Angelina Jolie và câu chuyện về những bóng ma trên những cánh đồng chết

(TGĐA) - Giữa tháng 2/2017, nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Angelina Jolie đã tới Campuchia để quảng bá và giới thiệu bộ phim  First They Killed My Father do cô làm đạo diễn. Bộ phim chuyển thể từ cuốn tự truyện của một phụ nữ Campuchia, hiện đang sống tại Mỹ, về thời kỳ Khmer đỏ chiếm đóng. Một nhà báo Anh đã tới thăm phim trường First They Killed My Father tại Campuchia và thuật lại những gì anh chứng kiến, tìm hiểu trong sự mến mộ, cảm phục nữ diễn viên tài danh, giàu lòng trắc ẩn Angelina Jolie. Thế giới điện ảnh trân trọng giới thiệu bài viết của anh.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina bị tố giả mạo giấy tờ nhận nuôi Maddox
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina Jolie được sinh viên đại học đánh giá cao
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Biểu tượng gợi cảm như Angelina Jolie giờ đây cũng đã có nhiều vết chân chim trên mắt
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Sau nhiều biến cố, Angelina Jolie tái xuất đầy quyến rũ và đẹp mặn mà
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina Jolie dạy các con ăn cả... nhện và bọ cạp ở Campuchia

Bộ phim nói tiếng Khmer của ngôi sao Hollywood với đội ngũ diễn viên và ekip làm phim người Campuchia liệu có thể giúp một quốc gia đối phó với những nỗi kinh hoàng của quá khứ?

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Jolie đang hướng dẫn Sareum Srey Moch

Một buổi chiều nắng rát vào tháng Một năm ngoái trên trường quay phim ở vùng nông thôn Campuchia, một người đàn ông địa phương, miệng ngậm một điếu thuốc lớn, tiến tới chỗ Angelina Jolie. Jolie nhìn vào cái thùng và nhặt lên một trong sinh vật đang ngọ nguậy. Cô chăm chú nhìn nó trong khi nó cố bò đến đến một trong những đường gân nổi ở phía sau của bàn tay cô và bám chặt vào đó. Khi nó bắt đầu hút máu, cô mang nó đến chỗ diễn viên chính trong phim, Sareum Srey Moch 9 tuổi, đang ngồi trên ghế bạt dưới bóng mát của một cái cây. “Cái này nhìn mới thật làm sao,” Jolie nói. Sareum chun mũi và nhìn chằm chằm vào con đỉa. "Nó đang hút máu của cô đúng không?" Cô bé hỏi. Cậu con trai 13 tuổi của Jolie, Pax, đang phải dùng nạng do bị gãy chân trong một vụ tai nạn máy bay phản lực khi đi trượt tuyết, lướt qua chiếc máy ảnh của cậu để xem kỹ hơn.

“Ừ, nó cũng sẽ hút máu cháu,"Jolie trả lời sau một chút do dự. Cô cũng đã dự trù khả năng rằng dùng những con đỉa sống có thể là hơi khó khăn cho các diễn viên trẻ. Và cô đã đề nghị quay trở lại kế hoạch B. Một hộp chứa đầy các con đỉa giả màu đen được gắn lên bìa cứng như mẫu vật trong phòng thí nghiệm sinh học được đưa ra. Tổ thiết kế đã tạo hình những con giun nhựa có hình dạng khác nhau trên chân của Sareum và một nam diễn viên nhí nữa. Jolie xác nhận rằng nó trông như thật. Diễn viên và đạo diễn nhất trí với nhau và cô gái nhỏ quay trở lại cánh đồng lúa để quay cảnh tiếp theo.

Sareum vào vai Loung Ung, chỉ mới 5 tuổi khi quân Khmer đỏ tràn vào thủ đô Phnom Penh năm 1975. Trong bốn năm tiếp theo, họ lùa dân chúng tới vùng ngoại ô, tiến hành cuộc tàn sát tất cả những ai được coi là kẻ thù giai cấp. Hơn hai triệu người đã thiệt mạng trong tổng số bảy triệu người dân. Cha mẹ của Ung và hai chị của cô bị hành quyết.

Lúc 9 tuổi, Ung trốn sang Thái Lan cùng với người anh trai của mình, và sau đó họ đã đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn, với sự trợ giúp của một hội đoàn Nhà thờ. Ở tuổi 30, cô đã viết cuốn tự truyện của mình, First They Killed My Father.

Trên trường quay, Loung Ung, năm nay 46 tuổi, đang xem lại hình ảnh trên máy quay cùng với Jolie trong một cái lều nhỏ màu đen, bên cạnh cái hang nhỏ, nơi đàn gia súc đang được quây lại để quay các cảnh trang trại. Hai người phụ nữ đã là bạn của nhau trong 16 năm và Ung cũng chính là người viết kịch bản, hiện đang là cố vấn cho phim.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Diễn viên 9 tuổi Sareum Srey Moch và Angelina Jolie trong buổi họp báo

Jolie bắt đầu tham gia vào các hoạt động nhân đạo sau khi làm bộ phim hành động giả tưởng Lara Croft: Tomb Raider vào năm 2000. Trong bộ phim được phát hành vào năm 2001, Campuchia không chỉ là bối cảnh lạ mắt trong một bộ phim hành động mà còn là những hầm chông và mìn sát thương đã được gieo rắc trên khắp cả nước trong những năm 1970 và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đất nước này có một thế hệ trẻ mồ côi, hiện ở độ tuổi hai mươi, và là một quốc gia vẫn còn bị nghiền nát bởi sự nghèo đói, chủ nghĩa độc tài và chấn thương tâm lý dai dẳng. Ngay sau khi bộ phim Tomb Raider kết thúc, Jolie trở thành tình nguyện viên cho Cao ủy LHQ về người tị nạn và thăm các dự án rà phá bom mìn. Cô cũng đã tặng cho UNHCR một khoản tiền lớn và trở thành đại sứ thiện chí của tổ chức này.

