Bà Phạm Thị Tuyết - Giám đốc Hãng phim Tài liệu – Khoa học Trung ương: Chúng tôi quan tâm giai đoạn 2013 đến 2015, Hãng sẽ có gì mới!

(TGĐA) - Căn cứ vào dự thảo chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, tôi chỉ nêu những điểm liên quan đến đơn vị sản xuất phim. Thực sự chúng tôi quan tâm đến giai đoạn 2013 đến 2015 các hãng sẽ có cái gì mới, có thuận lợi trong sản xuất phim không.

Hi_tho_Tim_nng_v_thch_thc_ca_phim_TL_Vit_Nam

Hội thảo Tiềm năng và thách thức của phim TL Việt Nam

Ý thứ nhất tôi thấy có những điểm mới, thể hiện tính tiên tiến của chiến lược có liên quan đến đơn vị sản xuất phim. Tôi hoàn toàn nhất trí dự thảo chiến lược ĐA đã đưa ra quan điểm về qui trình tổ chức sản xuất có nêu tại trang 4 có nêu: “Chuyển quy trình tổ chức sản xuất phim lấy đạo diễn làm trung tâm sang qui trình lấy nhà sản xuất làm trung tâm theo mô hình quốc tế - như vậy chúng ta cần đào tạo nhà sản xuất phim tại các trường đại học trong nước và quốc tế nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất phim, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nâng cao năng lực tổ chức sản xuất phim cho các hãng phim” vì thực tế khi thực hiện nhiệm vụ ngoài sáng tác, đạo diễn còn phải ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ khác như công tác tài chính và điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác sáng tác, không chuyên tâm về một việc và chất lượng sản phẩm

Dự thảo chiến lược đã nêu lên mối quan hệ liên hoàn giữa sáng tác – sản xuất – phổ biến phim - trang 27 có nêu “Triển khai tốt mối quan hệ hợp tác gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa điện ảnh và truyền hình”. Nội dung này rất cần thiết vì: Các sản phẩm sản xuất cần được chiếu nhiều lượt trên truyền hình manh lại hiệu quả xã hội đưa phim đến công chúng. Qua thực tế tổ chức Tuần lễ phim Tài liệu Quốc tế rất nhiều khán giả yêu và muốn xem phim tài liệu nhưng không biết xem ở đâu và vào thời gian nào trên các phương tiện thông tin đại chúng.

B_Nguyn_Th_Tuyt_-_Gim_c_Hng_phim_TLKHT

Bà Phạm Thị Tuyết - Giám đốc Hãng phim TLKHTƯ

Trong chương trình hành động của dự thảo tại trang 29 có nêu về kế hoạch xây dựng “thông tư thực hiện ưu đãi về thuế TNDN, thuế GTGT, thuế sử dụng đất, thuế nhập khấu đối với ngành điện ảnh” - Nội dung này rất cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: vì các loại thế đang đè nặng lên chi phí sản xuất sản phẩm điện ảnh trong khi đây là là loại hàng hóa đặc biệt thậm chí không thể có lãi trong sản xuất kinh doanh, chủ yếu là phục vụ nhiệm chính trị thì sẽ lấy tiền đâu để nộp thuế

Ngoài ra, trong chương trình hành động của dự thạo tại trang 29 có nêu “hoàn thiện và bước đầu phát huy hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam”. Tôi thấy, nếu quỹ hỗ trợ điện ảnh được triển khai sẽ giảm những khó khăn về tài chính và tạo cho doanh nghiệp sự năng động, bởi các đơn vị sau khi bán sản phẩm của mình đã đem lại hiệu quả xã hội đồng thời khi thu được tiền bán sẽ có nguồn để nộp thuế cho nhà nước, trích nộp vào quỹ phát triển điện ảnh và được để lại 1 phần tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó nếu quỹ này hoạt động sẽ có rất nhiều cơ chế hỗ trợ cho sáng tác bằng nhiều hình thức

Nếu những điểm mới của dự thảo được thực hiện được trong giai đoạn 2013 – 2015 và những giai đoạn sau thì là điều rất mừng cho các đơn vị sản xuất phim vì trong các điểm mới này nói lên cả vấn đề sản xuất, phổ biến phim, chính sách ưu đãi về thuế, quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, chúng tôi hi vọng những điều đó trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, tôi thấy có những nội dung chưa rõ, cần cụ thể hơn. Ví dụ mục tiêu chiến lược để phát triển ngành điện ảnh có 2 nhiệm vụ cơ bản:

