Sống:

Cho đi để nhận về…

(TGĐA) - Toan tính hay sợ hãi "mắc nợ" nhau thì chẳng bao giờ nhận được sự thương yêu chân thành đến từ nhiều phía...

cho di de nhan ve Không quan tâm?
cho di de nhan ve Thói quen khó bỏ
cho di de nhan ve Đánh mất cảm xúc
cho di de nhan ve

Chủ nhật tuần trước, một cặp vợ chồng là phụ huynh trong trường mẫu giáo mời gia đình tôi đi ăn tối với lý do rất dễ thương bởi họ muốn đôi bên làm thân để cô con gái của họ có bạn chơi cùng và học cùng với bé My, con gái tôi. Vợ chồng tôi vui vẻ nhận lời vì nhã ý tốt đẹp ấy, cũng không khỏi bất ngờ bởi hai chữ Nhân Duyên, cái duyên ấy có thể do ông Trời đưa đến, cũng có thể do chính chúng ta tạo ra. Tại sao không? Đôi khi tôi cứ ngẫm nghĩ, mình không giàu có về tiền bạc, nhưng mình lại giàu có về tình cảm. Khác biệt với những người phụ nữ chỉ biết sống cho gia đình, chồng con và dửng dưng với những mối quan hệ bên ngoài, tôi lúc nào cũng thích đám đông, thích khám phá thế giới sôi động bên ngoài, mỗi người phụ nữ hay đàn ông mà tôi gặp trong cuộc đời, dù hợp hay không, dù vui hay buồn, họ cũng để lại trong tôi những ấn tượng khác nhau, đôi khi còn là những bài học khó quên.

Sang Mỹ tròn một năm, tôi kết bạn với hơn ba người phụ nữ, đặc biệt trong số đó là Dali, người Seria, cô có mái tóc màu hạt dẻ và nụ cười ấm áp. Buổi chiều, chúng tôi thường rủ nhau đưa tụi trẻ con ra công viên gần nhà chơi, Dali sống ở Mỹ 10 năm, cô nói tiếng Anh rất tốt, chẳng bù cho tôi khoản nghe thì còn yếu lắm, nên mỗi lần diễn đạt, tụi tôi phải khoa chân múa tay để đối phương hiểu được mình đang nói gì. Qua nhiều lần tiếp xúc với Dali, tôi nhận ra rằng, người Châu Âu và người Việt có chung khá nhiều cảm nhận về cuộc sống, nói cho chính xác là cùng “sống chậm” hơn người Mỹ, nên có lần tôi hỏi: “DaLi, chị có thích nước Mỹ không?” thì cô mỉm cười trả lời rằng: “Có những điều vừa thích vừa không!”.

cho di de nhan ve

Việc thích nghi với cuộc sống hối hả, thực dụng và rõ ràng ở Mỹ đối với những con người lãng mạn và sống chậm thật khó khăn lắm. May mắn là tôi cũng dễ dàng hòa nhập và hiện tại thì đã quá yêu miền đất mới. Ngoài tổ ấm nhỏ, tôi còn có những người bạn gái mới quen mà như biết nhau từ thủa nào… Những cô dâu Việt xa xứ bắt tín hiệu từ nhau rất nhanh, nếu may mắn gặp đúng tần sóng thì có thể rút ruột mà chia sẻ 1001 câu chuyện vui buồn, chuyện gia đình, mẹ chồng nàng dâu, chuyện công việc, chuyện vợ chồng, những khó khăn thử thách không thể nào tránh khỏi. Việc kết giao giữa chị em phụ nữ cũng là vấn đề mà những đức ông chồng ích kỷ thiếu tự tin trên đất Mỹ cảm thấy nhức đầu vì họ chỉ muốn vợ ở trong nhà, tránh giao du, mở rộng mối quan hệ…, sợ vợ đua đòi theo bè bạn, nghiền shopping, đi casino dẫn đến nguy cơ mất vợ, nát tan nhà cửa. Sự thật đấy chẳng đùa. Cũng nên cảm thông với các anh vì tỉ lệ phụ nữ Việt Nam theo chồng qua Mỹ được vài năm đã đòi ly hôn là khá cao.

cho di de nhan ve
Toan tính hay sợ hãi "mắc nợ" nhau thì chẳng bao giờ nhận được sự thương yêu chân thành đến từ nhiều phía.

Ở đâu có hơi ấm, ở đó có tình thương. Tôi cảm nhận rõ câu nói ấy khi mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, người bạn gái tôi chưa từng gặp mặt mà chỉ mới quen qua mạng Facebook luôn hỏi tôi cần cô ấy giúp gì không? Dù cô sống ở thành phố khác. Cô thường xuyên nhắn tin dặn tôi giữ gìn sức khỏe, uống collagen, hướng dẫn tôi cách mua sắm ở đâu cho tiết kiệm và sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cần đến. Chưa kể đến những người bạn sống gần tôi, hàng tuần trước khi lái xe đi làm, đi đón con lại qua nhà dúi vào tay tôi gói bánh bộc lọc, bịch trái cây, hộp cá kho hay kim chi do chính tay bạn làm. Và ngược lại, tôi cũng không quên chuẩn bị sẵn những món quà nho nhỏ, đơn sơ để làm cho bạn mình vui. Không cao sang cảnh vẻ, tự nhiên và hài hòa với nhau vậy thôi. Toan tính hay sợ hãi "mắc nợ" nhau thì chẳng bao giờ nhận được sự thương yêu chân thành đến từ nhiều phía.

Hạnh phúc đôi khi giản dị như người Việt thương nhau, vậy thôi!

Cấn Vân Khánh