Đạo diễn Aleksei Gherman và bộ phim bị lãng quên 15 năm

(TGĐA) - Có thể nói ngay, Tuần tra trên đường là một trong trong những bộ phim thời kỳ Nga-Xô Viết gây ấn tượng mạnh, khi đề cập tới những sự kiện của cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1941- 1945. Đạo diễn của bộ phim này là Aleksei Gherman. Phim được bấm máy vào năm 1971 nhưng mãi tận đến tháng 4 năm 1988 nó mới được công chiếu trên màn ảnh. Và sau khi Tuần tra trên đường đã bạch hóa, Aleksei Gherman nhận được Giải thưởng Nhà nước, Danh hiệu Nhà hoạt động Nghệ thuật Công Huân của Liên Bang Nga.

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam ‘Hoa của quỷ’: Điện ảnh Nga tiếp tục tấn công thị trường Việt với phim kinh dị hấp dẫn
dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam Bô phim ‘Anna's War’ của Nga gặp vấn đề về phát hành

Nhưng 15 năm trước đó Tuần tra trên đường chịu số phận hẩm hiu nằm trên kệ phim của Khu Lưu trữ Phim Nhà nước…

Đây là tác phẩm đâu tay của đạo diễn trẻ Aleksei Gherman 33 tuổi. “Chú oắt” trong thời kỳ chiến tranh ấy sinh trưởng trong một gia đình trí thức tại Leningrad, tức thành phố Peterburg bây giờ. Kịch bản phim do nhà biên kịch khá có tên tuổi Eduard Volodarsky đảm trách, dựa trên một tác phẩm văn xuôi của nhà văn cựu chiến binh, cha đẻ của đạo diễn - Iury Gherman.

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam
Aleksei Gherman thời trẻ

Mới đây, Tuần tra trên đường được chiếu trên màn ảnh nhỏ nước Nga. Con tim của hàng triệu người xem như có bàn tay vô hình bóp thít lại với cảnh khi chiếc xà lan lững lờ trôi trên sông, với những tù binh Xô Viết, đầu cạo trọc, gương mặt tuyệt vọng và họ cất tiếng hát trầm buồn bài ca “Chàng trai ấy đến vào khi tắt nắng”.

Phim kể về một đội du kích bị bọn phát xít Đức bắt làm tù binh. Những con người Xô Viết ngẩng cao đầu hiên ngang hôm qua, nay phải chịu trăm ngàn điều dày vò, hành hạ: bị đánh đập, bị sỉ nhục danh dự , bị bôi nhọ lương tâm. Trong hàng ngũ họ có anh đội viên Lazarev đã phản bội, cam tâm phục dịch bọn phát xít. Và đương nhiên diễn ra cách xem xét, đánh giá Lazarev khác nhau giữa những người du kích kiên cường còn lại mà tiêu biểu là của thiếu tá, chính trị viên Petyskov và người du kích già Lokotkov - trước chiến tranh vốn là một nhân viên ủy ban xã. Một lần nhóm du kích bị bọn phát xít bỏ đói. Tính mạng từng ấy con người bị uy hiếp. Chỉ riêng Lazarev có khả năng tìm ra nguồn lương thực để cứu giúp anh em? Tin hay không tin vào “kẻ phản bội” này đây? Đó là sự khác nhau trong cách nhìn nhận của chính trị viên Petyskov và bác du kích già Petyskov. Hiển nhiên, cái hạt nhân đạo đức, nhân văn chủ yếu của bộ phim đã nằm về phía nhân vật Lokotkov.

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam
Đạo diễn Aleksei Gherman

Không phán xử

Phương Tây không thích bộ phim của Aleksei Ghermen bởi tác phẩm sẽ mang tới cho người đạo diễn Nga này khả năng đàm thoại rộng rãi với công chúng người xem ở nước họ.

Vấn đề của Tuần tra trên đường không phải nắm ở chỗ lên án quyền lực. Nó chủ yếu kêu gọi niềm tin ở con người, vào con người. Lokotkov là một thứ trí tuệ của làng thôn; kiệm lời, bình thản, giống như “nhà thông thái” của giới bình dân. Diễn viên tài năng Rolan Bưkov đã thể hiện vai này một cách tuyệt vời. Giữa đám tù binh Xô Viết, Lokotkov đã trở thành bức tường che chắn cho họ; tạo cho họ cơ hội sống tiếp. Chính Lokotkov đã một lần đặt lòng tin vào Lazarev; đã cứu vớt, trợ giúp; đã không “nhổ nước miếng” vào mặt kẻ hèn nhát này.

Ấy thế mà những gì được thể hiện trong phim lại xảy ra vào năm 1942 - khi đạo luật số 270 do Stalin ký đã ra đời, yêu cầu xử bắn ngay những kẻ nội gián, những tên phản bội, những ai giơ hai tay lên cao đầu hàng quân thù. Trong bộ phim của mình, Aleksei Gherman dũng cảm nêu lại vấn đề hãi hùng về số phận những người lính Xô Viết trở thành tù binh của phát xít Đức. Con số người anh em ấy đã lên tới 5 triệu! Cũng cần nói thêm, nếu còn sống sót trở về nước Nga, họ phải sống qua các trại cải tạo từ 10 đến 25 năm (!?).

