Chuyện về 'Vô ảnh': Bức tranh thủy mặc độc đáo của Trương Nghệ Mưu

(TGĐA) - Bộ phim Vô ảnh (Shadow) được dàn dựng theo phong cách tranh thủy mặc với tông màu chủ đạo đen trắng, được đạo diễn Trương Nghệ Mưu mài dũa 3 năm, là một tác phẩm điện ảnh mà bản thân ông thật sự muốn quay.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu Điện ảnh Trung Quốc giành nhiều chiến thắng tại LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 55
chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu Bộ phim 'Ảnh' dẫn đầu danh sách 12 giải đề cử LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 55

Phong cách thủy mặc độc đáo

So với những tác phẩm “đậm màu sắc hội họa” quen thuộc của Trương Nghệ Mưu trước đây, thì Vô ảnh với phong cách tranh thủy mặc độc đáo có sự khác biệt một trời một vực. Nhưng, vẻ đẹp tuyệt vời của Trung Quốc, cũng chính là lý tưởng sáng tác và theo đuổi nghệ thuật mà đạo diễn Trương Nghệ Mưu vẫn luôn kiên trì, quay một Vô ảnh khác biệt như vậy, cũng rất “Trương Nghệ Mưu”.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu
Xuyên suốt bộ phim Vô ảnh là bức tranh thủy mặc sinh động

Đối với các diễn viên chính mà nói, Vô ảnh càng giống một chuyến du hành kỳ ảo, Đặng Siêu nói Vô ảnh đặc biệt đến nỗi không thể tưởng tượng, Vương Thiên Nguyên nói Vô ảnh vừa tả thực vừa thi vị, Vương Cảnh Xuân thì nói Vô ảnh hoàn toàn là một bức tranh thủy mặc, mà bản thân ở trong đó, mô tả của Tôn Lệ có ý nghĩa nhất, cô nói vầng sáng của Vô ảnh rất đặc biệt, không chỉ là đẹp, không chỉ là xinh, vì khi quay, đạo diễn thường nói: “Có một đạo ‘Ảnh’ vô cùng đặc biệt”. Có thể nói, phong cách thủy mặc độc đáo, thể hiện rõ bản sắc văn hóa nghệ thuật Trung Quốc.

Câu chuyện Shakespeare và ý tưởng kỳ lạ của Trương Nghệ Mưu

Thật ra, cốt truyện Vô ảnh rất đơn giản. Trong thời loạn, đô đốc Tử Ngu của nước Bái một lòng muốn giành lại vùng đất Cảnh Châu đã bị chiếm lĩnh, nhưng cơ thể ngày càng suy yếu lại trở thành chướng ngại trên con đường công danh của anh. Là thế thân của Tử Ngu, từ năm 8 tuổi, Cảnh Châu đã sống dưới cái bóng của Tử Ngu, ngay cả tên cũng bị đặt là Cảnh Châu. Nhưng trong thời kỳ loạn lạc, khi mẫu thân bị Tử Ngu khống chế, anh chỉ có thể nghe theo sự sắp xếp của Tử Ngu. Dưới sự giúp đỡ của Tiểu Ngải, dựa vào Thái Cực, họ đã tìm được cách phá giải đao pháp của tướng quân Dương Thương trấn thủ Cảnh Châu, đó cũng là lúc phá vỡ thế cục. Thế nhưng, khi Cảnh Châu vỡ trận, giữa Tử Ngu và chủ công Bái Lương sẽ khó tránh khỏi tình thế đối đầu, một trận huyết chiến đang ở trước mắt.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu
Vô ảnh do Đặng Siêu và Tôn Lệ đóng vai chính, hiện đang trình chiếu tại Việt Nam

Nếu tương ứng với câu chuyện “Tam quốc diễn nghĩa”, nội dung cốt chuyện sẽ trở nên rất dễ lý giải, Tử Ngu – Chu Du, cha con Dương Thương – cha con Quan Vũ, Bái Lương – Tôn Quyền. Trên một ý nghĩa nào đó, bộ phim Vô ảnh đã trở thành câu chuyện Tam quốc phiên bản mới. Chỉ là nhân vật trong câu chuyện không còn đối xử chân thành với nhau như “Tam quốc diễn nghĩa”, mà biến thành con cờ nghi kỵ lừa dối lẫn nhau trong ván cờ của Trương Nghệ Mưu.

Khi trả lời phỏng vấn báo chí, đạo diễn Trương Nghệ Mưu từng nói: “Vô ảnh rất giống kết cấu của vở bi kịch Shakespeare. Chủ đề cũng là thảo luận về nhân tính, tranh đấu, sinh tồn của nhân tính”. Mà động lực của toàn bộ câu chuyện, đều đến từ lựa chọn của Cảnh Châu, sau nhiều năm nhẫn nhịn, chỉ sau khi mẫu thân bị giết hại, anh mới ý thức được bản thân phải phản kháng, cũng chỉ có phản kháng mới có thể tiếp tục sống. Quá trình trưởng thành của một con người bình thường trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy diễn tiến câu chuyện, là điều chưa từng xảy ra trong phim cổ trang của Trương Nghệ Mưu trước đây. Nhưng lần này Trương Nghệ Mưu chủ động bỏ qua câu chuyện hoành tráng của các anh hùng xích bích thời tam quốc, để kể về sự sống chết của một nhân vật nhỏ bé. Trong thời loạn lạc một sống hai chết, người thật và cái bóng, ai có thể sống đến cuối cùng, trở thành điểm xem hồi hộp nhất của bộ phim. Trương Nghệ Mưu còn có ý định thêm vào phim “khái niệm mỹ học của văn hóa Trung Quốc” trong mắt ông. Khái niệm này bao gồm âm dương, Thái Cực, cùng với phong cách thủy mặc xuyên suốt cả bộ phim.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu
Đặng Siêu đóng đúp hai vai Tử Ngu và Cảnh Châu