Jolie lên kế hoạch trở lại Campuchia với UNHCR vào cuối năm 2001 khi cuốn tự truyện của Ung hoàn thành. Ung lúc đó đang làm việc cho một tổ chức cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, hỗ trợ nạn nhân bom mìn trong khu vực. Văn phòng của cô đã gửi cuốn sách tới Jolie với hy vọng bằng sức ảnh hưởng của mình, nữ diễn viên thể xuất bản giúp. Ngay khi đọc xong cuốn sách, Jolie gọi cho Ung. Hóa ra khi đó, cả hai đều đang có mặt ở Campuchia. Jolie đã mời Ung đi cùng cô trong chuyến du lịch bằng xe máy tới vùng nông thôn heo hút thuộc tỉnh Battambang ở phía tây bắc của đất nước.

“Chúng tôi đi đến những vùng sâu vùng xa, không có đường xá, khách sạn hay nhà hàng", Ung nói, "Chúng tôi dừng lại ở lề đường, ăn trong nhà của người dân. Và tôi đã rất ấn tượng khi thấy Angie không đi du lịch với một đoàn tùy tùng. Cô ấy ăn bất cứ thứ gì mà mọi người ăn, cô ấy mắc võng của mình ở bất cứ đâu và chấp nhận dầm mình trong bụi, bùn của cơn mưa nặng hạt.” Ung đã dạy cho Jolie những kỹ năng sống được học trong trại Khmer Đỏ: làm thế nào để phát hiện đỉa và bắt ếch. "Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn bè," “Chúng tôi bị kẹt vào một cơn mưa lớn và ngồi trên võng suốt đêm trong một ngôi chùa. Lúc đầu thì thấy thú vị nhưng sau đó thì chỉ thấy lạnh và lạnh thấu xương”.

Một ngày, Jolie dành thời gian chơi đùa và nói chuyện với trẻ em trong một trường học ở Battambang. Ở thời điểm đó, cô vẫn chưa có con và quyết định nhận nuôi một đứa trẻ từ đất nước này. "Tôi đã hỏi Loung Ung, một người Campuchia, cũng là trẻ mồ côi xem cô ấy nghĩ gì về điều đó. Và cô ấy rất ủng hộ tôi. Tiếp đến, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện về những gì sẽ là quan trọng, để đảm bảo rằng cậu bé luôn biết về nguồn gốc của mình." Jolie nói. Một năm sau đó, vào tháng 3 năm 2002, Jolie đã nhận nuôi Maddox Chivan, 7 tháng tuổi, từ một trại trẻ mồ côi ở Battambang.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Bìa cuốn tự truyện của Loung Ung

Jolie và Ung bắt đầu chuyển thể cuốn sách, nhưng sau đó mọi việc đành gác lại vì Jolie bận rộn với các bộ phim khác và bởi vì họ không nghĩ bầu không khí chính trị ở Campuchia lại phù hợp để làm ra một bộ phim về lịch sử giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, vào năm ngoái, Maddox, lúc đó 14 tuổi, đã thuyết phục họ làm phim. "Cậu bé là người đề cập tới dự án và nói đã sẵn sàng, rất muốn làm việc đó. Cậu bé đọc kịch bản, giúp ghi chép, và tham gia trong các cuộc họp sản xuất, "Jolie nói.

Năm 2011, Jolie đã làm một bộ phim về cuộc xung đột ở Bosnia có tựa đề In the Land of Blood and Honey, trong đó dàn diễn viên hoàn toàn là những người từ các nước thuộc Nam Tư cũ. Bộ phim chuyển thể từ cuốn sách First They Killed My Father cũng chỉ sử dụng các diễn viên Campuchia, và ngôn ngữ của phim là tiếng Khmer, có nhiều từ vay mượn từ tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ được dùng ở các nước thuộc địa Đông Dương, trong đó Campuchia, cho đến những năm 1950.

“Khi tôi nói muốn làm bộ phim này và tôi muốn làm phim ở Campuchia, mọi người đều bảo: Cô không thể làm phim ở Campuchia. Cô phải làm ở Thái Lan, như The Killing Fields ấy, "Jolie nói. Bộ phim năm 1984 của đạo diễn Roland Joffé là nỗ lực lớn nhất của Hollywood khi đề cập đến nạn diệt chủng người Campuchia. Phim kể câu chuyện về một phóng viên ảnh người Campuchia bị mắc kẹt sau khi sơ tán các đồng nghiệp phương Tây ra khỏi thủ đô. The Killing Fields đem đến cho khán giả quan điểm của phương Tây. Bộ phim của Jolie không có những nhượng bộ như vậy. Không nhân vật da trắng để giải thích các sự kiện bằng tiếng Anh và cô xác định rõ ràng khán giả chính của phim là công chúng Campuchia. Các diễn viên và ekip làm phim cũng là người Campuchia.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Angelina Jolie trong buổi họp báo ra mắt phim

Bộ phim được ra mắt tại Campuchia vào giữa tháng 2/2017, 7 tháng trước khi phát hành tại Mỹ.

