Biển trong phim Việt: Khoảng trống trước chân trời

(TGĐA) - Những người làm phim truyện đã nhiều lần đau đáu muốn làm phim về biển. Nhưng trong thâm tâm, nhiều người đành nghĩ, lực bất tòng tâm. Bởi, làm phim trên biển khó trăm bề so với việc làm phim trên đất liền. Những người làm phim đa số sinh ra và lớn lên ở đồng bằng, rừng núi, thiếu vốn sống về biển. Vì thế, ngay từ khâu đầu tiên là kịch bản, chúng ta đã thiếu những chất liệu làm nên câu chuyện hay về biển. Khi quay phim trên biển, lại thấy bối cảnh sao mà đơn điệu, chỉ có sóng, gió và con thuyền. Và diễn viên nhập vai thế nào? Chỉ riêng việc không say sóng đã là một thành tích rồi. Thuyền tròng trành, sóng to gió cả, chẳng may ngã xuống nước thì ai cứu? Còn phải tính đến việc quay phim. Đặt máy ở đâu khi chân máy luôn chao đảo trên thuyền? Máy quay phim 35 ly đâu linh hoạt như camera hiện đại bây giờ. Cứ thử hình dung những khó khănban đầu như vậy mới có thể chia sẻ với các nhà làm phim.

(TGĐA) - Những người làm phim truyện đã nhiều lần đau đáu muốn làm phim về biển. Nhưng trong thâm tâm, nhiều người đành nghĩ, lực bất tòng tâm. Bởi, làm phim trên biển khó trăm bề so với việc làm phim trên đất liền. Những người làm phim đa số sinh ra và lớn lên ở đồng bằng, rừng núi, thiếu vốn sống về biển. Vì thế, ngay từ khâu đầu tiên là kịch bản, chúng ta đã thiếu những chất liệu làm nên câu chuyện hay về biển. Khi quay phim trên biển, lại thấy bối cảnh sao mà đơn điệu, chỉ có sóng, gió và con thuyền. Và diễn viên nhập vai thế nào? Chỉ riêng việc không say sóng đã là một thành tích rồi. Thuyền tròng trành, sóng to gió cả, chẳng may ngã xuống nước thì ai cứu? Còn phải tính đến việc quay phim. Đặt máy ở đâu khi chân máy luôn chao đảo trên thuyền? Máy quay phim 35 ly đâu linh hoạt như camera hiện đại bây giờ. Cứ thử hình dung những khó khăn ban đầu như vậy mới có thể chia sẻ với các nhà làm phim.

Bin_c_vn_l_cu_chuyn_ngoi_tm_vi_phim_Vit

Biển cả vẫn là câu chuyện ngoài tầm với phim Việt

Nhưng trong lịch sử của mình, các nhà làm phim vẫn sáng tạo những câu chuyện về biển. Tuy nhiên, có đôi điều chúng ta cần bàn lại để nhận ra những điểm yếu của mình. Còn nhớ vào năm 1959, cùng thời điểm làm phim Chung một dòng sông, các nhà điện ảnh cũng bắt tay vào làm bộ phim Biển động, Nội dung kể về cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân trên một hòn đảo do một thầy giáo khởi xướng. Nhưng thời điểm đó, nhiệm vụ trọng tâm của văn nghệ là phục vụ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Vì vậy, nội dung phim Chung một dòng sông cấp bách hơn, cần thiết hơn so với Biển động. Đó là một thực tế rõ ràng mà chúng ta đều thấy phù hợp với tình hình đất nước.

C_NSUT_Phng_Thanh_-_ngi_tng_tham_gia_Bi_bin_i_ngi

Cố NSƯT Phương Thanh - người từng tham gia Bãi biển đời người

Một bộ phim khác chúng ta cũng nói về biển, đó là phim Bãi biển đời người (1984). Câu chuyện trong phim đề cập đến vấn đề vượt biên, một vấn đề hết sức nóng bỏng và nan giải trong thời điểm đó. Nhưng câu chuyện trong phim lại không thuyết phục người xem. Bởi các nhà làm phim có cái nhìn phân biệt giữa những người ra đi và những người ở lại, phân biệt giữa người tốt và người xấu. Chúng ta cũng cần chia sẻ với cách tư duy nghệ thuật của thời chiến. Nghĩa là các nhà làm phim vẫn quen phân chia các nhân vật thành hai phe là ta - địch, tốt - xấu v.v… Bài học kinh nghiệm rút ra là, tư duy nghệ thuật không mô phỏng cuộc sống. Chúng ta cần miêu tả con người trong những trạng thái phức tạp và nhân văn hơn.

Nhng_b_phim_hin_ti_nh_Ct_nng_th_bin_cng_khng_phi_l_bi_cnh_chnh

Những bộ phim hiện tại như Cát nóng thì biển cũng không phải là bối cảnh chính

Cũng cần phải nhắc đến một bộ phim về biển có tên là Vượt sóng (Jurrney from the fall) được các nhà làm phim Việt kiều sản xuất vào năm 2007. Câu chuyện trong phim nói về những người Việt phải vượt biển sang Mỹ. Và tại Mỹ, họ cũng phải vượt qua những rào cản khác để hòa nhập. Nếu tóm tắt nội dung như vậy thì cũng nên khích lệ . Nhưng các nhà làm phim, với cái nhìn hạn hẹp, lại đầu tư quá nhiều hình ảnh kể lại những cực hình trong tù với cái nhìn khinh miệt những người quản giáo. Điều tôi muốn nói ở đây là nhân cách của người làm phim cũng như nhận thức văn hóa của họ còn hạn chế. Anh không thể kể một câu chuyện mà anh cho là hay trong khi trái tim anh đầy hằn thù với đất nước, với chế độ. Không có một văn nghệ sỹ nào được công chúng tôn trọng nếu anh quay lưng lại với Tổ quốc mình. Nếu anh làm phim mà chỉ chờ đợi vài lời khen của mấy tờ báo nước ngoài thì anh còn quá ấu trĩ.

Nhn_ra_bin_c_ch_mn_Bin__ni_v_mt_cu_chuyn_khc

Nhìn ra biển cả chỉ mượn Biển để nói về một câu chuyện khác

Cũng còn một số phim nói về biển nhưng chỉ mượn biển là cái cớ để nói chuyện khác như Đứng trước biển hay Nhìn ra biển cả. Song, tựu chung lại là, các nhà làm phim chúng ta vẫn còn nợ biển nhiều lắm. Hình ảnh biển trong văn học nghệ thuật chỉ mới dừng lại ở những cảm xúc lãng mạn, những giai điệu trữ tình, những khát vọng đẹp.

Biển, với tất cả những trạng thái của nó, với những vất vả đổi cả tính mạng, với những vấn đề về chủ quyền, thềm lục địa phải giữ bằng máu xương… đang chờ đợi những câu trả lời xác đáng từ những nhà làm phim.

Đoàn Tuấn