về tương lai của điện ảnh Kyrgyzstan

dao dien dien anh mot cong viec nhoc nhan 8352
Elnura Osmonalieva trên trường quay phim Seide

Tôi có những dự báo lạc quan. Các nhà làm phim Kyrgyzstan có tất cả điều kiện để thành công trên trường quốc tế. Nhưng, có thể, về bản chất, chúng ta quá nóng vội và cái gì chúng ta cũng muốn, thông thường, ngay lập tức nên điều này có ảnh hưởng tới công việc của chúng ta. Vì thế không phải bao giờ chúng ta cũng làm tốt hơn mức cần thiết. Tại lễ trao giải của LHP Venice, thêm một lần nữa tôi thấm thía điều đó khi nghe các đạo diễn phim màn ảnh rộng nhận giải “sư tử”, từ trên sân khấu kể về công việc của họ.

Bộ phim của một đạo diễn lần đầu tiên lọt vào danh sách thi tuyển của LHP Venice và nhận được giải thưởng chính thức Sư tử vàng. Khi ban giám khảo thông báo điều đó, cả đoàn làm phim nhảy lên và ôm hôn nhau. Đó là những người Venezolanos.

Một người chiến thắng khác được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất và nhận danh hiệu Sư tử tương lai, ông ta đã làm bộ phim của mình suốt 12 năm và đầu tư cho nó tất cả, hy sinh cả lợi ích của gia đình mình. Ông ta tên là Brady Corbet, người Mỹ. Trên đường ra sân bay, tôi làm quen với ông ta và ông ta thừa nhận rằng lần đầu tiên trong đời có ngần ấy tiền: tại Liên hoan phim ông ta được nhận 50.000 USD tiền thưởng, và hiện nay gia đình ông ta có thể sống bất cứ đâu. Khi tất cả những con người này, trẻ có, già có, phát biểu từ sân khâu LHP Venice với giọng nói run rẩy và nước mắt dàn dụa, tôi cũng khóc, vì tôi biết trở thành đạo diễn là một công việc nhọc nhằn như thế nào.

Trần Hậu