Tác phẩm đậm tính nhân văn của Jolie đánh dấu bước tiến thứ ba trong sự nghiệp đạo diễn của cô. Mặc dù không phải là diễn viên đầu tiên đi theo con đường này, nhưng cô đã ném mình vào nhân vật. "Hiện tại, tôi đang đóng ít phim hơn", cô nói "Không có gì khác lắm, nhưng lý tưởng là làm các dự án như thế này, bởi cùng lúc bạn có thể kéo tất cả những điều quan trọng tới với mình”.

Trong khi quay những cảnh diễn ra trong trại Khmer đỏ dành cho lao động trẻ em, Jolie - chân trần, mặc áo phông và đội một cái mũ cói rộng vành lớn – liên tục sải bước vào trường quay bụi bặm sau mỗi cú bấm máy. Đó là thời gian giữa buổi sáng và trời thì nóng như thiêu đốt. Nhưng bầu không khí thực sự lúc đó với cô chính là của một gia đình đông đảo, bận rộn, quy mô, đặc biệt là trong bữa ăn của tập thể diễn ra dưới tấm vải bạt. Khi đó, Jolie được thư giãn và hạnh phúc, cười đùa thoải mái… Cô rõ ràng được là chính mình, dù đang làm việc nhưng bao quanh bởi bạn bè thân thiết và gia đình, và được bảo vệ - bằng cách tránh xa ánh đèn và những vệ sĩ - từ sự tò mò của thế giới về cuộc sống riêng tư của cô. Sau này, có lần Jolie nói rằng một trong những điều cô thích nhất ở Campuchia là lang thang ở các khu chợ và những người nhận ra cô vốn chỉ biết cô qua các hoạt động từ thiện. "Có thể họ đã xem Tomb Raider nhưng họ không thực sự xem nhiều phim", cô nói. "Thực sự, tôi chỉ là một phụ nữ đẹp khác lạ, thích Campuchia. Nếu tôi đi chợ, họ nhận ra tôi nhưng họ không làm phiền tôi. Họ nói hi”.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Angelina Jolie và các con tại Campuchia nhân dịp bộ phim trình chiếu

Trường quay là một cụm nhà kho bằng gỗ, được xây dựng xung quanh khoảng đất rộng san bằng, treo cờ đỏ. Đám trẻ em Khmer trong bộ đồ ngủ màu đen và quấn tấm băng màu đỏ ào ra và đi ngang qua máy quay. Những người khác đang gặt lúa trong máy quay ghi hình tự động lơ lửng ở phía trên…

Hầu như cả phim, nhân vật Ung còn trẻ nên được đóng bởi diễn viên Sareum (Jolie gọi cô bé là Mini-Me). Sareum phân phát nước đóng chai cho mọi người trong đoàn và dành hàng giờ chơi xếp hình Lego. Lego phần lớn không được biết đến ở Campuchia vì nơi này có những hạn chế nghiêm ngặt đối với hàng nhập khẩu, nhưng Jolie đã mang một số lượng lớn những bộ chơi ghép hình bằng nhựa tới đây để giúp bọn trẻ tham gia đóng phim có thể thư giãn sau mỗi cảnh quay.

Đối với Ung, bộ xếp hình Lego tượng trưng cho sự thất bại tận cùng của Khmer Đỏ. "Lego có màu sắc rực rỡ, thú vị và đó là sự lười biếng. Trong trại, bạn sẽ bị đánh hay sẽ bị đe doạ tính mạng vì sự lười biếng, "Ung nói. Chị gái cô, Chuo, đã chứng kiến một cậu bé bị lính canh trại giam đánh chết khi hắn cho rằng cậu lười biếng.

Hòa nhập với các bé gái trong dàn diễn viên, tất cả đều để tóc dài và mặc chiếc áo ngắn cũn do Khmer Đỏ quy định, Ung giờ để tóc ngắn và mặc trang phục màu đen. Trong những giờ giải lao, cô và Sareum đi dạo quanh phim trường. Họ là hai phiên bản của cùng một người, cách nhau 40 năm

“Khi tôi gặp Mini-Me, cả hai chúng tôi đều cố gắng hòa hợp với nhau. Chúng tôi đi dạo vòng vòng", cô nói. “Nhưng cô bé luôn khiến tôi ngạc nhiên về sự giống nhau đến kỳ lạ giữa hai chúng tôi." Mini-Me làm gì và tôi đều nhìn Angie và nói: Tôi cũng từng làm thế!

