'Con chó rừng'

(TGĐA) - Vừa qua, NXB Trẻ đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tự truyện của nhà Biên kịch Đoàn Tuấn, nhan đề 'Mùa chinh chiến ấy'. Tác giả kể lại những ngày làm quân tình nguyện trên đất nước Campuchia. Chúng tôi xin trích một đoạn trong sách, kể về thân phận một cô gái Việt kiều đã phải giấu thân phận mình ra sao để sống sót qua chế độ diệt chủng. 

con cho rung Park Yoo Chun bị kiện vì chó cắn người 7 năm trước khiến nạn nhân phải khâu 80 mũi
con cho rung Gil Lê bất ngờ được mời làm host cho The Look 2017
con cho rung 'Kẻ trộm chó' bị mất chó ngay sau khi ra mắt phim
con cho rung Dwayne Johnson mặc trang phục Pikachu chơi cùng con gái

Tháng 11 năm 1979, đại đội 7 được lệnh rời phum Cầu Sắt. Hành quân bộ về đơn vị. Tận Choăm-Sre. Nghĩ đường dài hơn trăm cây số, lính tráng rùng mình. Lúc đi có xe đưa xe đón. Khi về thì trung đoàn bắt tự túc. Anh Nghị viết điện xin trung đoàn xe, nhưng đều nhận câu trả lời là hết xe.

Đến một đoạn đường, bỗng một anh vấp mìn. Một anh vấp nhưng ba anh bị thương. Chiều tối, đến một phum nhỏ, đơn vị dừng lại. Đường đi còn dài, nhưng anh em đã bắt đầu mệt mỏi. Anh Nghị và anh Chương bàn nhau, vào dân mượn xe trâu chở thương binh, bệnh binh. Thấy tôi biết chút ít tiếng Khmer, hai anh cử tôi vào gặp trưởng phum.

Trời tối, hỏi dân, họ chỉ nhà. Nhưng đến nơi, trưởng phum đi vắng. Có mỗi cô em ở nhà. Cô bé khoảng 15 tuổi. Áo xanh trứng sáo. Váy màu vàng tươi. Tóc thiếu nữ tuổi dậy thì mượt như nhung. Từ mái tóc tỏa lên một mùi hương dìu dịu. Đặc biệt, cô bé có gương mặt trái xoan, vô cùng dịu dàng và thanh tú. Đôi mắt mở to, tràn đầy cảm xúc. Gương mặt như tỏa ánh sáng trong đêm. Cô bé giới thiệu tên mình là Naryn, nhưng ở nhà thường gọi là Tút, nghĩa là Nhỏ Bé. Còn tôi vụng về, chẳng biết giới thiệu tên mình. Cô bé nói, để em dẫn anh sang phum bên. Vì cô không biết khi nào anh cô về. Trong khi đó, chúng tôi cần xe vào sáng sớm mai. Tôi có ấn tượng thật đẹp không những về ngoại hình mà còn về giọng của cô. Cô bé nói tiếng Khmer với những âm thanh đẹp như chim hót. Rõ ràng. Thánh thót. Ngữ điệu trôi chảy. Giọng của cô thật trong sáng, âm vang. Sự nhiệt tình của cô bé khiến tôi đi ngay.

con cho rung
Tôi nghe thấy hàng tràng tiếng chó sói tru lên liên hồi, từ phía bìa rừng

Trên đường, tôi hỏi chuyện. Cô cho biết, mình đang sống với anh trai và chị dâu ở đây. Anh chị có hai con. Trước, gia đình cô ở Phnom Penh. Sau bị Pol Pot dồn về miền rừng núi. Cha mẹ cô không còn. Tôi hỏi lý do, cô thản nhiên đáp: “Bị Pol Pot giết”. Người Campuchia nói chuyện bi kịch của gia đình mình hầu như không biểu lộ cảm xúc. Bởi đó dường như là chuyện hiển nhiên của họ trong những năm tháng này. Đường sang phum bên phải qua một cánh đồng. Đang mùa gặt. Lúa để đầy ruộng. Dân bên này có phong tục, gặt lúa không thèm mang về nhà. Cứ vứt ngoài đồng. Chẳng ai lấy của ai. Mùi rơm rạ dâng trên cánh đồng thoảng gió gợi lên không khí no ấm, yên bình. Trăng sáng, tôi nhìn rõ mồn một từng lượm lúa, từng hạt lúa. Bông nào cũng mẩy căng. Đất Campuchia tốt thật.

Đang đi giữa đồng, bỗng tôi nghe thấy hàng tràng tiếng chó sói tru lên liên hồi, từ phía bìa rừng, tiếp giáp ruộng, cách chúng tôi không xa. Tiếng sói tru từ hồi này sang hồi khác, bay lên không trung vắng lặng ngập tràn ánh trăng, ngỡ vọng đến tận trời cao. Tôi bỗng nhớ câu chuyện đọc hồi bé, để không sợ tiếng thú rừng, hãy cất lên tiếng nói của con người. Và cũng để không khí giữa chúng tôi đỡ căng thẳng, tôi hỏi cô bé bằng tiếng Khmer: “Sơ mua ây?” (Con gì thế?). Không ngờ, cô bé đáp rõ ràng từng tiếng: “Con chó rừng!”