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam
Phương Tây không thích bộ phim của Aleksei Ghermen bởi tác phẩm sẽ mang tới cho người đạo diễn Nga này khả năng đàm thoại rộng rãi với công chúng người xem ở nước họ

Trong cuộc đời thực, diễn viên Zamansky và cố vấn của phim , anh hùng Liên Xô Nikiphorov cũng đã từng chịu cải tạo trên dưới 10 năm. Nhân vật Lazarev trong phim hiểu rõ rằng, sớm muộn anh ta sẽ bị chính những người đồng đội Xô Viết bóp cổ. Riêng Lokotkov thì nói với mọi người: “Xử sự như vậy không còn là người, mà là bọn dã thú mất rồi!”

Không nên phán xử! Và cũng đừng bao giờ phản xử!- Lời nguyện cầu này hiện hữu trong Kinh Thánh có lẽ không phù hợp với một cuộc chiến tranh quá dữ dằn chăng?

Vai Lazarev do Zamansky đảm trách là một trong những vai hết sức thành công. Trước khi trở thành diễn viên và tốt nghiệp Nhà hát Nghệ thuật Moskva vào năm 1932, Zamansky đã trải qua một đoạn đời phức tạp. Khi chiến tranh nổ ra, anh bị lạc mẹ, tự khai tăng tuổi và xin nhập ngũ tình nguyện ra mặt trận. Được huấn luyện thành chiến sỹ thông tin, đã chiến đấu, bị cháy trong xe tăng, từng cứu chỉ huy trong một trận đánh; được trao tặng huân chương “Vì lòng dũng cảm”; tham gia đột phá vòng vây cùng Phương diện quân Belorussia 3. Sau khi chiến tranh kết thúc, Zamansky vẫn còn phục vụ trong quân đội.

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam
Trong bộ phim của mình, Aleksei Gherman dũng cảm nêu lại vấn đề hãi hùng về số phận những người lính Xô Viết trở thành tù binh của phát xít Đức.

Nhưng vào năm 1950, Zamansky đã ẩu đả với một viên chỉ huy phải ra trước toàn án quân sự và chịu án cải tạo 9 năm. Như một “lao công đào binh” anh phải lao động cật lực xây dựng thành phố Kharkov, công trình Trường Đại học Tổng hợp Moskva (MGU). Đến năm 1954, do lập một thành tích xuất sắc trong lao động, anh được giảm án. Tiếp đó là 8 năm làm việc tại Nhà hát “Người cùng thời” nổi tiếng; tiếp sau nữa là Nhà hát thể nghiệm của các diễn viên điện ảnh.

Sau thắng lợi của phim Kiểm tra trên đường vào năm 1998 Zamansky bỏ nghề để về sống tại thành phố Murom êm ả, thanh bình và… trở thành một tín đồ ngoan đạo.

Vậy điều gì khiến phim Tuần tra trên đường phải ngủ yên suốt 15 năm? Sau chính biến ở Tiệp Khắc vào năm 1968, họ có cớ buộc tội tác giả của bộ phim này chống chính quyền Xô Viết, tầm thường hóa phong trào du kích kháng chiến, bôi đen hình ảnh người chiến sỹ Xô Viết; tuyên truyền thứ “chủ nghĩa nhân đạo trìu tượng”. Và thêm nữa, bộ phim có thể sẽ dội gáo nước lạnh vào những gì đang hừng hực bốc lên vào đầu những năm 1970, sau khi thiên sử thi Giải phóng của đạo diễn Iury Ozerov ra màn ảnh.

Đã có cả những chiến dịch ầm ĩ bởi “những bức thư của tập thể những người lao động “lên án” phim Tuần tra trên đường. Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô thuở đó là Dimichep đã tuyên bố: “Cứ cho phát hành đi. Sẽ không ai thèm xem bộ phim này đâu”…

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam
Vào năm 1973, nhà văn Xô Viết nổi tiếng Constantin Simonov đã dành nhiều nỗ lực để giải phóng bộ phim này thoát khỏi kệ lưu trữ phim cấm kỵ. Nhưng Aleksei Gherman vẫn chưa được phép quay bộ phim tiếp.

Rồi cũng chính Constantin Simonov cứu đạo diễn trẻ một lần nữa. Ông đề nghị Aleksei Gherman chuyển lên màn ảnh cuốn tiểu thuyết “Từ những ghi chép của Lopatin” của chính ông. Thế là bộ phim gây tiếng vang Hai mươi ngày không có chiến tranh ra đời. Trong phim có sự hiện diện của 2 diễn viên cự phách Liudmila Gurchenko và Iury Nhiculin. Tiếp tục một cách kiên cường, bướng bỉnh, đạo diễn Aleksei Gherman làm thêm một phim nữa về cuộc chiến tranh đã qua để nói lên những sự thật không chỉ về những đổ vỡ, mất mát mà còn về những tổn thất, mất mát phẩm hạnh, danh dự của những con người trải qua những tháng ngày chiến tranh đó. Bộ phim sau Bạn tôi, Ivan Lapsin - tiếp tục con đường của hai bộ phim trước: Kiểm tra để làm phát lộ sự thật về những gì đã từng bị vu khống, xuyên tạc hoặc làm cho méo mó, lệch lạc đi…

dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam Những khoảnh khắc mùa Xuân của Tachiana Loiznova
dao dien aleksei gherman va bo phim bi lang quen 15 nam Sirota Alieva: 'Màn ảnh nhỏ chiến thắng Hollywood lớn'

Tô Hoàng