Bằng việc viết cuốn tự truyện, Ung đã tìm cách lấy lại cảm giác muốn được trải nghiệm những biến động, hỗn loạn và kinh hoàng của cuộc đời trong một trại lao động trẻ em. Ung lúc nhỏ chỉ có một sự hiểu biết manh mún về những sự kiện đang diễn ra xung quanh cô. Bộ phim tìm cách làm điều tương tự - để chỉ ra cuộc xung đột khi nó được nhìn qua con mắt của một cô bé. Để cho phép khán giả nhìn thế giới đó thông qua đôi mắt của Ung khi nhỏ, phần lớn các cảnh quay đều thể hiện quan điểm của cô với chiếc Steadicam cắm cố định 4 chân.

Việc theo đuổi quan điểm của một đứa trẻ hẳn nhiên là thách thức về kỹ thuật của bộ phim. Jolie cho biết: "Khi quay phim với diễn viên người lớn, bạn sẽ quay qua vai và mỗi khung hình mỗi cảnh đều thú vị." Với POV, nó sẽ là bất cứ thứ gì khi Ung đang tập trung vào lúc đó. Nó không cho phép tất cả mọi người, đặc biệt là quay phim, có thời gian để điều chỉnh và không chủ đích ngắm khung hình như họ vẫn thường làm." Vào phút chót, Anthony Dod Mantle được mời đảm nhiệm công việc quay phim chỉ vài ngày trước khi bộ phim bắt đầu thực hiện vào tháng 11/2015. Anh được biết đến như một trong những nhà quay phim tân tiến trong ngành và đã giành giải Oscar với bộ phim Slumdog Millionaire của đạo diễn Danny Boyle năm 2008.

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Angelina Jolie và Loung Ung - tác giả cuốn tự truyện

Chứng kiến những trải nghiệm thời thơ ấu về nạn diệt chủng diễn ra trên trường quay đã khiến Ung bị ảnh hưởng về tâm lý. Sau khi đến Mỹ vào năm 9 tuổi, Ung bị ám ảnh bởi một giấc mơ tái diễn hằng đêm với những người lính đuổi theo để giết cô. Cô thường tỉnh dậy khi những người đó đã tóm được cô. Cô cũng đã trải qua một đêm vật vã ba năm sau, trong một giấc mơ, cô bật dậy chống trả những kẻ tấn công. “Trong giấc mơ, tôi nhớ rất rõ ràng, tôi đã ở Mỹ và anh ta đuổi theo tôi và tôi chạy. Chạy và chạy. Tôi vào trong một ngôi nhà, không có vũ khí ở đó, nhưng những gì tôi tìm thấy là một con dao. Và tôi đã tóm lấy nó cố gắng cứa vào đầu anh ta. Đó là một con dao cắt bơ, “Ung nói. "Hồi đó, tôi khoảng 12 hoặc 13 tuổi.”

Ung thấp và gầy. Cô thường xuyên cười và luôn thể hiện sự vui vẻ, hài hước ở mọi nơi trên trường quay, trái ngược với bóng đen u ám trong câu chuyện cuộc đời cô. Ung mô tả hạnh phúc như là một hành động của ý chí. Là một phụ nữ trẻ, cô khẳng định rằng cả cha mẹ lẫn hai chị gái đã mất đều không muốn thấy cô sống trong đau khổ. "Vì vậy, tôi đã cố ý làm cho bản thân mình không bị đau buồn, và điều tuyệt vời về thói quen là nếu bạn làm việc gì đủ lâu, nó sẽ trở thành quy luật”.

Ngay cả lựa chọn nghề nghiệp của Ung cũng liên quan đến việc theo đuổi niềm vui. Cô và chồng, Mark Priemer, mở một cửa hàng nhỏ vì họ không thể tìm ra loại bia ngon ở Mỹ. "Tôi nghĩ nếu có chết vào ngày mai thì tôi cũng không muốn chết với nước uống đun sôi", Ung nói. Đôi vợ chồng hiện nay điều hành hai xưởng sản xuất bia và ba nhà hàng ở Cleveland, Ohio.

“Đó là một trong những điều bạn gái của bạn nói với bạn, và bạn nghĩ rằng: Oh, cô ấy đang làm gì nhỉ? "Jolie nhớ lại. "Và sau đó, tôi thậm chí không hỏi về công việc của cô ấy trong một vài năm vì có nhiều thứ phải quan tâm hơn. Chúng tôi đã nói về những thứ khác như sách chẳng hạn, rồi tôi quay lại và thấy cô ấy với những nhân viên… vui muốn chết. Cô ấy thực sự thành công. Đó là loại bia yêu thích của Brad vì thế lúc nào tôi cũng luôn tích trữ sẵn trong nhà”. (Trong suốt quá trình quay phim, Brad Pitt nhiều lần đến và ở lại Siem Reap, một thành phố du lịch gần phế tích Angkor Wat, giúp chăm sóc cặp song sinh trong những tháng cuối cùng của cuộc hôn nhân của họ.)