- Tháo gỡ những cơ chế đang gây cản trở (thực trạng ngành đang gặp phải)

- Xây dựng, bổ sung cơ chế mới để thúc đẩy sự phát triển

Nội dung dự thảo chiến lược có phần đưa ra còn mang tính lý luận chung chung nhiều, chưa cụ thể. Tôi chỉ xin có ý kiến những vấn đề liên quan đến lĩnh vực sản xuất phim. Đó là: Việc hầu hết các đơn vị sản xuất phim của nhà nước đã chuyển đổi mô hình quản lý từ đơn vị DN công ích, đơn vị DN sang Công ty TNHH MTV – và tiến tới cổ phần hóa (theo Công văn 2218/TTg-ĐMDN ngày 1/12/2011 của TTCP phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2015 sẽ cổ phần) thì chiến lược phát triển cho nó ra sao, không thấy nhắc đến (tức là chiến lược phát triển cho loại hình này). Tôi nghĩ tất cả những vấn đề chiến lược phát triển ra sao, thế nào đều phụ thuộc vào mô hình quản lý (trong đó có nêu vấn đề sản xuất, phát hành, phổ biến phim, công tác quản lý nhà nước, nguồn nhân lực, công tác đầu tư tài chính, trang thiết bị công nghệ, công tác lưu trữ..)., bởi chúng ta hiện nay có 3 loại mô hình quản lý: Đơn vị doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH MTV), đơn vị sự nghiệp, đơn vị tư nhân, 3 loại hình này không thể cùng một giải pháp chiến lược phát triển. Nếu chỉ viết chung chung từ thực trạng – đến nội dung - và giải pháp tổ chức thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao, phải cụ thể cho từng loại hình thì mới có biện pháp tháo gỡ, để từ đó xây dựng cơ chế mới phù hợp cho sự phát triển.

Về đầu tư, khi các đơn vị điện ảnh đã chuyển đổi mô hình sang Công ty TNHHMTV thì phải thực hiện đúng theo Luật Doanh nghiệp - điện ảnh không thể nằm ngoài luật, việc dự thảo chiến lược đưa ra theo chủ quan về vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề tài chính, vấn đề công nghệ chỉ khả thi khi nếu như trong phần giải pháp và tổ chức thực hiện có chính sách của nhà nước một cách cụ thể, mang tính đặc thù cho điện ảnh. Tôi ví dụ: Trong dự thảo nội dung chiến lược có nêu tại trang 19: “từ nay đến năm 2015, tiếp tục đầu tư có trong điểm bằng vốn ngân sách vào các cơ sở kỹ thuật, các hãng phim nhà nước để bổ sung hoàn chỉnh các thiết bị tiền kỳ tại 2 Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; Hoàn chỉnh các thiết bị phi tuyến, kỹ xảo, đồ họa 3D đi kèm với việc đào tạo nâng cao nguồn nhân lực…” và tại trang 7 có nêu “công nghệ số phát triển theo sự chuyển hướng cơ bản từ phim nhựa 35mm sang kỹ thuật số chất lượng cao”. Việc đầu tư này không đơn giản vì các đơn vị phải theo luật doanh nghiệp, việc ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc cấp ngân sách cho doanh nghiệp những năm gần đây đối với các hãng sản xuất đã bị cắt bỏ nhiều đặc biệt khi chuyển đổi mô hình. Thực trạng các đơn vị cũng không thể mua sắm thiết bị vì sản xuất kinh doanh không thể có lãi….Ví dụ về chính sách thuế cũng vậy, các Hãng khi đã là Công ty đang phải thực hiện rất nhiều loại thuế (Hãng: thuế đất 2,3 tỷ, thuế VAT 5% 1 tỷ, thuế thu nhập cá nhân….) việc miễn giảm các loại thuế đặc biệt là tiền thuê sử dụng đất cũng không hề đơn giản khi các đơn vị là công ty thực hiện theo Luật doanh nghiệp.

Theo tôi, khi dự thảo những vấn đề liên quan đến tài chính như hôm nay phải có Bộ Tài chính tham dự, nếu không sẽ khó khả thi.