Tôi không tin vào tai mình. Trời ơi, cô bé nói tiếng Việt! Thật kinh ngạc và kỳ lạ, giữa chốn rừng núi hoang vu, giữa cánh đồng xa lạ thế này, tôi được nghe tiếng Việt, lại từ cái miệng xinh đẹp của một cô bé như thiên thần thốt ra. Thậm chí, cái âm r trong từ “rừng”, cô bé còn rung đầu lưỡi lưỡi khi phát âm. Dễ thương làm sao! Ôi tiếng Việt thân yêu, từ ngày vào lính, từ ngày ngang dọc trên bao chiến trường trên đất Campuchia, tôi chỉ toàn được nghe giọng con trai, giọng đàn ông. Đêm nay, giữa nơi hoang vắng này, tôi lại được nghe tiếng mẹ đẻ từ một giọng con gái. Giọng Naryn như sợi tơ vàng ánh biếc lung linh giữa cánh đồng. Tôi vội cúi xuống: “Naryn, em nói lại đi! Nói lại đi em!”. Lời tôi như cầu khẩn, như van lơn. Nhưng Naryn im lặng. Hoàn toàn im lặng. Em không nói một lời nào nữa.

Đi tiếp một quãng, vẫn giữa cánh đồng, tôi bỗng bước lên, quỳ xuống hỏi: “Naryn, em là người Việt Nam phải không?”. Cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi, gương mặt đầy xúc động, môi mím lại, gật đầu. Nước mắt cô bỗng trào ra. Và tôi cũng vậy. Tôi ôm cô bé vào lòng. Em bé nhỏ nép vào tôi như một niềm tin cậy, chở che.

Tôi chợt hiểu, mấy từ tiếng Việt ấy, đã bao năm em phải giấu kín trong lòng. Giấu kín giữa tứ bề nguy hiểm. Giấu kín suốt ngày và đêm. Giấu kín cả trong lúc tỉnh táo nhất. Giữa đám đông. Lúc một mình. Giấu kín cả trong những giấc mơ khủng khiếp, nhọc nhằn. Em phải giấu thân phận là người Việt, để đi qua địa ngục trần gian.

con cho rung
cô bé đáp rõ ràng từng tiếng: “Con chó rừng!”

Và tiếng Việt thân yêu của tôi đã được em, xinh đẹp và thông minh, giấu ở những miền đẹp đẽ sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình. Mấy từ tiếng Việt đơn sơ ấy như những mạch ngầm nguyên sơ của sự sống. Đã bao lần em sợ hãi, run lên khi kẻ thù thẩm tra, kiểm soát. Đêm nay, giữa một nơi không còn thù địch, giữa một nơi không ai nghe thấy, rất thoáng đãng và dịu dàng, mầm cây tiếng Việt bắt đầu đâm chồi trong em, dòng suối tiếng Việt bắt đầu róc rách trong em. Ôi tiếng Việt tội nghiệp của em! Ôi Naryn bé bỏng mà anh hùng của tôi! Tôi cảm nhận sức mạnh và sự vĩ đại của tiếng Việt qua giọng nói của Naryn, cảm nhận sức mạnh và sự vĩ đại của người Việt qua thân hình mảnh khảnh của Naryn.

Sang phumbên, tôi gặp anh của Naryn. Anh sang để chia buồn có người vừa mất. Trên đường về, anh cho biết, gốc gác gia đình anh ở An Giang. Cha mẹ anh sang Campuchia từ lâu. Cha là thợ điện. Mẹ là giáo viên tiếng Pháp. Năm 75, cả gia đình bị lùa khỏi Phnom Penh. Cha mẹ anh bị dồn đến Kampong Thom và bị tra tấn đến chết. Cùng lúc có đợt di dân lên Preah Vihear, anh và em gái xin đi. Họ phải tuyệt đối giấu thân phận mình là người Việt bằng cách nói thật chuẩn xác tiếng Khmer và cố gắng thuộc thật nhiều dân ca Campuchia. Thậm chí, khi nông trang được ăn cơm với thịt, người Khmer tranh nhau, anh và em gái, dù rất thèm, cũng phải nói, các cô các bác cứ ăn đi, bọn cháu trước đây ở Phnom Penh được ăn nhiều rồi. Đi bên hai anh em giữa cánh đồng có dãy núi mờ xa, tôi có cảm tưởng họ đang mang những núi đau thương trong trái tim rướm máu. Và tôi bỗng thấy mình thật nhỏ bé bên họ.

Sáng hôm sau, anh mượn được hai xe trâu. Chúng tôi hành quân sớm. Sương giăng mù mịt trên cánh đồng. Không kịp chào Naryn. Chắc em đang ngủ. Cầu mong em từ nay được ngon giấc yên lành. Nhưng không biết đến bao giờ, em mới được bộc lộ thân phận thật mình?

Xin đừng ai phản bội em, thiên thần nhỏ của tôi.

con cho rung Đạo diễn Tam Wai-ching: 'Phim và tiểu thuyết là hai thực thể rất khác nhau'
con cho rung Tiểu thuyết trinh thám của Lôi Mễ: Nguồn cảm hứng mới dành cho các nhà làm phim Hoa ngữ
con cho rung 'Vũ động càn khôn' từ tiểu thuyết đến phim truyền hình, Dương Dương và Ngô Tôn hợp tác đào vàng
con cho rung Bộ đôi 'bà – cháu' của Em là bà nội của anh... nỗ lực 'ngồi nhầm lớp' trong Cô gái đến từ hôm qua
con cho rung Tiểu thuyết giả tưởng phiêu lưu “Tuyệt đỉnh cổ vật” được chuyển thể thành phim

Đoàn Tuấn