Nhưng bây giờ Ung đã trở lại Campuchia trong một thời gian dài. Cô cắt tóc ngắn và mặc đồ đen sau nhiều năm luôn mặc những màu sáng nhất mà cô có thể tìm thấy. Những giấc mơ tồi tệ của cô đã trở lại. Trong quá trình làm phim, Ung đã suy sụp nhiều lần trên trường quay. "Mọi người luôn hỏi tôi về chiến tranh như là một nhân chứng còn sống sót", cô nói. "Họ luôn hỏi về vụ đánh bom, cái chết, những người lính. Và tôi luôn luôn muốn nói rằng vâng, đó là những khoảnh khắc khó khăn khủng khiếp, nhưng hình ảnh tay tôi tách ra khỏi cái ôm của chị và chứng kiến cha mẹ bị kéo ra khỏi nhau, bị lôi đi là sự tàn bạo. Tôi hy vọng mọi người không chỉ nhìn thấy nỗi kinh hoàng của chiến tranh mà còn nhận ra rằng tình yêu là thứ cần thiết để tồn tại. "

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Cảnh cháy nổ trong phim

Lực lượng Khmer Đỏ phát triển ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng Cộng sản Campuchia đã bị một nhóm các nhà tư tưởng độc tài học tập ở Paris dẫn dắt, đứng đầu một kỹ sư phát thanh tên là Saloth Sar - người sau này đã đưa Pol Pot lên cầm quyền vào năm 1960.

Dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, cuộc nổi dậy do Trung tướng Lon Nol lãnh đạo đã lật đổ hoàng thân Sihanouk vào năm 1970 và chống lại cộng sản. Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch ném bom bí mật, tàn phá dọc theo Biên giới phía đông của đất nước nhằm vào các căn cứ của Việt Cộng.

Trong trình tự mở đầu, bộ phim của Jolie sử dụng các tin tức từ thời điểm cho thấy rằng chiến dịch ném bom của Hoa Kỳ đã tăng cường hỗ trợ cho Khmer Đỏ và góp phần vào sự sụp đổ của lực lượng Lon Nol vào năm 1975. Cha của Loung Ung là một sĩ quan gia nhập hàng ngũ của Lon Nol và nằm trong danh sách hàng đầu các đối tượng cần phải thanh trừng của Khmer Đỏ. Những người được đánh dấu bị giết bao gồm bất cứ ai được học hành vì như thế là đã bị tha hóa theo lối sống phương Tây. Bằng cách tiến hành cuộc thảm sát, Khmer Đỏ dự định khởi động lại nền văn minh và quay trở lại với cột mốc “Year Zero".

Năm ngoái, trong khi Jolie đang quay phim, tôi đã tới thăm ngôi mộ của Pol Pot - người chỉ huy trên những cánh đồng chết. Đó là khu vực hoàn toàn hoang vắng nằm ở Anlong Veng, trên biên giới phía tây Campuchia với Thái Lan, nơi diễn ra cuộc kháng chiến kéo dài giữa Khmer Đỏ và quân đội Việt Nam. Pol Pot qua đời vào tháng Tư năm 1998, 73 tuổi, trong lúc chờ xe được cho là sẽ đưa ông ta ra khỏi đất nước để xuất hiện trước một phiên tòa quốc tế. Theo thông báo chính thức, nguyên nhân tử vong là suy tim, nhưng cũng có tin nói là tự tử hoặc bị thủ tiêu. Một đài tưởng niệm tạm thời dựng ngay nơi ông ta được hỏa táng, chỉ là miếng kim loại ghim vào giữa hai chiếc cột. Một bảng hiệu màu xanh nhạt kêu gọi khách tham quan "bảo vệ di tích lịch sử này", và nó đã không bị phá hoại cũng như không được duy trì. Cỏ khô bao trùm xung quanh. Dấu hiệu duy nhất cho thấy có sự hiện diện của con người gần đây là một bó hoa sen nhỏ, một đôi nến đỏ và một hộp thiếc nhỏ màu đỏ. Theo một người canh gác thuật lại thì khách thường xuyên tới đây là một doanh nhân người Thái nghiện cờ bạc. Anh ta là người mà 10 năm trước đây, được Pol Pot báo mộng con số may mắn và đã thắng lớn. Người lính canh nói rằng con bạc đến mỗi tháng một lần, tranh thủ lúc giải lao ở một sòng bạc mới được xây dựng trên biên giới gần đó, và đem theo hoa, trái cây. Nhiều con bạc người Thái Lan cũng đã theo gương anh ta, hy vọng có thể có được vận may của anh ta. Và gần đây, số lượng du khách đã tăng lên khoảng 50 người một tháng. Với lượng người đến ngày một tăng, một buồng bê tông mới được lên dành cho người canh gác khu vực mộ.

Anlong Veng là thành trì của Khmer Đỏ trong hơn một thập kỷ. Hầu hết các cư dân đều là cựu quan chức chế độ hoặc con cháu của họ, nhưng di tích của Kampuchea (sau này được Khmer Đỏ đổi tên thành Campuchia) dường như không được sự chú ý của địa phương. Cách xa một vài dặm từ ngôi mộ bị lãng quên là nhà của Ta Mok, một “Đồ tể” – cựu tư lệnh quân Khmer đỏ và sau này là đối thủ của Pol Pot, quản ngục và có thể kẻ đã giết Pol Pot. Ngôi nhà có tường bê tông xi măng nhìn ra một cái hồ nhân tạo mà Ta Mok đã xây dựng, và ông ta đã trang trí các bức tường bằng những bức tranh lấy từ các ngôi đền ở Angkor Wat. Những bức tranh tường bây giờ được che phủ bằng graffiti do những người vẽ lấy cảm hứng từ những điều lãng mạn. Chính quyền địa phương quảng cáo một cách nửa vời về nơi dành cho người đi thăm quan. Kearn Sarin, người đàn ông mặc chiếc áo khoác quân đội, mũ màu xanh oliu có vành quấn khăn Khmer làm việc như một hướng dẫn viên. Kearn là vệ sĩ cho Ta Mok cho đến khi ông ta bị bắt vào năm 1999. Ta Mok qua đời vào năm 2006 trong lúc đang chờ xét xử về tội diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại. Gia nhập hàng ngũ Khmer đỏ khi còn là một thiếu niên, Kearn bây giờ vẫn là một hậu duệ kiên định của Khmer Đỏ. Anh ta cũng đã nghe nói về cuốn sách của Ung và bộ phim, nhưng kịch liệt bác bỏ nó, coi đó giống như một "tuyên bố của một người". "Nó không kể ra những hành động tốt của Khmer Đỏ," anh ta nói. "Ở Kampuchea, không có người giàu hay người nghèo. Mọi người đều tương đương nhau ở mức độ đơn giản. Bây giờ, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo lại lớn.”