Vừa bắt đầu Trương Nghệ Mưu đã nêu ra: “Dùng cách kiểm soát vật chất thay thế cách xử lý làm phai màu ở giai đoạn hậu kỳ, toàn bộ trang phục, đạo cụ, bối cảnh đều sử dụng màu trắng đen, cuối cùng đã đạt được cảm giác giống như tranh thủy mặc, nhưng lại không phải hiệu quả thuần màu trắng đen”. Đương nhiên, điều này đã hình thành sự tương phản cực lớn với phong cách hình ảnh “đậm màu sắc hội họa” của ông trước giờ. Trên thực tế phong cách mỹ thuật này rất hiếm có trong ngành điện ảnh Hoa ngữ, thậm chí phim còn lồng vào nhiều nguyên tố Trung Quốc, chẳng hạn như Thái Cực, thư pháp, cổ cầm, rừng tre. Tuy những nguyên tố này đã xuất hiện nhiều lần trong phim Anh hùng, Thập diện mai phục, nhưng trước đó Trương Nghệ Mưu chưa từng sử dụng thủ pháp gần gũi với tranh thủy mặc truyền thống để quay những cảnh này.

Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, Trương Nghệ Mưu đã hoàn thành một đoạn phim hành động có ý tưởng kỳ lạ nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Chính trong bối cảnh không gian hệt như tranh thủy mặc, diễn ra cảnh giết chóc tàn khốc và đối đầu sinh tử, trong bức tranh đen trắng xám, chỉ có màu của máu tươi là đỏ. Sau phim Anh hùng, Trương Nghệ Mưu một lần nữa chứng minh bản thân là “đại sư thị giác” độc nhất vô nhị của điện ảnh Trung Quốc, nhưng khác với Anh hùng là, lần này ông đã quay một thứ chưa từng xuất hiện trong những bộ phim võ hiệp trước đây – người thế thân.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu
Việc lựa chọn Tôn Lệ đóng nữ chính không nằm trong dự tính ban đầu của đạo diễn Trương Nghệ Mưu

Kịch bản chọn vai

Trương Nghệ Mưu sau khi xem phim Kagemusha (Chiến binh trong bóng tối) của đạo diễn Kurosawa, liền muốn thực hiện một bộ phim liên quan đến câu chuyện “người thế thân” ở thời cổ đại Trung Quốc. Lúc đầu, ý tưởng sáng tác Vô ảnh là từ phim Tam Quốc – Kinh Châu của Chu Tô Tiến, câu chuyện thiên về chính sử, ban đầu kịch bản Vô ảnh vốn không có quan hệ gì đến “người thế thân”, khoảng sáu tháng đến một năm sau khi dự án phim thành lập, chủ đề “người thế thân” mới được xác định, trong cốt chuyện cuối cùng, lịch sử của “Tam quốc” không thể đưa vào phim.

Sau khi có kịch bản, đạo diễn Trương Nghệ Mưu bắt đầu tuyển chọn diễn viên. Từ kết cấu bộ phim nhìn vào giống như một câu chuyện bi kịch theo kiểu Shakespeare, nên đạo diễn yêu cầu diễn viên phải đáp ứng các yếu tố “thanh, đài, hình, biểu”, đặc biệt phải là diễn viên thực lực, phát âm chuẩn tiếng Phổ Thông, có cách diễn xuất kiểu mẫu. Trương Nghệ Mưu đã xem qua mấy bộ phim của Đặng Siêu, ông nhận thấy khi anh đóng chính kịch, khả năng co dãn, khắc họa tính cách nhân vật rất mạnh mẽ, diễn xuất rất nghiêm túc, ông đã chọn Đặng Siêu dựa theo năng lực.

Vai nữ chính Tiểu Ngãi được chọn sau cùng, lúc đầu không phải chọn Tôn Lệ, nhưng cuối cùng Trương Nghệ Mưu nhớ tới bà xã của Đặng Siêu là Tôn Lệ, nghĩ đến mối quan hệ vợ chồng phức tạp trong phim, Trương Nghệ Mưu cho rằng hai vợ chồng diễn chung sẽ có sự phối hợp ăn ý, nên đã quyết định mời tổ hợp “Siêu – Lệ” đảm nhận trụ cột của bộ phim.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu
Bộ phim Vô ảnh đã mang về cho Trương Nghệ Mưu giải thưởng Đạo diễn xuất sắc Kim Mã Đài Loan lần thứ 55

Tháng 11/2018, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đến với Liên hoan phim Kim Mã Đài Loan lần thứ 55 với bộ phim Vô ảnh cùng 12 giải thưởng đề cử, đã đoạt giải Đạo diễn xuất sắc cùng với 3 giải ở hạng mục chuyên môn: Thiết kế mỹ thuật xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc và Thiết kế tạo hình xuất sắc. Ngoài ra, bộ phim Vô ảnh còn lọt vào danh sách phim trình chiếu không tranh giải tại Liên hoan phim Venice lần thứ 75 và phim triển lãm chính Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 43.

chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu Bộ phim 'Ảnh' của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sẽ được làm thành series
chuyen ve vo anh buc tranh thuy mac doc dao cua truong nghe muu 'Shadow' của Trương Nghệ Mưu: Đẹp đến nao lòng

Trịnh Nghi