Đằng sau ống kính là một người anh hùng

(TGĐA) - Theo suy nghĩ của hầu hết chúng ta thì, các chuyên gia quay phim là người điều khiển máy quay theo sự chỉ dẫn của đạo diễn, một công việc không có gì là khó khăn cả. Đây là một quan niệm thật sự sai lầm. Vậy những nhà quay phim là ai? Họ là người trực tiếp đưa bộ phim từ trong trí tưởng tượng của đạo diễn thành hiện thực. Trên trường quay, chuyên gia quay phim cũng quan trọng như những diễn viên mà họ đang thu hình vào ống kính của mình.  

dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung Kees Van Oostrum được bầu lại làm chủ tịch Hội các nhà quay phim Mỹ
dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung Ký ức lịch sử qua những thước phim quý

Ai cũng có thể sử dụng một chiếc máy ghi hình, ấy thế nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chuyên gia quay phim được. Ngay từ yếu tố đơn giản nhất là vấn đề thể lực cũng yêu cầu bất kỳ ai có ước muốn trở thành chuyên gia quay phim phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới đạt yêu cầu được. Bởi lẽ, một chiếc máy quay phim chuyên nghiệp, bao gồm cả những phụ kiện đi kèm, có thể vượt ngưỡng 3-5 kg. Mà đặc điểm của nghề quay phim là phải làm việc nhiều tiếng liên tục trong một ngày, đâu chỉ có vậy, họ còn phải thường xuyên di chuyển trong lúc tác nghiệp. Chỉ có những người có sức bền rất tốt mới có thể chịu được áp lực lớn như vậy.

dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung
Tác động của chiếc máy quay lên xương sống con người sau 11 tiếng làm việc liên tục

Chưa hết, còn có cả một loạt các kỹ năng khác mà chuyên gia quay phim bắt buộc phải có. Đầu tiên là con mắt tinh tế để nhận ra được ảnh hưởng của những yếu tố nhỏ nhất lên khung hình. Đó có thể là ánh sáng, âm thanh, là độ ẩm trong không khí, hay thậm chí là cách một chiếc lá sẽ cuốn theo chiều gió. Để điều chỉnh được những yếu tố này sao cho lên hình được đẹp nhất, người quay phim trước khi khởi quay đã phải làm việc với đội ngũ chuyên gia gồm người dựng khung giá treo phim, người thiết kế bối cảnh, người phụ trách kỹ xảo đặc biệt v.v…Tuy thế, trong khi đang thu hình, chuyên gia quay phim phải làm sao thật nhanh chóng và chính xác nắm bắt những khả năng không thể lường tới, và tránh được những “tai nạn” bất ngờ sẽ xảy ra.

Một ví dụ tiêu biểu về cách mà người quay phim nhờ vào đôi mắt tinh tế của mình để làm tác phẩm hay lên nhiều lần là cảnh cuối bộ phim The Graduate. Trước đó, nhân vật chính Benjamin (do Dustin Hoffman thủ vai) đã xông vào lễ đường đám cưới của Elaine (do Katherine Ross thủ vai), và cô dâu đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu mà chạy trốn cùng anh. Đáng lẽ ra bộ phim phải kết thúc khi cặp tình nhân lên bước chân lên chiếc xe buýt, nhưng thay vì đóng máy theo đúng yêu cầu của đạo diễn, người quay phim đã cố gắng chĩa máy quay vào hai nhân vật chính thêm một vài giây nữa để có thể thu trọn khuôn mặt thẫn thờ của hai nhân vật chính Benjamin và Elaine khi họ nhận ra tình cảm thật của mình. Kết quả là cả khán giả lẫn giới phê bình hoan nghênh nhiệt liệt cảnh cuối này, và nhờ đó mà bộ phim đã đem về giải thưởng Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 1968.

dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung
Những cảnh cuối của bộ phim The Graduate

Quan trọng không kém là kỹ năng giao tiếp và thấu hiểu được mọi người. Chuyên gia quay phim chỉ có thể làm tốt công việc của bản thân khi giữ được đường dây liên lạc giữa mình và đạo diễn, không chỉ bằng những lời nói thông thường mà còn đoán được cả những suy nghĩ không được nói mà hai bên thể hiện qua cử chỉ, hành động. Thậm chí khi cần, người quay phim còn có thể sẵn sàng tranh luận được với đạo diễn. Không chỉ đạo diễn mới cần đến hai kỹ năng trên của chuyên gia quay phim. Do đặc thù công việc là làm việc với gần như mọi bộ phận của đoàn làm phim trong thời gian dài liên tục, người quay phim chắc chắn sẽ phải vận dụng khả năng đối thoại và thấu hiểu để điều phối cách mà các đồng sự của anh làm việc.

Đôi khi còn có những trường hợp trớ trêu hơn, như chuyên gia Joel Shippey (Anh Quốc) chia sẻ: “Đoàn làm phim Made in Chelsea bị kẹt lại ở sân bay do có đến 69 bộ thiết bị, dụng cụ vượt quá các quy định an toàn bay của Morrocco, vì vậy nên bị tạm giữ. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, tôi phải cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ để trình bày tình hình của đoàn làm phim với bên hải quan. Thật may mắn là cuối cùng họ cũng cho phép chúng tôi nhập cảnh.”

Yêu cầu nghề nghiệp vốn đã cao đến như vậy như những gì mà các chuyên gia quay phim lại còn phải trả những cái giá quá đắt. Trước hết là thiếu việc. Ngay cả một nền điện ảnh tiên tiến như Hollywood, nơi hầu hết những người quay phim chỉ có thể tìm được công việc tạm thời nếu như họ là người “tâm đắc” của đạo diễn, nhà sản xuất, v.v…Điều này cũng dễ hiểu vì tầm quan trọng của chuyên gia quay phim lên tác phẩm và đoàn làm phim như đã nói ở trên.

dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung
Chuyên gia quay phim Joey Shippey

Cũng lại nói về vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia quay phim lâu năm thường xuyên mắc phải các bệnh về xương khớp như lệch đĩa đệm, loãng xương, phong thấp,v.v…Lí do chính ở đây là việc người chuyên gia phải vác chiếc máy quay nặng nề để tác nghiệp liên tục. Có khi để đạt được khung hình đẹp nhất mà họ còn phải chạy tới chạy lui, hay ghi hình trong những tư thế khó chịu nhất. Đấy là chưa kể yếu tố cảnh quan của trường quay bởi việc phải đột nhiên xa nơi ở để dành ra vài tháng giữa nơi rừng sâu, sa mạc, hay trên núi cao chỉ có thể gây tác động xấu lên sức khỏe của bất kỳ ai.

Người ngoài nhìn vào có thể không hiểu nổi vì sao có những cá nhân lại dám theo đuổi đến cùng một công việc nặng nhọc và ít lợi như nghề quay phim cả. Câu trả lời là chỉ có những người yêu nghề, đam mê với nghề lắm mới làm được như vậy. Vì lòng nhiệt huyết và công lao họ đã đóng góp cho tất cả các tác phẩm, các chuyên gia quay phim xứng đáng được coi là các những người anh hùng của ngành điện ảnh./.

dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung Bộ phim VR ‘Carne y Arena’ được trao giải Oscar đặc biệt
dang sau ong kinh la mot nguoi anh hung NSƯT, Nhà quay phim Đoàn Quốc: Hành trình dọc theo đất nước

Lê Công Vũ

Tổng hợp