Có nhiều ngôi đền thờ nhỏ khác nhau và nơi tưởng niệm nạn diệt chủng ở Campuchia, nhưng ở Siem Reap chỉ có một bảo tàng chiến tranh, nơi những cỗ máy, xe tăng và máy bay trực thăng của Liên Xô cũ dưới gốc cây xoài. Ở hai bên, có những khẩu pháo cũ xếp chồng lên nhau trên các giá đỡ bằng gỗ và có một tấm bảng sơ sài tóm lược về cơn ác mộng kéo dài của đất nước này. Đằng sau tấm kính, bản tóm tắt về lịch sự tồn tại của chế độ Khmer Đỏ không đề cập đến những cánh đồng chết và hai triệu người chết, chỉ coi đó là "một nỗ lực cơ bản trong việc tổ chức lại xã hội". Những hình ảnh khác được trưng bày là những bức ảnh tuyên truyền của Khmer Đỏ, hầu hết đều có chú thích: "Quân Khmer Đỏ đi từ nơi này đến nơi khác”.

Rất ít người Campuchia đến bảo tàng. "Người ta không nói về chiến tranh. Họ không muốn," ông Moun Sinath, một hướng dẫn viên tại bảo tàng cho biết. "Thật khó nói vì có một số người Khmer Đỏ vẫn đang điều hành chính phủ."

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Jolie, Maddox và Ung trên trường quay

Một người nước ngoài đến Campuchia làm bộ phim về một giai đoạn cực kỳ dữ dội trong lịch sử của đất nước này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn cần đến sự tinh tế. Mọi bước đi trên đường, từ việc cho phép quay phim, tới sắp xếp chiếu phim… đều đòi hỏi phải thương lượng với sự kiên nhẫn. Không chỉ bởi nhiều cựu thành viên của Khmer Đỏ đang ở những vị trí có ảnh hưởng, mà Jolie còn phải đối mặt với sự hoài nghi sâu sắc về người nước ngoài nói chung. Như Youk Chhang, giám đốc Trung tâm Tài liệu của Campuchia (một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về lịch sử của Campuchia dưới thời Khmer Đỏ), chỉ ra rằng, cùng với sự chiếm đóng của Pháp, sự có mặt của người Việt Nam sau này, và các cuộc tấn công bằng bom của Hoa Kỳ..., rất nhiều thứ khiến người Campuchia phải thận trọng.

Chhang là người ủng hộ bộ phim của Jolie, nhưng anh nói có một số, bao gồm cả các nhà làm phim trẻ của đất nước, những người cảm thấy họ ở vị trí đó thì sẽ tốt hơn để kể câu chuyện có thật về cuộc sống của cha mẹ họ. "Phải hiểu rằng sự không tin tưởng người nước ngoài của người Campuchia có nguồn gốc sâu xa," ông nói.

Tuy nhiên, Jolie là một công dân Campuchia - cô đã trở thành công dân danh dự vào năm 2005 - và có một người con trai nuôi người Campuchia. Hơn nữa, cô đảm nhận dự án này với tư cách là một thành viên trong nhóm với Ung, đồng sản xuất Rithy Panh, một nhà làm phim nổi tiếng thế giới, và dàn diễn viên đều là người Campuchia. “Bởi vì tôi hợp tác với Loung và Rithy nên không thể xem tôi là người dẫn dắt tất cả. Như vậy sẽ không bao giờ thành phim được. Và mỗi ngày trên trường quay, tôi luôn luôn nói như thế với những người dân Campuchia, với những người ở đó," Jolie nói. "Đó không phải là câu chuyện của tôi.”

Những mối quan hệ hợp tác này và khả năng ngoại giao của Jolie, cũng giúp làm dịu bớt sự cứng rắn của chính quyền Phnom Penh.

Sự mâu thuẫn khó hiểu của Campuchia về nạn diệt chủng của đất nước họ ở chính bên trong lòng đất nước. Hun Sen, thủ tướng Campuchia từ năm 1985, là một chỉ huy cấp tiểu đoàn thời Khmer Đỏ nhưng đã trốn chạy cùng đơn vị của ông ta tới Việt Nam để tránh khỏi bị thanh trừng vào năm 1977. Sau đó ông ta là chỉ huy quân nổi dậy của Campuchia, tiếp đến tham gia vào chính phủ mới được thành lập dưới sự hỗ trợ của Việt Nam.