Về Công tác phát hành, phổ biến phim. Dự thảo chiến lược không nêu: Giao cho các đơn vị thực hiện khép kín từ chức năng sản xuất đến chức năng phát hành, phổ biến phim. Tôi nghĩ cần phải giao nhiệm vụ này cho các đơn vị sản xuất, mới tạo được sự năng động cho các doanh nghiệp, thông qua công tác này, doanh nghiệp mới biết được cần phải sản xuất sản phẩm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thị trường và người xem. Nếu được trực tiếp phát hành phổ biến phim ngoài yếu tố tạo ra sự năng động của đơn vị còn tạo được nguồn thu cho quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh của ngành, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp từ đó giảm bớt những khó khăn tài chính các đơn vị đang gặp phải. Ví dụ: Tại Điều 18 - Luật ĐA 2006 các đơn vị sản xuất phim mới được giao chức năng sản xuất chưa được giao chức năng phát hành phim. Tôi nghĩ trong thời gian tới cần sửa đổi bổ sung chức năng phát hành phổ biến phim vào Luật điện ảnh cho các đơn vị sản xuất.

Trong dự thảo chiến lược phát triển chỉ nói đến định hướng “tỷ lệ chiếu phim Việt Nam chiếu tại rạp và quy định giờ vàng trong các ngày thứ 7, CN tại VTV và hệ thống truyền hình nhà nước ở địa phương” trong đó nhắc đến tỷ lệ buổi chiếu phim truyện Việt Nam tại rạp mà không hề nhắc đến tỷ lệ chiếu phim tài liệu và phim thiếu nhi. Nếu như không có quy định rõ ràng thì phim tài liệu và phim thiếu nhi sẽ không có cơ hội được chiếu ở bất cứ đâu, chúng ta lại làm phim để lưu trữ, các bộ phim không mang lại hiệu quả xã hội cần thiết của nó.

T_chc_LHP_ti_liu_Quc_t_l_mt_trong_nhng_hot_ng_thng_k_trong_nhng_nm_gn_y_ca_Hng_phim_TLKHT

Hội thảo Tiềm năng và thách thức của phim TL Việt Nam

Dự thảo chiến lược có nêu ở mục căn cứ pháp lý xây dựng chiến lược là dựa trên Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung số 31/2009/QH12. Tôi nghĩ bản thân Luật điện ảnh có những bất cập không phù hợp chưa thực sự đi vào cuộc sống. Cần phải có sự điều chỉnh một số điều trong luật điện ảnh có như vậy mới là căn cứ pháp lý để xây dựng chiến lược cho sát với tình hình thực tế.

Việc cấp phát kinh phí đối với nguồn ngân sách nhà nước. Cho đến lúc này chúng tôi đang trực tiếp nhận từ Bộ Tài chính chuyển xuống đơn vị, vì khi đã là doanh nghiệp, chúng tôi chịu sự quản lý về tài chính từ khâu cấp phát đến khâu quyết toán theo Luật doanh nghiệp. Việc nhận tiền từ cấp nào không quan trọng cái chính là nhanh, không phiền hà tránh để trên đầu doanh nghiệp quá nhiều cơ quan quản lý và nhà nước cần phân cấp vai trò quản lý nội dung sản phẩm và quản lý tài chính cho rõ ràng vì tại mục Thực trạng của dự thảo trang 14 có nêu về công tác Đầu tư – Tài chính, cho đến nay còn chưa rõ Bộ Tài chính quản lý hay Bộ VH - TT & DL quản lý.

Trong dự thảo chiến lược về công tác lưu trữ trang 21 mới chỉ quan tâm đến “hiện đại hóa các kho lưu trữ phim quốc gia, nâng cao năng lực và phương pháp bảo quản” mà chưa nói đến công tác bảo quản lưu trữ tại các kho phim của các đơn vị sản xuất và phải thường xuyên sử dụng tư liệu hàng ngày phục vụ cho mục đích sản xuất sản phẩm.

Vấn đề tiền lương: dự thảo có nêu tại trang 25: “Nhà nước áp dụng các mức lương, bậc lương ưu đãi đối với nghệ sỹ và những người hoạt động điện ảnh chuyên sâu và chuyên môn cao theo danh hiệu, học hàm, học vị…” Vấn đề tiền lương rất quan trọng, buổi họp hôm nay cần sự có mặt Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ VH - TT&DL, Bộ Nội vụ, Bộ LĐTBXH, Bộ TC để lắng nghe, chia sẻ và cùng chúng ta trình chính phủ để xem xét, nếu không dự thảo chiến lược nêu ra nhưng không khả thi, xa rời thực tế, vì chế độ tiền lương là luật.

Công tác đào tạo con người trong dự thảo chiến lược cũng cần phải đặc biệt quan tâm và có chiến lược cho nó bởi không chỉ Hãng phim Tài liệu và Khoa học TW mà tất cả các hãng sản xuất phim đều đang thiếu trầm trọng kể cả số lượng và năng lực người làm nghề.

P.V