Một toà án Liên Hợp Quốc-Campuchia đã được thành lập vào năm 2006 để xét xử các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ, nhưng chính quyền của Hun Sen đã hạn chế phạm vi của nó. Chỉ có năm cựu lãnh đạo bị kết án - ba bị kết án và hai người đã chết trong các phiên xử của họ. Cuộc tranh luận rộng rãi về nạn diệt chủng đã được chính phủ trì hoãn mãi đến gần đây. Những sự kiện cơ bản của những gì xảy ra dưới thời Khmer Đỏ chỉ bắt đầu được giảng dạy tại các trường học Campuchia cách đây bốn năm. Bộ phim của Jolie đang được thực hiện tại thời điểm chuyển đổi.

Jolie nói, “Một thập niên trước đây, để nói về một số chuyện như thế này là điều rất khác lạ so với hiện nay. Tôi không biết nguyên do vì sao. Đó có thể là do sự thay đổi của một thế hệ. Nhưng tôi tự hỏi liệu có những hạn chế đối với việc làm phim hay không. Tôi tự hỏi liệu họ nói: không thể làm điều này ở đây vì đất nước quá nhạy cảm và chúng tôi không muốn nhìn thấy điều này trên đường phố. Hoặc có thể ai đó sẽ nói, Ôi nó không tồi tệ đến mức đấy đâu - nó bị thổi phồng lên thôi; Hoặc một số lời khuyên nên giảm bớt tình tiết ... Nhưng hoàn toàn ngược lại, chúng tôi đã khuyến khích nói sự thật một cách thật nhất có thể.”

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet
Loung Ung (trái), năm nay 46 tuổi là biên kịch của First They Killed My Father

Buổi chiếu ra mắt đầu tiên của phim First They Killed My Father được tổ chức tại Siem Reap vào ngày 18 tháng 2, bảy tháng trước khi phát hành toàn cầu thông qua Netflix. "Tôi đã trực tiếp tham gia Netflix", Jolie nói, "bởi vì tôi muốn làm một bộ phim mà không cần phải thỏa hiệp và đặt một nữ diễn viên Trung Quốc nổi tiếng vào vai chính, hoặc biến nó thành một ngôn ngữ khác để thu hút mọi người vào rạp trong dịp cuối tuần công chiếu lần đầu tiên”.

Sau khi ghi hình tất cả các cảnh ở trại lao động, ekip làm phim phải thiêu cháy các chòi gỗ để thực hiện trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của câu chuyện của Ung. Đó là cuộc tấn công vào trại lính, diễn ra trong cuộc tấn công của quân đội Việt Nam năm 1979. Các chuyên viên về cháy nổ đã dành một buổi chiều để chuẩn bị đầu đốt và đổ lên mái rơm của các túp lều.

Chỉ có một khoảng thời gian ngắn để quay một cảnh quay dài tiếp theo khi Ung xuất hiện trong ngọn lửa, và Jolie đang ở trong lều để chuẩn bị. Đêm trước, cô bị ốm và trông rất yếu ớt nhưng khăng khăng nói rằng mình đã "ổn". Toàn bộ quá trình quay phim chỉ có một vài ngày là “có bảo hiểm" nhằm giảm bớt chi phí do phim bị kéo dài thời gian. Vì vậy không ai, nhất là đạo diễn, được phép ốm lâu. Các thành viên khác trong ekip dường như đã quá sức, có người bị ảo giác trong khi họ cố gắng làm việc bất kể bệnh tật.

Jolie cố gắng xác định nên dùng một khẩu pháo hay tên lửa, và làm thế nào mà chỉ cần một lần phát nổ là nó có thể cháy luôn. Một rắc rối nảy sinh là người dân địa phương gần đó không muốn có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra với túp lều gỗ của họ. Một chiếc xe cứu hỏa được điều động đỗ ở gần đó trong trường hợp các tia lửa phát nổ bắn ra khu vực xung quanh.

Khi màn đêm buông xuống, những chiếc lều bằng gỗ đã được sắp xếp xong, và Sareum, trong vai Ung trẻ, được bố trí chạy ngang qua đoàn diễu hành vây quanh bởi ngọn lửa, vừa chạy vừa gọi chị gái. Trong một khu vực gần đó, đám trẻ em đang chạy ra khỏi ngọn lửa, theo sau tiếng ồn ào của một con lợn. Các diễn viên đóng vai lính Khmer Đỏ mang súng AK-47 chạy theo qua vùng đất trống. Một hàng xác chết giả đã được xếp dưới gốc cây, sẵn sàng để phân tán xung quanh chiến trường. Ở bên ngoài cánh đồng, hầu hết ekip đều đứng lên để xem cảnh trường quay chìm trong ngọn lửa. Brad Pitt đội chiếc mũ phớt và mặc áo T-shirt, cũng có mặt cùng với bốn đứa con của hai người.

Thật khó để đoán trước được phản ứng cảm xúc của người Campuchia đối với bộ phim này, nhưng đối với ekip làm phim và diễn viên – những người đủ tuổi để nhớ Khmer Đỏ, bộ phim có sức công phá mạnh mẽ. “Ở đây, tất cả mọi người đã được trải qua cảm giác đó. Mọi người đang đứng cách đó 10 feet so với hiện thực mà những người khác đều đã trải qua. Họ đã giúp đỡ nhau như mọi khi," Jolie nói với tôi. Trước khi bắt đầu quay phim, cô cũng bố trí một y tá người Campuchia có kinh nghiệm làm việc với những trường hợp bị áp lực chấn thương sau chấn thương tại hiện trường.

Nhà sản xuất Rithy Panh cho biết: "Mọi người đã bị đối xử tồi tệ và bị đánh lừa, họ không muốn nhắc lại những gì đã xảy ra, nói về chuyện lúc nào họ phải ăn rễ cây và côn trùng để tồn tại. Và họ có thể nói gì? Tôi ở một mình, tôi sống sót nhưng tôi không thể cứu cha mẹ tôi được? Tôi tìm thấy sự im lặng kéo dài này.” Panh 11 tuổi vào năm 1975. Anh mất cha mẹ cùng anh chị em và kết thúc những ngày tháng kinh hoàng trong một trại tị nạn ở Thái Lan vào năm 1979. Trong một gia đình nghèo khó ở Phnom Penh khi thành phố sụp đổ, chỉ có anh và một chị gái còn sống sót. Năm nay 52 tuổi, Panh là một người đàn ông nhẹ nhàng với chiếc đầu tròn và nhúm tóc lưa thưa được che phủ bởi chiếc mũ rộng vành. Anh ngồi ở bàn làm việc trong một lớp học của Khmer Đỏ chỉ lợp mái rơm và không có tường bao quanh. Phim tài liệu của Panh về nhà tù Tuol Sleng, trại tập trung của Khmer Đỏ, được gọi là S-21, nơi giam giữ những người sống sót sau cuộc tấn công và bị kết tội phản bội là tác phẩm đầu tiên phá vỡ sự im lặng của người Campuchia, được hoàn thành vào năm 2003. Những bộ phim của Panh tuy giành được giải thưởng ở nước ngoài nhưng hầu như không được chiếu ở Campuchia. “Bộ phim mà Angelina đang làm là rất quan trọng bởi vì nó cho phép thế hệ trẻ hiện nay biết được những gì xảy ra với ông bà của họ. Nó không phải là giải pháp duy nhất, chỉ là hình ảnh, nhưng nó làm cho họ có thể đối mặt với lịch sử của mình và hiểu lịch sử”. Cuối cùng, Panh nói thêm, bộ phim thể hiện sự kiên cường của đất nước ông. "Họ không thể tiêu diệt chúng tôi. Việc sáng tạo này cho thấy chúng tôi có thể diễn tả lịch sử của chúng tôi. Có những người nói rằng sau tất cả những gì đã xảy ra ở đây, thơ không còn nữa. Nhưng tôi nói chúng ta cần nhiều thơ hơn. Chúng ta cần thơ, sáng tạo, trí tưởng tượng, để mọi người vượt qua được tất cả những điều này, quay lưng lại và tiến về phía trước.”

Jolie ở California một tháng trước khi bộ phim được chiếu tại Campuchia. Cô phàn nàn về sự phức tạp của việc "phát hành chung" không có ý nghĩa gì ở một quốc gia mà không có rạp chiếu phim và dân chúng không phải đối mặt với thực tế của nạn diệt chủng. Chúng tôi sẽ tổ chức rất nhiều buổi chiếu phim quy mô nhỏ hơn, một việc mà khiến tôi rất vui. Chỉ cần một tấm màn và một máy chiếu bên ngoài sân một ngôi chùa ở những vùng hẻo lánh", cô nói với tôi trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại gần đây.

Cho dù có thể trình chiếu một bộ phim như vậy ở vùng nông thôn Campuchia thì vẫn cần tới các nhà sư hay nhà trị liệu để giúp đỡ và đối phó với sự cố có thể xảy ra. Sẽ có khoảng thời gian dành cho các cuộc thảo luận sau buổi trình chiếu, và ở một số nơi, Jolie dự định sẽ tổ chức các buổi họp ở thị trấn vào buổi sáng sau đêm chiếu phim để cô và diễn viên có thể trả lời các câu hỏi.

“Tôi đã cố gắng rất nhiều để làm một bộ phim không chỉ nói về chính sách, chính trị hay chiến tranh", Jolie nói. "Đây là một bộ phim mà trọng tâm là về người dân Campuchia và gia đình, tình yêu và sự sống còn. Tôi hy vọng rằng người dân Campuchia sẽ có cảm giác tự hào khi họ xem phim, về những gì đã giúp họ sống sót và biết được họ là ai.”

angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina bị tố giả mạo giấy tờ nhận nuôi Maddox
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina Jolie được sinh viên đại học đánh giá cao
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Biểu tượng gợi cảm như Angelina Jolie giờ đây cũng đã có nhiều vết chân chim trên mắt
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Sau nhiều biến cố, Angelina Jolie tái xuất đầy quyến rũ và đẹp mặn mà
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina Jolie dạy các con ăn cả... nhện và bọ cạp ở Campuchia
angelina jolie va cau chuyen ve nhung bong ma tren nhung canh dong chet Angelina Jolie khẳng định cô và Brad Pitt sẽ “luôn là một gia đình” dù hai người đã ly hôn

Thục Vân